quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG

Thúc đẩy phát triển việc làm xanh tại Việt Nam

Thứ Sáu, 01/05/2020 | 08:02:00 AM

Trung tâm Thông tin – Tư liệu, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương đánh giá nhận thức về việc làm xanh có ý nghĩa quan trong trong việc hiện thực hóa Chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia cũng như thúc đẩy phát triển việc làm xanh trong thực tiễn.

 Khái niệm việc làm xanh chưa được nêu ở bất kỳ một văn bản chính thức có tính pháp lý nào ở Việt Nam. Một số người hiểu việc làm xanh mới ở bề nổi, đó là việc làm trong các ngành bảo vệ môi trường, mà không nói đến việc làm trong các hoạt động kinh tế khác hướng tới việc bảo tồn, gìn giữ và phát triển môi trường, tài nguyên thiên nhiên bền vững và giảm tiêu hao năng lượng.
 

Việc làm trong lĩnh vực xanh hay việc làm xanh là những công việc chính đáng góp phần bảo vệ hoặc tái tạo môi trường

Ngay ở hệ thống giáo dục nghề nghiệp và dạy nghề, có khá nhiều tiêu chuẩn kỹ năng nghề được xây dựng và thông qua nhưng rất ít trong số đó đề cập đến kỹ năng xanh hóa các ngành công nghiệp và 
bảo vệ môi trường.

Hầu hết trong các chương trình đào tạo, chỉ có một môn học liên quan đến môi trường là "An toàn và vệ sinh lao động" hoặc bảo vệ môi trường chỉ được coi là một nội dung bổ sung trong các hoạt động ngoại khóa. Ngay cả các trường đào tạo cho những ngành được coi rất có ý nghĩa với bảo vệ 
môi trường như quản lý nước, xây dựng, giao thông, năng lượng … cũng rất xem nhẹ các môn học liên quan đến việc làm xanh.  

Tỷ trọng ngành xanh trong nền kinh tế

Quy mô của các ngành “xanh” (trực tiếp liên quan đến bảo vệ môi trường) trong nền kinh tế còn rất nhỏ bé. Tỷ trọng số doanh nghiệp, số lao động và giá trị hàng hóa/dịch vụ của các doanh nghiệp thuộc 
ngành xanh chiếm chưa đến 1% trong tổng quy mô của nền kinh tế.

Các ngành “xanh” của Việt Nam mới chủ yếu thu hút lao động phi kỹ năng, trong đó tập trung vào một số ngành công nghiệp và dịch vụ. Tỷ lệ lao động phi kỹ năng trong các ngành xanh xấp xỉ so với tỷ lệ chung của nền kinh tế. Phát triển khu vực xanh sẽ đảm bảo giải quyết một phần lớn lực lượng lao động phi kỹ năng trong nền 
kinh tếtrong tương lai.

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Bá Ngọc (2014) cũng chỉ ra rằng việc đo lường việc làm xanh trong toàn bộ các hoạt động xanh ở Việt Nam là một việc làm rất khó khăn do Việt Nam vẫn chưa có bất cứ một cuộc điều tra khảo sát riêng về việc làm xanh, đồng thời trong các công cụ khảo sát quy mô lớn của Tổng cục Thống kê và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về lao động và việc làm hay tổng điều tra doanh nghiệp,… chưa tồn tại các câu hỏi nào để có thể xử lý được trọn vẹn số liệu về việc làm xanh theo định nghĩa của ILO và UNEP.

Do đó, việc đo lường việc làm xanh chủ yếu tập trung phân tích thực trạng việc làm xanh trong các hoạt động có sản phẩm hoặc dịch vụ xanh được xử lý từ bộ số liệu tổng điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê 2010 và 2012.

Có thể thấy rằng tỷ trọng giá trị sản xuất hàng hóa/dịch vụ và lao động của các ngành “xanh” trong quy mô của nền kinh tế là chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh mức độ hướng đến bảo vệ môi trường của nền kinh tế.  

Xu hướng phát triển việc làm xanh

Nếu những năm trước, các lĩnh vực như luật, kinh doanh, y tế được nhiều sinh viên lựa chọn thì bây giờ các lĩnh vực như năng lượng sạch phát triển... sẽ mang lại nhiều cơ hội việc làm mới.

Những ai học các ngành như công nghệ môi trường, hải dương học sẽ có nhiều cơ hội làm việc trong ngành môi trường. Nhiều trường đã tìm cách giúp sinh viên xin việc làm khi hợp tác với các doanh nghiệp trong các dự án nghiên cứu về năng lượng, môi trường.

Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), việc làm trong lĩnh vực xanh hay việc làm xanh là những công việc chính đáng góp phần bảo vệ hoặc tái tạo môi trường, là những công việc thuộc các ngành truyền thống như sản xuất và xây dựng, hoặc là thuộc các lĩnh vực xanh mới nổi như năng lượng tái tạo và năng lượng hiệu quả.

Việc làm xanh giúp cải thiện hiệu suất năng lượng và hiệu suất sử dụng của các nguyên liệu thô; hạn chế phát thải khí nhà kính; giảm đến mức thấp nhất chất thải và ô nhiễm; bảo vệ và phụ hồi các hệ sinh thái; hỗ trợ việc thích ứng với những tác động của biến đổi khí hậu.

Ở cấp độ doanh nghiệp, việc làm xanh có thể sản xuất hàng hóa và cung cấp các dịch vụ có lợi cho môi trường, ví dụ như các tòa nhà xanh hay vận tải sạch. Tuy nhiên, những sản phẩm xanh này (hàng hóa và dịch vụ) không phải luôn luôn dựa trên các quy trình và kỹ thuật sản xuất xanh. Vì thế, việc làm xanh có thể được phân biệt bởi những đóng góp của công việc cho các quy trình thân thiện với môi trường hợn.

Ví dụ, các việc làm xanh có thể giảm thiểu việc tiêu thụ nước hoặc cải thiện các hệ thống tái chế. Do vậy, các việc làm xanh mà được định nghĩa thông qua các quy trình sản xuất thì không nhất thiết phải sản xuất các hàng hóa và dịch vụ liên quan đến môi trường.

Sử dụng phần lớn lực lượng lao động toàn cầu, các doanh nghiệp là tác nhân chính mang đến việc làm và tạo ra sự giàu có. Đặc biệt ở các nước đang phát triển, sự phát triển của các doanh nghiệp có thể giúp mang lại các hàng hóa và dịch vụ cần thiết, tạo ra việc làm, cải thiện tiêu chuẩn sống và giảm nghèo.

Các doanh nghiệp thực sự đang ở giữa những thách thức về môi trường và xã hội. Thực vậy, đó là ở những nơi làm việc mà các khía cạnh về xã hội, kinh tế và môi trường không thể tách rời. Sự phát triển của các doanh nghiệp xanh giải quyết những thách thức này, bằng cách tập trung vào phát triển bền vững và tạo ra các việc làm xanh.

Anh Quân (moitruong.com.vn)

Lượt xem: 2491

Các tin khác

Đưa thiên nhiên đến gần cộng đồng

(23/12/2024 06:20:AM)

Áp dụng LEZ: Lựa chọn từ thực tế, kỳ vọng đột phá cho môi trường Thủ đô

(16/12/2024 06:57:AM)

Gỡ vướng mắc thị trường tài chính xanh

(11/12/2024 09:30:AM)

Tài chính khí hậu là con đường dẫn đến công lý khí hậu

(18/11/2024 08:37:AM)

Tìm tiền carbon cho cây lúa

(13/11/2024 08:51:AM)

COP16: Bất đồng chưa thể vượt qua

(05/11/2024 06:53:AM)

Tăng tốc năng lượng tái tạo

(21/10/2024 08:54:AM)

Kinh nghiệm phát triển công trình xanh trên thế giới và đề xuất đẩy mạnh ở việt nam để đáp ứng mục tiêu phát thải ròng khí co2 = zero vào năm 2050

(18/10/2024 08:29:AM)

Người tiêu dùng Net Zero

(30/09/2024 06:12:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE