quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG

Tại sao Yên Tử (4): Giải mã bí ẩn các cụm danh mộc cổ thụ ở Yên Tử

Chủ Nhật, 10/04/2011 | 09:21:00 AM

Tại sao Yên Tử có rừng mai vàng, một loài cây xứ nóng đặc trưng cho vùng đất nhiệt đới phía nam của Việt Nam lại được trồng trên đai cao lạnh giá? Còn tùng vốn là cây xứ tuyết lại được trồng ở đai thấp phía chân núi ?

  
Nguyễn Đình Hòe - VACNE

1.Có hai loài hoa mai chính: mai trắng và mai vàng
Mai vàng: bao gồm một vài loài trong chi Ochna của họ Mai (Ochnaceae). Cây mai vàng ở miền Nam Việt Nam thuộc chi này với danh pháp Ochna integerrima. Mai vàng là thực vật đặc trưng cho vùng nhiệt đới nóng ấm Đông Nam Á và châu Phi, phát triển rộng rãi ở nước ta từ Đà Nẵng trở vào (rải rác cũng gặp từ Đèo Ngang trở vào Huế).Ở Việt Nam, mai vàng là một chi cây cảnh gồm một số loài như: Ochna integerrima (mai vàng năm cánh); Ochna integerrima (mai núi) và Ochna atropurpurea (mai tứ quý). Riêng mai tứ quý, ngoài tên khoa học Ochna atropurpurea, còn những tên khác là Ochna serrulata hay Ochna integerrima (theo cách gọi của Thái Lan) (2) . Trên thế giới có ít nhất là 50 loài mai vàng chủ yếu tập trung nhiều nhất ở Đông Nam Á và châu Phi. Mai vàng ưa khí hậu nóng.
Mai trắng (Prunus mume) còn gọi là hạnh mai hay mai mơ thuộc chi Mận mơ (Prunus) thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae).: người Trung Quốc gọi loài cây này là mai (). Đây chính là cây mai trong bộ tứ Tùng-Cúc-Trúc-Mai. Mai trắng là thực vật đặc trưng của Trung Quốc và vùng Đông Á, xứ lạnh.Mai trắng còn có các tên khác là mai mơ, mơ ta, mơ mai, mơ Nhật Bản, Tiếng Nhật gọi là ume (kanji: ; hiragana:うめ), tiếng Trung là méi (: mai) hay méizi (梅子: mai tử), tiếng Triều Tiên là maesil (hangul: 매실; hanja:梅實). Loài cây này được coi là có nguồn gốc từ Trung Quốc và sau này được đưa tới Nhật Bản và Triều Tiên, được trồng để lấy quả và hoa. Nó có quan hệ họ hàng khá gần gũi với mơ châu Âu (Prunus armeniaca). Mai trắng ưa khí hậu lạnh.
Mai trắng (hạnh mai) Việt Nam là cách gọi theo tên Hán Việt, theo tên nôm chúng là cây mơ, cùng một chi với mai Nhật, tuy nhiên khác loài hay cùng một loài mà khác thứ. Tại Trung Quốc, mùa mai chín trùng với mùa mưa tại khu vực Giang Nam, nên người ta gọi thời gian này là ”mai vũ” (梅雨), còn trong tiếng Nhật gọi là baiu hay tsuyu (3) .

            
 
Đại lão Mai vàng ở Yên Tử

2. Tại sao mai Yên Tử là mai vàng mà không phải mai trắng (hạnh mai)? Đại lão mai vàng Yên Tử (Ochna integerrima) cao hàng chục mét, đường kính khoảng 30 - 40cm. Có vạt rừng mai vàng kéo dài khoảng 5km, dọc theo một khe suối không tên. Tương truyền mai vàng được trồng hơn 700 năm trước, khi vị Sư Tổ Thiền phái trúc Lâm (Trần Nhân Tông ) tu hành tại Yên Tử (1) . Rừng “Đại lão Mai vàng” phân bố tại nhiều điểm thuộc đai cao của núi Yên Tử như: chùa Đồng, Thác Vàng, Thác Bạc, chùa Một Mái, chùa Vân Tiêu, chùa Bảo Sái, tập trung nhiều ở khu vực Am Ngoạ Vân. Vốn là cây nhiệt đới miền Nam, việc di thực mai vàng về vùng núi Yên Tử xứ Bắc có mùa đông lạnh giá là một kỳ công.
Mai vàng không nằm trong bộ “Tùng - Cúc – Trúc – Mai”. Bộ tứ “Tùng – Cúc – Trúc – Mai (trắng)” là đại diện cho người quân tử theo Nho giáo, xuất sứ từ Trung Quốc. Trần Nhân Tông chủ trương xây dựng Thiền phái Trúc Lâm mang màu sắc Đông Nam Á nên chắc là đã đưa cây mai vàng Chămpa phương Nam về Yên Tử.
3. Việc phát triển rừng tùng cổ thụ 700 năm tuổi ở Yên Tử là một bí ẩn. Tại sao là thánh địa Phật giáo mà không trồng cây bồ đề lại trồng cây tùng ? (hiện Yên Tử còn 250 cây tùng cổ thụ còn xanh tốt). Nhóm cây tùng ở Yên Tử xanh tốt nhưng lại không được trồng trên đai cao, mà được trồng ở vùng đất thấp từ quãng lưng chừng núi trở xuống, đa phần thấp hơn nơi có chùa Hoa Yên tọa lạc (Trần Nhân Tông đã coi chùa Hoa Yên là Đại bản doanh của Trúc Lâm Thiền Tông), mặc dù tùng là thực vật xứ lạnh (tùng lăng đông tuyết ngọc thiên chi – mùa đông tuyết phủ ngàn cành tùng như ngọc), phù hợp hơn với đai cao của Yên Tử. Đại bộ phận các công trình tôn giáo của Trúc Lâm Thiền Tông tại Yên Tử cũng đều được xây cất cao hơn rừng tùng. Đứng trên đỉnh Yên Tử nhìn thấy rừng tùng bên dưới chân các Thiền Sư và người hành hương.
Liệu việc đưa mai vàng phương Nam về trồng, lại trồng trên đai cao ở Yên Tử, và trồng rừng tùng theo một cách rất nghịch lí như phân tích ở trên có phải là chủ ý thâm sâu của các vị Sư Tổ Thiền Tông Trúc Lâm từ 700 năm trước?
 Chú thích:
(1).Mai vàng Yên Tử.
 
 
 
 
 
 
 
 

Lượt xem: 1847

Các tin khác

Tăng cường công tác quản lý tín chỉ carbon nhằm thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định

(07/05/2024 06:52:AM)

Việt Nam ủng hộ có thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhự

(25/04/2024 07:01:AM)

Căn bản về tái hoang dã

(22/04/2024 08:37:AM)

Một nền kinh tế xanh cần nhiều thứ hơn chỉ là trợ cấp

(20/04/2024 06:23:AM)

Thúc đẩy phát triển đô thị theo hướng xanh, bền vững

(03/04/2024 07:56:AM)

Nước đã cạn

(30/03/2024 06:46:AM)

Bảo vệ môi trường – Nền tảng để phát triển kinh tế bền vững

(28/03/2024 07:08:AM)

Chuyển đổi xanh trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

(26/03/2024 05:49:AM)

Một số suy nghĩ về chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ “nâu” sang “xanh”, từ khai thác thâm dụng tài nguyên thiên nhiên sang phát triển dựa vào hệ sinh thái, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn - Từ phân tích thực

(25/03/2024 06:28:AM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE