quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
HỘI THẢO KH

Sách "Bảo tồn ĐDSH dãy Trường Sơn" - Bài 6

Thứ Năm, 20/10/2011 | 07:01:00 AM

Những loài động vật hoang dã là nguồn gen đặc thù tự nhiên trên dãy Trường Sơn

II. Những loài động vật hoang dã là nguồn gen đặc thù tự nhiên trên dãy Trường Sơn

 
Dãy Trường Sơn hùng vĩ nổi tiếng không chỉ là vùng đất lý tưởng cho phát triển gieo trồng các giống cây cà phê, cao su, ca cao, cây điều, ... mà còn là nơi đã hình thành và tồn tại các hệ sinh thái rừng đặc thù, độc đáo như hệ sinh thái rừng lá rộng thường xanh ẩm á nhiệt đới trên núi cao, núi trung bình và trên đất thấp có những đồng cỏ rộng lớn ở M’Drak (Đắk Lắk), An Khê (Gia Lai) và thung lũng Ya Bok (Kon Tum), hệ sinh thái rừng khộp - một kiểu rừng mà các loài cây họ dầu Dipterocarpaceae) chiếm ưu thế - một kiểu rừng đặc thù độc đáo mà hầu như các vùng địa lý sinh học khác ở Việt Nam không có được. Do sự đa dạng địa hình, nhiều hệ sinh thái đặc thù nên từ hàng ngàn năm nay đã hình thành nên hệ thực vật, động vật hoang dã, phong phú, các loài có giá trị kinh tế bảo tồn cao hiện hữu ở 15 vườn quốc gia, 23 khu dự trữ thiên nhiên, 3 khu bảo tồn loài/ sinh cảnh và 13 khu bảo vệ cảnh quan (bảng II.1).

 
Bảng II.1. Thành phần một số loài động vật hoang dã, một quỹ gen tự nhiên vô cùng có giá trị đang hiện hữu trong các vườn quốc gia trên dãy Trường Sơn.

TT
Tên khu bảo tồn
Số lượng loài thú bị đe dọa theo SDVN.2007
Một số loài có giá trị bảo tồn
CR
EN
VU
·       
Bến En
2
12
15
Voi, Gấu ngựa, Cầy mực, Sói đỏ, Nai, Khỉ mặt đỏ, Khỉ đuôi lợn, Khỉ vàng, rùa hộp ba vạch
·       
Pù Mát
5
20
10
Voi, Sao la, Bò tót, Hổ, Báo hoa mai, Vượn, Chà vá chân nâu, Sơn dương, gấu, rùa hộp trán vàng, rùa núi vàng, rùa núi viền
·       
Vũ Quang
4
20
10
Sao la, Báo hoa mai, Voọc Hà Tĩnh, Gấu ngựa, Mang lớn, Cầy bay, rùa sa nhân, rùa núi vàng
·       
Phong Nha - Kẻ Bàng
5
20
15
Bò tót, Hổ, Voọc Hà Tĩnh, Chà vá chân nâu, Vượn Siki, Báo hoa mai, rùa ba giờ, rùa hộp bua-rê, khướu đá mun
·       
Bạch Mã – Hải Vân
3
20
12
Sao la, Chà vá chân nâu, Vượn Siki, Gấu ngựa, rùa hộp bua-rê
·       
Chư Mom Ray
7
20
15
Bò tót, Bò rừng, Hươu Cà Toong, Hươu vàng, Hổ, Báo hoa mai, voi, Vượn má hung, Chà vá chân xám, Chà vá chân nâu, Cầy mực, rùa núi viền, công, gà tiền mặt đỏ, phượng hoàng đất
·       
Kon Ka Kinh
3
12
23
Báo hoa mai, Sóc bay đen trắng, Vượn má hung, Chà vá chân đen, Gấu ngựa, Cầy tây Nguyên.
·       
Yok Đôn
7
15
26
Voi, Hổ, Bò tót, Bò rừng, Trâu rừng, Hươu cà trong, Bò xám, Sơn dương, Báo hoa mai, Voọc bạc, Nai, Cheo nam dương, Chó sói, Rùa núi vàng, Rùa vôi Mekong, Hạc cổ đen, Công.
·       
Chư Yang Sinh
 
10
5
Chà vá chân đen, Vượn má hung, Gấu ngựa, Mèo ri, Báo gân, Khướu đầu đen má xám
·       
Bidoup - Núi Bà
 
12
10
Chà vá chân đen, Vượn má hung, Báo gấm, Mèo ri, Mèo rừng, Mang lớn, Sẻ thông họng vàng, Rùa đất Se pôn, Khướu đầu đen má xám
·       
Phước Bình
 
5
15
Chà vá chân đen, Khỉ mặt đỏ, Khỉ đuôi dài, Voọc bạc, Báo hoa mai, Mèo rừng, Cầy gấm, Công, Gà tiền mặt đỏ
·       
Núi Chúa
 
10
15
Chà vá chân đen, Khỉ đuôi dài, Khỉ mặt đỏ, Voọc bạc, Báo gấm, Gà lôi, Trĩ sao, Gà so
 
 
 
Dãy Trường Sơn trải dài dọc theo hành lang biên giới giữa Việt Nam - Lào và Campuchia được thiên nhiên ưu đãi sự phong phú về nguồn tài nguyên động vật hoang dã trong đó có nhiều loài thú lớn, quý, hiếm như: tê giác một sừng, bò xám, bò tót, bò rừng, voi, trâu rừng, nai, cà toong, hươu vàng, sao la, lợn chà vao, hổ Đông Dương, báo, gấu cùng nhiều loài thú linh trưởng quý hiếm như: voọc Hà Tĩnh, voọc gáy trắng (Trachipithecus hatinhensis) chỉ phân bố ở VQG Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) và vùng Vũ Quang (Hà Tĩnh); loài voọc đen tuyền (T.f.ebenus) là loài đặc hữu của Việt Nam và Lào; các loài chà vá chân nâu (Pygathrix nemaeus nemaeus), chà vá chân đen (P.n.nigripes), chà vá chân xám (P.cinerea) phân bố ở vùng núi từ Thanh Hóa đến Khu BTTN An Toàn, Bình Định. Vượn Siki (Nomascus leucogenys), vượn má hung (N.gabriellae) và voọc bạc (Trachypithecus vilusus) là những loài đặc hữu của cả ba nước Đông Dương (bảng II.2)
 



 
Ảnh II.2. Sao la, loài đặc hữu ở Trường Sơn

Bảng II.1. Thành phần một số loài động vật hoang dã, một quỹ gen tự nhiên vô cùng có giá trị đang hiện hữu trong các vườn quốc gia trên dãy Trường Sơn.

 
TT
Tên khu bảo tồn
Số lượng loài thú bị đe dọa theo SDVN.2007
Một số loài có giá trị bảo tồn
CR
EN
VU
 
A. Khu dự trữ thiên nhiên
 
1                     
Pù Hu
 
2
5
Bò tót, Báo hoa mai, Khỉ mặt đỏ, Gấu ngựa, Gấu chó, Cầy mực
2                     
Pu Luông
 
2
4
Nai, Bò tót, Gấu chó, Gấu ngựa, Cây hương, Báo gấm, Sơn dương, Chó sói.
3                     
Xuân Liên
 
6
5
Nai, Bò tót, Gấu ngựa, Gấu chó, Báo gấm, Cầy mực, Rái cá, Voọc xám, Sơn dương, Phượng hoàng
4                     
Pù Hoạt
 
3
5
Mang Pù hoạt, Nai, Gấu ngựa, Gấu chó, Cầy mực...
5                     
Pù Huống
1
4
5
Mang lớn, Nai, Gấu chó, Gấu ngựa, Cầy vằn, Cầy gấm, Sao la
6                     
Đakrông
1
5
8
Bò tót, Sao la, Sơn dương, Báo hoa mai, Cầy mực, Cầy hương, Khỉ mặt đỏ, Khướu đá mun, Rùa núi vàng
7                     
Kẻ Gỗ
 
3
6
Voọc Hà Tĩnh, Chà vá chân nâu, Vượn má trắng, Nai, Cầy Hương, Cầy vằn, Gà lôi lam chân trắng
8                     
Phong Điền
 
5
8
Mang lớn, Nai, Báo hoa mai, Chà vá chân đen, Gấu ngựa, Gấu chó, Cầy mực, Gà lôi lam mào trắng
9                     
Sông Thanh
2
8
10
Mang Trường Sơn, Mang lớn, Hổ, Báo hoa mai, Chà vá chân đen, Gấu ngựa, Voi, Vượn má hung, Gà lôi tía, Trĩ sao
10                 
Ngọc Linh
 
7
6
Vượn má hung, Gấu ngựa, Gấu chó, Báo gấm, Cầy mực, Mèo ri, Mèo rừng, Khướu vằn đầu đen
11                 
Bà Nà - Núi Chúa
 
4
6
Chà vá chân nâu, Báo hoa mai, Cầy gấm, Cầy hương.
12                 
Bán đảo Sơn Trà
 
4
 
Chà vá chân nâu, Voọc đen má trắng, Báo gấm, Mèo rừng.
13                 
Krông Trai
 
3
 
Nai, Hươu vàng, Bò tót, Cheo Nam Dương.
14                 
Ngọc Linh
 
4
 
Khỉ mặt đỏ, Khỉ đuôi lợn, Gấu chó, Gấu ngựa, Sơn dương, Cầy gấm.
15                 
Kon Cha Răng
3
18
41
Bò tót, Vượn má hung, Nai, Cầy mực, Sóc bày trâu, Mèo rừng, Trĩ, Gà lôi
16                 
Tà Đùng
 
5
12
Bò tót, Vượn má hung, Báo hoa mai, Cầy mực, Nai, Mèo ri.
17                 
Ea Sô
 
6
10
Bò tót, Bò rừng, Nai, Báo hoa mai, Mèo rừng, Cầy hương, Cầy mực, Công.
18                 
Nam Ka
 
3
9
Khỉ đuôi lợn, Khỉ mặt đỏ, Chà vá chân đen, Báo gấm, Nai, Mang lớn.
19                 
Nam Nung
 
3
8
Gấu ngựa, Báo hoa mai, Mèo ri, Nai, Mang lớn
20                 
Núi Ông
 
5
7
Gấu ngựa, Cầy vằn, Cầy mực, Báo gấm, Mèo rừng.
21                 
Tà Kóu
 
6
8
Gấu ngựa, Báo hoa mai, Báo gấm, Cầy hương, Báo lửa, Rái cá lông mượt
 
IIB. Khu bảo tồn loài/Sinh cảnh
 
1                     
Cát Lộc
1
5
5
Tê giác một sừng, Gấu ngựa, Sói đỏ, Cheo Nam Dương, Khỉ mặt đỏ, Báo hoa mai.
 

Dãy Trường Sơn là vùng duy nhất trên thế giới, điều tự hào của Việt Nam nói riêng và các nước trong khối ASEAN nói chung, chỉ tính từ những thập kỷ năm 90 của thế kỷ thứ XX đến nay đã phát hiện mới một số loài thú, chim, bò sát, là những loài mới cho khoa học góp phần làm phong phú thành phần loài thực vật, động vật trên thế giới (bảng II.3).
 
 
 
Bảng II.3. Một số loài động vật hoang dã mới được phát hiện trên vùng sinh thái dãy Trường Sơn


 
TT
Tên khoa học
Tên Việt Nam
Địa điểm
Nguồn - thời gian
1
Pseudoryx
nghetinhensis
Sao La
Vũ Quang - Hà Tĩnh
Vũ Văn Dũng et all 1992
2
Megamuntiacus
vuquangensis
Mang lớn
Vũ Quang - Pù Mát
FIPI - 1993
3
Muntiacus
puhoattensis
Mang phù hoạt
Nghệ An
FIPI - 1997
4
Muntiacus
truongsonensis
Mang Trường Sơn
Tây Quảng Nam (Tây Giang - Đông Giang)
Cục KL - 1997
5
Vivera
taynguyenensis
Cầy Tây Nguyên
Tây Nguyên
Soclov, Phạm Trọng Ảnh... 1998
6
Nesolagus tmeminsii
Thỏ vằn
VQG Phong Nha Quảng Bình
Phạm Nhật - Nguyễn Xuân Đặng - 2000
7
Pseunovibos
Spiralis
Bò sừng xoắn
Tây Nguyên
Nhóm các nhà động vật CHLB Đức - 1994
8
Bos Sauvelli
Bò xám
Tây Nguyên
Urbair - 1937
9
Sus bucculentus
Lợn chà vao
Quảng Bình
Phạm Nhật - Nguyễn Xuân Đặng Tordof - 2002
10
Muntiacus
roốcvelton
Hoẵng Rôsơven
Thanh Hóa
Eleanorgane Stecung... Lê Đức Minh - 2007
11
Pygathrix
Cinerea
Chà vá chân xám
An Toàn Bình Định
Tilo Nádlar - 1997
12
Lophura hatunhensis
Gà lôi lam đuôi trắng
Hà Tĩnh
Võ Qúy , Đỗ Ngọc Quang,1975
13
Actinodura Sodangorum
Khướu vằn đầu đen
Tây Nguyên
Eames f.c,N.Cư, T.Trãi 1989
14
Garulax ngoclinhensix
Khướu Ngọc Linh
Ngọc Linh , Kon Tum
Nt
15
Gecko ulikovskii
Tắc kè hoa cân
Kon Tum
Daresky, Orlov,1994
16
Leioleppis guentherfretersi
Nhông cát sọc
Thừa Thiên Huế
Daresky and…,1993
17
Seincalla rupocandata
Thằn lằn cổ đuôi đỏ
Kon ha nừng , Eako
Nt
18
Sphenomorphus buonloicus
Thằn lằn phêno
Kon Tum , Gia Lai
Daresky and Nguyen,1983
19
Trimeresurus TruongSonensis
Rắn Lục Trường Sơn
Rừng Trường Sơn
Orlov, Ryabov,2004
20
Leptotalax tuberosus
Cóc mày sần
Koncharang Gia Lai
Orlov , Darevsky ,1999
21
Amolops Spinapectoralis
Ếch bam đá gai ngực
Gia Lai , Krôngpa
Nt
22
Rana banaorum
Ếch bana
Buôn lưới , Kbang, Gia Lai
Orlov and Ho,,,2003
23
Microhyla marmorata
Nhái bầu hoa cương
Quảng Bình, Quảng Nam
Bain turing,2004
24
ParaZacco vuguangensis
Cá lá giang
Quảng Bình, Hà Tĩnh
Nt,1994
 

Nhiều loài côn trùng có giá trị bảo tồn được phát hiện trên dãy Trường Sơn như cua bay Kon Tum (Cherirotonus gétroi), xén tóc lớn Trường Sơn (Neocerambyx vitanisi), bọ hung 5 sừng Trường Sơn (Eupatorus ciamensis), …
Không chỉ có động vật đang sống trong tự nhiên mà dãy Trường Sơn còn là nơi có sự đa dạng về các giống cây trồng, vật nuôi bản địa và nhập nội như các loài voi Châu Á, lợn sóc Tây Nguyên (heo Sóc, heo Êđê), lợn Vân Du ( lợn mini), trâu ta, bò vàng, bò đầu rìu, bò Hôn Stanhfri, bò Braman, cừu Phan Rang, Dê Bitton, Hươu Sao, Nai, Thỏ, Gà Tam hoàng, gà lương phượng, gà Kabia, gà Lôman, vịt mốc, vịt Khakicumbua, chim bồ câu,…
Nguồn gen động vật hoang dã cũng như động vật đã được thuần chủng đang hiện hữu trên dãy Trường Sơn là đại diện chủ yếu của nguồn gen động vật quý hiếm có giá trị bảo tồn, giá trị làm nguồn gen tạo giống vật nuôi và trong việc phục hồi các loài quý hiếm di cư từ Hymalaya, Vân Nam, Qúy Châu, bắc Ấn Độ - Myanmar từ phía tây và Malaysia - Indonesia từ phía nam tới. Hiện nay trên dãy Trường Sơn đã thống kê được 228 loài thú, 500 loài chim, 200 loài bò sát và 100 loài ếch nhái, 300 cá nước ngọt và hàng vạn loài động vật không xương sống,…
Đây là một nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá mang nhiều giá trị về mặt sinh thái, môi trường và kinh tế.
 

 
 
 
 

Lượt xem: 3104

Các tin khác

Tri thức bản địa và sinh kế cộng đồng nhìn từ nguồn gen

(02/06/2014 01:59:PM)

Dãy Trường Sơn trong bối cảnh biến đổi khí hậu

(28/05/2014 11:49:AM)

Bảo tồn sự đa dạng văn hóa-sinh học của các dân tộc trên dãy Trường Sơn

(23/05/2014 10:48:AM)

Có nên phát triển vùng trồng ba kích Tây Giang?

(22/05/2014 05:29:AM)

Mời dự Hội thảo khoa học về sản xuất sạch hơn

(28/03/2014 03:30:PM)

Thăm vùng thảm họa động đất – sóng thần ở Nhật Bản: Cuộc sống đã phục hồi (Phần cuối)

(22/03/2014 09:28:AM)

Thăm vùng thảm họa động đất – sóng thần ở Nhật Bản: Cuộc sống đã phục hồi (Phần 1)

(20/03/2014 08:56:PM)

Một số vấn đề trong nghiên cứu đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường ở các quốc gia Đông Bắc Á và khuyến nghị (Phần cuối)

(01/03/2014 03:29:PM)

Một số vấn đề trong nghiên cứu đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường ở các quốc gia Đông Bắc Á và khuyến nghị (Phần 2)

(27/02/2014 09:00:PM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE