quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG

Thay thế cây quanh hồ Gươm: Góc nhìn từ các nhà khoa học

Thứ Tư, 05/07/2017 | 10:50:00 AM

(Moitruong24h) - Vừa qua, UBND TP Hà Nội đã gửi công văn xin ý kiến Bộ Xây dựng về dự án xây dựng, cải tạo chỉnh trang khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm. Điều mà dư luận đặc biệt quan tâm trong dự án này là phương án thay thế cây xanh.​



Việc thay thế cây xanh quanh hồ Gươm cần được xem xét cẩn trọng


Từ năm 2010, UBND quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội đã bắt đầu nghiên cứu phương án cải tạo, chỉnh trang hạ tầng không gian kiến trúc hồ Hoàn Kiếm nhằm bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích.


Chủ trương cải tạo, chỉnh trang tổng thể khu vực Hồ Gươm được thành phố Hà Nội thông qua bao gồm Cải tạo, nâng cấp hè, đường dạo, thoát nước vườn hoa và duy tu phần kè hồ hỏng xung quanh Hồ Gươm; chiếu sáng trang trí xung quanh hồ; cây xanh, cảnh quan xung quanh hồ bằng nguồn vốn ngân sách.


Mới đây, ngày 6/6, UBND TP Hà Nội đã gửi công văn xin ý kiến Bộ Xây dựng về dự án xây dựng, cải tạo chỉnh trang khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm và ngay sau đó Bộ Xây dựng đã có công văn gửi UBND TP Hà Nội về dự án xây dựng, cải tạo chỉnh trang khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm.


Theo đó, Bộ Xây dựng thống nhất về cách tiếp cận nghiên cứu, đánh giá tổng quan. Tuy nhiên, để đảm bảo tính khả thi về kỹ thuật, kiến trúc, mỹ quan đô thịđối với khu vực đặc trưng của Thủ đô Hà Nội đề nghị cần bổ sung làm rõ, riêng đối với cây xanh, Bộ Xây dựng nhận thấy bản vẽ hiện trạng cây xanh sơ sài, phương án thay thế cây mới cần chỉ rõ từng vị trí (có bảng thống kê, phân loại, đánh số chủng loại cây; vị trí, ký hiệu các loại cây và lập hồ sơ cho từng cây phục vụ công tác quản lý).


Cần xem xét cẩn trọng, không thể vội vàng!


Hồ Gươm được biết đến với nhiều loại cây đẹp, quý hiếm, có giá trị lịch sử nhiều năm như: cây lộc vừng, cây phượng, hoa gạo... Tất cả đều là những hình ảnh thân quen, gắn liền trong tiềm thức mỗi người dân Thủ Đô.


TS. Nguyễn Ngọc Sinh, Chủ tịch T.Ư Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cho rằng "Cây xanh ở hồ Gươm ngoài giá trị về mặt sinh thái, bóng mát còn có giá trị rất lớn về mặt văn hóa, lịch sử cho nên việc này cần phải được xem xét cẩn trọng, không thể vội vàng mà phải đưa ra những tính toán cụ thể vì cây xanh ở hồ Gươm rất quý. Nó không đơn giản là một cái cây cho bóng mát. Mỗi một cây lại có một lịch sử, có một câu chuyện riêng tạo nên sự phong phú, đa dạng, thơ mộng cho hồ Gươm”.
 

Đồng quan điểm trên, PGS.TS. Nguyễn Đình Hòe – Hội BVTN&MTVN khẳng định không đồng tình với việc Hà Nội sẽ thay thế cây xanh ở hồ Gươm. Theo ông, cây xanh ở quanh hồ Gươm đã trở thành di tích lịch sử với nhiều cây cổ thụ như cây gạo, cây lộc vừng, cây phượng, xà cừ… Nó chứng kiến bao nhiêu biến cố lịch sử của thủ đô và đi vào lòng người từ nhiều năm nay vậy thì Hà Nội đặt mục đích thay thế để làm gì? Trừ khi có cây nào sắp chết hay mục ruỗng, bão đổ thì bắt buộc phải thay. Còn tự nhiên thay thì tốn tiền và không giải quyết được vấn đề gì cả (PGS. TS Nguyễn Đình Hòa đặt câu hỏi).


Có thể theo quan điểm đô thị học hiện đại thì cây này hợp lý, cây kia chưa hợp lý. Nhưng tôi xin nhắc lại, các cây quanh hồ Gươm đã có từ rất lâu rồi. Đã là di tích lịch sử thì chúng ta không có quyền quyết định. Ông cha ta thế hệ 40 – 50 năm, hàng trăm năm trước đã quyết định trồng và có lý do của mình”. 


Mang giá trị ý nghĩa là thế mà giờ chúng ta thay vì đưa ra những chủ trương bảo tồn và chăm sóc lại tính thay thế hàng loạt lớp cây xanh ở hồ Gươm đi. Thử hỏi, chúng ta có đang nhận thức rõ, chúng ta đang thay thế điều gì? Và tại sao lại thay thế hay không? Và nếu có phải thay thế thì đến 30 năm năm nữa chúng ta mới lại có được cảnh quan như bây giờ trong khi giá trị đã chẳng còn được giữ nguyên vẹn nữa. Cái giá mà Hà Nội phải trả quá đắt và liệu có đáng chăng?


Nhất là trong năm vừa qua, được ghi nhận là năm có nhiều vấn đề “nóng” trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Đặc biệt là việc thay thế hoàng loạt cây xanh tại đường Nguyễn Chí Thanh và mới đây nhất là thay thế gần 1.300 cây trên tuyến đường Phạm Văn Đồng. Điều đó đang nhắc nhở chúng ta cần phải nghiêm túc xem xét lại chủ trương, những dự án phát triển hiện nay có đang theo hướng đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế-xã hội mà quên đi những hệ lụy của nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống thường nhật của người dân, sự phát triển bền vững của quốc gia.


Có đang bỏ qua ý dân mà lơ đi những vấn đề xã hội đang nhức nhối?


Việc Hà Nội xin ý kiến Bộ Xây dựng để thay thế cây xanh ở hồ Gươm thật không thoả đáng. Bởi vấn đề cây xanh làm thế nào cho tốt thì phải hỏi người dân và các chuyên gia, nhà khoa học về lĩnh vực này, sao lại chỉ hỏi Bộ Xây dựng?


Những cây xanh có cả lịch sử lâu năm như vậy, nếu có sâu bệnh, mục ruỗng…cũng nên nhờ ý kiến của các nhà khoa học, của chuyên gia  để chăm sóc, tiếp tục bảo tồn chứ đâu thể nói thay thế là thay thế luôn. 


Thiết nghĩ, việc này cần phải hết sức cân nhắc và có ý kiến đánh giá của các Bộ, ngành, nhất là góp ý của người dân. Bởi lẽ hồ Gươm hiện nay không chỉ là tài sản của Hà Nội mà còn là của cả nước, góp phần giới thiệu, quảng bá hình ảnh Việt Nam với bạn bè quốc tế. 


Đó là còn chưa tính đến những chi phí mà Hà Nội phải bỏ ra khi tiến hành thay thế một loạt cây xanh như thế. Từ phí nhân công chăt phá, đến vận chuyển rồi thay thế, thử hỏi những chi phí đó suy cho cùng được lấy từ đâu? vậy tại sao không hỏi ý dân trước? Tại sao, cứ ra quyết định, cứ chặt phá rồi đợi đến khi dư luận đồng loạt lên tiếng mới quay ra trưng cầu ý dân?


Trong khi đó, xét thực tế, Hà Nội đang có quá nhiều việc cần và phải làm, chẳng hạn như: Lo phòng chống lũ mùa bão, lo dọn cống thải chống ngập lụt, giảm tình trạng kẹt xe tắc đường, hạn chế và khắc phục ô nhiễm môi trường… Hà Nội nên dồn sức lực, tiền bạc vào những việc làm thiết thực đó hơn.

Tuệ Lâm (Moitruong24h)

Lượt xem: 1788

Các tin khác

Thúc đẩy phát triển đô thị theo hướng xanh, bền vững

(03/04/2024 07:56:AM)

Nước đã cạn

(30/03/2024 06:46:AM)

Bảo vệ môi trường – Nền tảng để phát triển kinh tế bền vững

(28/03/2024 07:08:AM)

Chuyển đổi xanh trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

(26/03/2024 05:49:AM)

Một số suy nghĩ về chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ “nâu” sang “xanh”, từ khai thác thâm dụng tài nguyên thiên nhiên sang phát triển dựa vào hệ sinh thái, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn - Từ phân tích thực

(25/03/2024 06:28:AM)

Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam

(24/03/2024 06:05:AM)

Thách thức khi tham gia thị trường tín chỉ carbon

(22/03/2024 07:08:AM)

Vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

(17/03/2024 06:53:AM)

Thúc đẩy chi trả dịch vụ hệ sinh thái biển và đất ngập nước tại Việt Nam

(10/03/2024 07:49:AM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE