quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
HỘI THẢO KH

Sách "Bảo tồn ĐDSH dãy Trường Sơn" - Bài 7

Thứ Năm, 27/10/2011 | 11:06:00 AM

Hệ thống các vườn quốc gia và khu bảo tồn trên khu vực dãy Trường Sơn

 

Do nằm trên 4 vùng địa lý sinh học khác nhau (Bắc Trường Sơn, Nam Trường Sơn, Tây Nguyên và Đông Nam bộ) nên các vùng sinh thái dãy Trường Sơn có tính đa dạng sinh học rất cao và trong chiến lược bảo vệ toàn cầu Global 2000 đã được tổ chức WWF chọn là một trong các vùng sinh thái cần được ưu tiên bảo vệ .
Nhận thức được vai trò quan trọng của các vùng sinh thái dãy Trường Sơn nên từ năm 1941, nhà khoa học người Pháp đã đề nghị thành lập 2 khu bảo tồn là khu Bạch Mã (Thừa Thiên- Huế) và Bà Nà (Quảng Nam- Đà Nẵng). Năm 1965, Phạm Hoàng Hộ và Phùng Trung Ngân đưa ra đề nghị và được chính quyền Sài Gòn chấp nhận thành lập 10 khu Bảo tồn ở vùng núi trên đất thấp và 3 khu vùng núi trên đất cao. Trong đó có 5 khu thuộc các vùng sinh thái dãy Trường Sơn gồm: Bảo Lộc, Lang Biang (Lâm Đồng); Chư Jang Sin, Đức Xuyên (Đắk Lắk) và Bạch Mã (Thừa Thiên- Huế) Sau khi thống nhất cả nước, năm 1977, Chính phủ Việt Nam đã ra quyết định thành lập thêm các khu bảo tồn Bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) và Đà Lạt (Lâm Đồng) (Quyết định số 41/TTg, ngày24/01/1977)
Từ đó đến nay trên dãy Trường Sơn đã có một hệ thống các khu Bảo tồn với 54 khu, bao gồm 15 Vườn Quốc Gia, 23 khu Dự trữ thiên nhiên, 3 khu Bảo tồn loài và 13 khu Bảo vệ cảnh quan (Bảng II.4;II.5;II.6)

TT
Tên khu Bảo tồn
Địa phương
Diện tích (ha)
Diện tích có rừng (ha)
Hiện trạng Ban quản lý
 
I.
 
709.197
 
 
1
Bến En
Thanh Hoá
16.634
11.490.
C
2
Pù Mát
Nghệ An
91.113
89.290
C
3
Vũ Quang
Hà Tĩnh
55.058
51.628
C
4
Phong Nha- Kẻ Bàng
Quảng Bình
85.754
84.894
C
5
Bạch Mã
Thừa Thiên- Huế
22.031
17.350
C
6
Chư Mom Ray
Kon Tum
56.621
46.943
C
7
Kon Ka Kinh
Gia Lai
41.780
32.969
C
8
Yok Đôn
Đak Lak
115.545
111.296
C
9
Chư yang Sinh
Đak Lak
57.606
53.062
C
10
Bidoup- Núi Bà
Lâm Đồng
64.366
58.222
C
11
Phuóc Bình
Ninh Thuận
19.814
17.295
C
12
Núi Chúa
Ninh Thuận
22.513
11.222
C
13
Cát Tiên
ĐN - LĐ- BP
71.920
64.414
C
14
Bù Gia Mập
BÌnh Phước
26.257
21.154
C
15
Lò Gò- Sa Mát
Tây Ninh
18.806
14.807
C
 
Tổng số diện tích các vườn quốc gia
709.197
 
 

Chú thích: C.- Đã có Ban quản lý; Ch: Chưa có
Nguồn: Viện Điều tra Qui hoạch rừng, 12/2006.

TT
Tên khu Bảo tồn
Địa phương
Diện tích (ha)
Diện tích có rừng (ha)
Hiện trạng Ban quản lý
 
A. Khu Dự trữ thiên nhiên
 
475.207
 
 
1
Pù Hu
Thanh Hoá
27.503
21.523
C
2
Pu Luông
Thanh Hoá
17.662
14.934
C
3
Xuân Liên
Thanh Hoá
27.237
20.912
C
4
Pù Hoạt
Nghệ An
65.611
52.275
Ch
5
Pù Huống
Nghệ An
49.806
36.458
C
6
Đakrông
Quảng Trị
40.526
26.976
C
7
Kẻ Gỗ
Hà Tĩnh
24.801
16.280
C
8
Phong Điền
Thừa Thiên Huế
41.433
29.245
C
9
Sông Thanh
Quảng Nam
79.694
61.752
C
10
Ngọc Linh
Quảng Nam
17.576
13.916
C
11
Bà Nà- Núi Chúa
Quảng Nam
8.590
8.144
C
12
Bán Đảo Sơn Trà
Đà Nẵng
3.871
3.778
C
13
Krông Trai
Phú Yên
13.576
12.651
C
14
Ngọc Linh
Kon Tum
41.420
32.217
C
15
Kon Cha Răng
Gia Lai
15.901
15.454
C
16
Tà Đùng
Dak Nông
14.111
12.971
C
17
Ea sô
Dak Lak
21.531
16.331
C
18
Nam Ka
Dak Lak
24.024
19.498
C
19
Nam Nung
Dak Nông
15.257
9.127
C
20
Vĩnh Cửu
Đồng Nai
53.845
47.500
C
21
Núi Ông
Bình Thuận
25.034
23.194
C
22
Tà Kóu
Bình Thuận
11.866
6.299
C
23
Bình Châu- Phước Bửu
Bà Rịa- Vũng Tàu
11.392
7.730
C
 
B. Khu Bảo tồn loài/Sinh cảnh
 
669
 
 
1
Tam Quy
Thanh Hoá
519
442
Ch
2
Trấp K’sor
Dak Lak
100
82
C
3
Ea Ral
Dak Lak
50
50
C
 
Tổng số diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên
475.876
 
 

Chú thích: C.- Đã có Ban quản lý; Ch: Chưa có
Nguồn: Viện Điều tra Qui hoạch rừng, 12/2006.

TT
Tên khu Bảo tồn
Địa phương
Diện tích (ha)
Diện tích có rừng (ha)
Hiện trạng Ban quản lý
1
Đền Bà Triệu
Thanh Hoá
300
225
Ch
2
Lam Kinh
Thanh Hoá
300
225
Ch
3
Ngọc Trạo
Thanh Hoá
300
225
Ch
4
Núi Chung
Nghệ An
600
400
C
5
Bắc Hải vân
Thừa Thiên- Huế
12.149
12.149
C
6
Nam Hải Vân
Đà Nẵng
8.954
7.359
C
7
Đèo Cả- Hòn Nưa
Phú Yên
5.947
3.040
CH
8
Hồ Lak
Dak Lak
11.033
7.213
C
9
Chàng Riệc
Tây Nnh
11.488
8.275
C
10
Chiến khu Bời Lời
Tây Ninh
2000
1.500
Ch
11
Dương Minh Châu
Tây Ninh
5.000
3.750
Ch
12
Núi Bà Đen
Tây Ninh
1.855
1.695
C
13
Núi Bà Rá
Bình Phước
1.096
1.096
Ch
 
Tổng số diện tích các khu bảo tồn
51.687
 
 

Chú thích: C.- Đã có Ban quản lý; Ch: Chưa có
Nguồn: Viện Điều tra Qui hoạch rừng, 12/2006.
 
1/ Về số lượng. So với tổng và các phân hạng khu bảo tồn của cả nước, số khu bảo tồn và các phân hạng của các vùng sinh thái dãy Trường sơn chiếm tỷ lệ như trong bảng II.7.

TT
Hạng mục
Số lượng trong cả nước ( 2005) *
Số lượng các KBT trên dãy  TS
Tỷ lệ của vùng so với toàn quốc (%)
1
Vườn Quốc gia
31
15
48,4
2
Khu Bảo tồn TN
60
26
43,3
 
2a. Khu Dự trữ TN
48
23
48,0
 
2b. Khu bảo tồn loài/ sinh cảnh
12
03
25,0
3
Khu Bảo vệ cảnh quan
39
13
33,3
 
Tổng số
130
54
41,5

Nguồn: * Số liệu của Viện ĐTQH rừng, 2006.
2/ Về diện tích. So với diện tích các khu bảo tồn thuộc các phân hạng trong phạm vi cả nước, diện tích của hệ thống khu Bảo tồn và các phân hạng trên các vùng sinh thái Trường Sơn chiếm tỷ lệ như ở bảng II.8
 (Đơn vị ha)

TT
Hạng mục
Diện tích các KBT cả nước( 2005) *
Số lượng các KBT trên dãy TS
Tỷ lệ của dãy TS so với toàn quốc (%)
1
Vườn Quốc gia
1.050.242
709.197
67,5
2
Khu Bảo tồn TN
1.184.372
475.876
40,1
 
2a. Khu Dự trữ thiên nhiên
1.100.892
475.207
43,1
 
2b. Khu bảo tồn loài/ sinh cảnh
83.480
669
0,8
3
Khu Bảo vệ cảnh quan
174.614
51.687
29,6
 
Tổng số
2.409.228
1.236.760
51,5

Nguồn : * Theo số liệu của Viện ĐTQH rừng, 2006.
Từ số liệu các bảng II.7 và II.8 có thể đưa ra nhận xét:
-            Các vùng sinh thái trên dãy Trường Sơn về số lượng các khu bảo tồn chỉ có 41% nhưng lại có trên 50% tổng diện tích các khu bảo tồn trong toàn quốc.
-            VQG trên dãy Trường Sơn chiếm 48,4% về số lượng nhưng lại chiếm trên 67,5% tổng diện tích các VQG trong phạm vi cả nước.
-            Khu BTTN trên dãy Trường Sơn chiếm 43,3% về số lượng và bằng 40,1% tổng diện tích trong phạm vi cả nước
Các số liệu trên đã phản ánh đúng tính đa dạng sinh học cao của dãy Trường Sơn, nhưng mặt khác cũng có điều đáng lưu ý.
Khu bảo tồn loài và sinh cảnh dãy Trường Sơn chỉ chiếm 25% về số lượng và 0,8% về diện tích so với tổng số khu và diện tích của các khu Bảo tồn loài/sinh cảnh trong phạm vi cả nước. Vì vậy cần xem xét lại để tăng số lượng và diện tích phân hạng khu Bảo tồn này ở Trường Sơn.
3/ Về phân bố.
Nhìn chung các khu bảo tồn phân bố đều trong các vùng địa lý sinh học dãy Trường Sơn (bảng II.9).

TT
Tên vùng
Số lượng khu Bảo tồn
VQG
Khu BTTN
Khu BVCQ
 
Bắc Trường Sơn
5
6
5
 
Phần Đông của Nam Trường Sơn
0
7
2
 
Phần Tây cua Nam trường Sơn (Tây Nguyên )
5
8
1
 
Đông Nam Bộ (để so sánh)
6
4
5

Nguồn : Viện ĐTQHR, tháng 12/2006
4/ Các khu Bảo tồn ở dãy Trường Sơn đã được thành lập ở các điểm có tính đa dạng sinh học cao
Thống kê các loài dộng thực vật của 4 VQG trong vùng cho thấy rõ tính đa dạng cao và số lượng lớn các loài động thực vật được bảo vệ trong các khu Bảo tồn của dãy Trường Sơn (Bảng II.10)

Các Vườn quốc gia
Số lượng các nhóm phân loại động, thực vật
Thú
Chim
Lưỡng cư
Bò sát
Thực vật
Bến En
91
261
31
54
1357
Bạch Mã
83
333
21
31
1728
Yok Đôn
68
247
16
46
571
Cát Tiên
103
348
41
79
610

Nguồn : Viện ĐTQH rừng, tháng 12/2006
5/ Quy mô các khu bảo tồn không đều nhau.
Nếu một số khu bảo tồn có diện tích khoảng 100.000ha, như VQG Yok Đôn (Đắk Lắk) có diện tích 111.296ha hay VQG Pù Mát (Nghệ An) có diện tích 89.290ha; thì khu Bảo tồn loài/sinh cảnh Trâp K’sor và Ea Ral (Đắk Lắk) chỉ có diện tích lần lượt là 100ha và 50ha.
Có 26 khu Bảo tồn có diện tích trên 20.000ha, tập trung vào các VQG (13 khu) và Khu dự trữ thiên nhiên (13 khu). Đáng chú ý là 7 khu bảo tồn có diện tích dưới 1000ha, chủ yếu là các khu Bảo tồn loài/ Sinh cảnh hay khu Bảo vệ cảnh quan. Đó là các khu: Tam Quy, Đền Bà Triệu, Lam Kinh, Ngọc Trạo (Thanh Hoá: vùng đệm Nam Thanh – Bắc Nghệ, có thể không thuộc phạm vi Trường Sơn); Núi Chung (Nghệ An), Trấp K’sor, Ea Ral (Đắk Lắk); 
6/ Các khu bảo tồn liền kề cần thiết quy hoạch lại thành khu bảo tồn lớn hơn
Một số khu Bảo tồn nằm sát nhau cần được quy hoạch thành một khu Bảo tồn có quy mô lớn hơn nhằm tăng cường công tác bảo vệ như:
-         Khu Dự trữ thiên nhiên Phong Điền (Thừa Thiên - Huế) và Khu bảo tồn Đắk Krông (Quảng Trị)
-         Khu Dự trữ thiên nhiên Ngọc Linh ( Kon Tum) và khu Dự trữ thiên nhiên Ngọc Linh (Quảng Nam)
-         Các VQG: Chư yang Sin (Đắk Lắk), Bidoup-Núi Bà (Lâm Đồng) và Phước Bình (Ninh Thuận), trong tương lai có thể quy hoạch thành 1 VQG với diện tích khoảng 150.000ha để tăng cường công tác bảo vệ hệ sinh thái rừng trên núi cao.
7/ Thành lập các hành lang giữa các khu Bảo tồn.
Một số khu Bảo tồn gần nhau nên quy hoạch các hành lang để tạo điều kiện cho sự giao lưu giữa các loài động vật như:
-            VQG Bạch Mã ( Thừa Thiên- Huế) và khu Bà Nà- Núi Chúa ( Quảng Nam)
-            VQG Kông Ka Kinh và khu DTTN Kon Cha Răng (Gia Lai)
-            Khu BTTN Sông Thanh và khu Ngọc Linh (Kon Tum)
Tuy các khu Bảo tồn ở dãy Trường Sơn nhiều về số lượng, phân bố đều khắp, bao quát được hầu hết những khu vực có tính đa dạng sinh học cao, có các loài đặc hữu hoặc bị đe doạ, nhưng những số liệu điều tra gần đây cho thấy một số điểm có tính đa dạng sinh cao với các loài và các quần thể động thực vật bị đe doạ còn nằm ngoài hệ thống khu Bảo tồn đã được thiết lập trước đây.
Vì vậy, để bảo tồn kịp thời những loài nguy cấp này cần nhanh chóng tiến hành điều tra, quy hoạch thành lập các khu bảo tồn mới trong các vùng sinh thái dãy Trường Sơn như ở bảng II.11.

TT
Tên khu Bảo tồn đề xuất
Địa phương
Diện tích dự kiến (ha)
Đối tượng bảo vệ chính
1
Khu BTTN Khe Nét
Quảng Bình
20.000
Rừng kín thường xanh trên đất thấp, có tính ĐDSH cao
2
Khu Bảo tồn loài sao la
Thừa Thiên- Huế
22.000
Bảo vệ loài đặc hữu của Đông Dương
3
Khu BTTN Hòn Bà
Khánh Hoà
15.000
Hệ sinh thái núi trung bình, nhiều loài thực vật đặc hữu
4
An Toàn
Bình Định
22.500
Hệ sinh thái chuyển tiếp giữa Tây nguyên và Nam Trường Sơn,
5
 
Hòn Hèo
Khánh Hoà
10.000
Bảo vệ quần thể voọc chà vá lớn

 
 

Lượt xem: 1542

Các tin khác

Tri thức bản địa và sinh kế cộng đồng nhìn từ nguồn gen

(02/06/2014 01:59:PM)

Dãy Trường Sơn trong bối cảnh biến đổi khí hậu

(28/05/2014 11:49:AM)

Bảo tồn sự đa dạng văn hóa-sinh học của các dân tộc trên dãy Trường Sơn

(23/05/2014 10:48:AM)

Có nên phát triển vùng trồng ba kích Tây Giang?

(22/05/2014 05:29:AM)

Mời dự Hội thảo khoa học về sản xuất sạch hơn

(28/03/2014 03:30:PM)

Thăm vùng thảm họa động đất – sóng thần ở Nhật Bản: Cuộc sống đã phục hồi (Phần cuối)

(22/03/2014 09:28:AM)

Thăm vùng thảm họa động đất – sóng thần ở Nhật Bản: Cuộc sống đã phục hồi (Phần 1)

(20/03/2014 08:56:PM)

Một số vấn đề trong nghiên cứu đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường ở các quốc gia Đông Bắc Á và khuyến nghị (Phần cuối)

(01/03/2014 03:29:PM)

Một số vấn đề trong nghiên cứu đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường ở các quốc gia Đông Bắc Á và khuyến nghị (Phần 2)

(27/02/2014 09:00:PM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE