quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG

Thiệt hại sinh thái dây chuyền sẽ khởi phát khi nạo vét và đổ thải ra biển Bình Thuận

Thứ Sáu, 14/07/2017 | 09:13:00 AM

VACNE- Khu Bảo tồn biển Hòn Cau nói riêng và Hệ sinh thái Nước Trồi Nam Trưng bộ nói chung là nồi cơm của hàng chục triệu người dân địa phương cũng như của ngành thủy sản nước ta. Hệ sinh thái nước trồi quý giá này cần được sử dụng bền vững trên cơ sở bảo tồn.

Nguyễn Đình Hòe - VACNE

 

Hòn Cau

 1.Công ty TNHH điện lực Vĩnh Tân 1 được phép đổ xuống biển 918.533 m3  gồm  20% bùn, 80% cát, vỏ sò, cát pha, cát kết phong hóa, sét, bùn trầm tích… là vật liệu nạo vét vũng quay tàu chở than phục vụ cho Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân.  Diện tích khu vực đổ là 30 ha  và cách Khu bảo tồn biển Hòn Cau khoảng 8 km.

Tổng công ty phát điện 3 (EVNGENCO 3) thuộc Tập đoàn điện lực VN (EVN) cũng đang xúc tiến xin giấy phép đổ xuống biển xã Vĩnh Tân (huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận) 2,4 triệu m3 bùn cát  sau nạo vét nữa (cách Hòn Cau khoảng 10 km).

Sự việc trên làm bùng phát dư luận xã hội không đồng thuận và cho rằng cần phải xem xét lại việc cấp phép.


2. Hệ sinh thái nước trồi.  Nước trồi (Upwelling) là hiện tượng dòng nước lạnh, nhiều dinh dưỡng di chuyển hướng vào bờ từ phía sâu lên vùng nước nông ven bờ, thay thế cho dòng nước nóng hơn trên mặt biển di chuyển ra xa bờ, xuất hiện trong những điều kiện tương tác đặc biệt của gió, hướng đường bờ biển, địa hình đáy, lực Coriolis và vận chuyển Ekman.

Khu vực nước sâu xa bờ thường giàu dinh dưỡng bao gồm các yếu tố vi lượng như nitrat, phosphat và các axit silicic  sinh ra từ các vật chất hữu cơ bị phân huỷ. Khi dòng vật liệu này trồi lên bề mặt ở ven bờ, dinh dưỡng của nó sẽ nuôi các loài tảo phù du và giúp phân giải CO2 trong quá trình quang hợp. Vùng nước trồi có mức độ sinh trưởng sơ cấp cao, chiếm hơn 50% năng suất toàn cầu. Khoảng 25% cá biển trên toàn cầu được đánh bắt từ 5 vùng nước trồi chỉ chiếm 5% diện tích mặt biển trên toàn thế giới. Mức độ sinh trưởng sơ cấp cao thúc đẩy các chủng loại sinh vật biển phát triển vì tảo biển là bậc cơ sở trong chuỗi thức ăn đại dương. Chuỗi thức ăn này được biểu diễn như sau: Tảo biển -> Động vật nổi->Động vật tiêu thụ sơ cấp->Động vật tiêu thụ thứ cấp-> Cá -> Chim biển, động vật biển.  Nước trồi là nguồn sản lượng quan trọng về hải sản, với khoảng 500 loài thuộc các họ Chân kiếm, Chân bụng và 2500 loài Thân giáp, hơn 100 loài động vật biển Có vú và hơn 50 loài chim biển.

 

  3.Khu bảo tồn biển Hòn Cau là nơi phân bố của các hệ sinh thái biển nhiệt đới điển hình (rạn san hô và thảm cỏ biển), có giá trị đa dạng sinh học cao, là nơi sinh sống, bãi đẻ của nhiều loài thủy sinh quý hiếm có giá trị kinh tế và sinh thái quan trọng, là cơ sở quan trọng phát triển của các ngành kinh tế thủy sản, du lịch và giải trí.

Mặt khác, do nằm trong vùng nước trồi  nên khu vực này có ý nghĩa lớn trong duy trì và bổ sung đa dạng sinh học. Khu bảo tồn biển Hòn Cau có hệ sinh thái rạn san hô, cỏ biển và các loài động thực vật biển, các loài cá, tôm hùm, hải sâm, sao biển và một số loài quý, hiếm khác như Đồi Mồi, Rùa xanh,… các rạn ngầm là bãi đẻ của tôm hùm bông, tôm hùm đỏ, tôm hùm xanh phân bố tại Khu bảo tồn biển Hòn Cau. Việc cho phép đổ thải này sẽ ảnh hưởng đến quy hoạch của Bộ NN&PTNT trong chiến lược 10 tỷ USD giá trị xuất khẩu tôm mà Thủ tướng Chính phủ vừa phát động, phải điều chỉnh quy hoạch vùng phát triển sản xuất tôm giống ra những tỉnh khác. Ngoài ra, các dự án quốc tế trong việc bảo tồn nguồn giống cá di cư theo vùng nước trồi Tuy Phong cũng có thể sẽ phải chọn lựa lại.

 

  

Rùa đẻ tứng ở khu bảo tồn biển hòn Cau

Không nghi ngờ gì nữa, khu Bảo tồn biển Hòn Cau nói riêng và Hệ sinh thái Nước Trồi Nam Trưng bộ nói chung (từ Khánh Hòa đến Bình Thuận) là nồi cơm của hàng chục triệu người dân địa phương. Từ nhiều đời nay Hệ sinh thái nước trồi đã góp phần đáng kể trong việc sáng tạo ra  nền Văn hóa biển và đảm bảo an ninh kinh tế, an ninh chính trị xã hội của các địa phương ben biển Nam Trung bộ, Khu biển nông ven bờ, nước trồi này cần được sử dụng bền vững trên cơ sở bảo tồn tối ưu các hệ sinh thái. Không nên sử dụng làm nơi đổ thải hay nhấn chìm khối lượng lớn. Ngay cả khi chất được đổ thải ít gây ô nhiếm thì sự gia tăng độ đục có thể gây hại cho rạn san hô, thảm cỏ biển, và sự thay đổi địa hình đáy biển sẽ gây xáo trộn khó lường cho các dòng trồi.

 

4. Các vùng bờ biển miền Trung có đặc trưng chung là quá trình biển thường thắng thế quá trình sông. Ở các cửa sông, vào mùa khô thường xuất hiện các doi cát chắn nhiều khi bịt kín cửa sông, tạo ra các vùng cửa sông dạng khuyết áo (còn gọi là dạng liman) với các vụng cửa sông rộng nhưng rất nông. Ở những nơi không có cửa sông, quá trình biển lại càng mạnh hơn, làm xuất hiện những dãy cồn ngầm và bãi ngang. Vì vậy có thể dự báo khả năng nạo vét luồng và bến quay tầu chở than cho các nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân ở Bình Thuận sẽ không chỉ 1 lần. Rất có thể tiếp theo sẽ phải xây dựng các kè luồng, các mỏ hàn chống sa bồi,… và việc nạo vét đổ thải sẽ khó mà dừng lại. Đó lại sẽ là những đe dọa tiềm năng cho hệ sinh thái nước trồi khu vực Hòn Cau.

 

Lượt xem: 2218

Các tin khác

Đưa thiên nhiên đến gần cộng đồng

(23/12/2024 06:20:AM)

Áp dụng LEZ: Lựa chọn từ thực tế, kỳ vọng đột phá cho môi trường Thủ đô

(16/12/2024 06:57:AM)

Gỡ vướng mắc thị trường tài chính xanh

(11/12/2024 09:30:AM)

Tài chính khí hậu là con đường dẫn đến công lý khí hậu

(18/11/2024 08:37:AM)

Tìm tiền carbon cho cây lúa

(13/11/2024 08:51:AM)

COP16: Bất đồng chưa thể vượt qua

(05/11/2024 06:53:AM)

Tăng tốc năng lượng tái tạo

(21/10/2024 08:54:AM)

Kinh nghiệm phát triển công trình xanh trên thế giới và đề xuất đẩy mạnh ở việt nam để đáp ứng mục tiêu phát thải ròng khí co2 = zero vào năm 2050

(18/10/2024 08:29:AM)

Người tiêu dùng Net Zero

(30/09/2024 06:12:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE