quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
HỘI THẢO KH

Sách "Bảo tồn ĐDSH dãy Trường Sơn" - Bài 2

Thứ Sáu, 14/10/2011 | 03:59:00 PM

Tài nguyên thiên nhiên trên dãy Trường Sơn

Cũng theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng diện tích rừng của dãy Trường Sơn chiếm hơn một nửa diện tích rừng của Việt Nam. Tỷ lệ che phủ rừng cũng lớn nhất Việt Nam (tỷ lệ độ che phủ tính trung bình của các tỉnh trên dãy Trường Sơn) là 47,53% cao hơn nhiều so với cả nước 39,1%; đồng thời cao hơn 2 khu vực có độ che phủ rừng lớn là Tây Bắc (41,80%) và Đông Bắc (43,98%). Bên cạnh đó con số các tỉnh, thành phố có độ che phủ rừng trên 60% là rất ít cả nước có 4 tỉnh thì trong đó có 3 tỉnh thuộc dãy Trường Sơn là Kon Tum 66,7%, Quảng Bình 66,6%, và Lâm Đồng 61,0% (Bảng I.1).
Đơn vị tính: ha
TT
Tên tỉnh. TP
Diện tích có rừng
Diện tích rừng để tính độ che phủ
Độ che phủ rừng (%)
Tổng số
Rừng tự nhiên
Rừng trồng
Tổng
Cấp tuổi 1
 
-3
(4) = (5)+(6)
-5
-6
-7
(8) =(4)-(7)
-9
 
 Dãy Trường Sơn
7.517.228
6.235.674
1.281.568
155.242
7.361.986
47,53
1
Thanh Hoá
534.720
386.381
148.340
14.744
519.976
46,7
2
Nghệ An
854.259
717.946
136.314
13.955
840.304
51
3
Hà Tĩnh
312.111
210.158
101.954
16.046
296.065
49,1
4
Quảng Bình
548.679
457.098
91.582
11.972
536.707
66,6
5
Quảng Trị
220.797
134.978
85.820
3.839
216.958
45,7
6
T.Thiên Huế
294.298
203.515
90.783
9.709
284.589
56,2
7
TP Đà nẵng
46.963
36.462
10.501
5.400
41.563
33,1
8
Quảng Nam
465.432
386.897
78.535
12.877
452.555
43,5
9
Quảng Ngãi
234.798
104.523
130.276
20.060
214.738
41,7
10
Bình Định
271.982
194.796
77.187
8.600
263.382
43,6
11
Phú Yên
173.563
126.061
47.503
2.636
170.927
33,8
12
Khánh Hoà
202.587
166.468
36.120
1.042
201.545
42,7
13
Ninh Thuận
147.906
140.951
6.956
1.278
146.628
43,7
14
Bình Thuận
283.940
253.694
30.246
3.639
280.301
35,8
15
Kon Tum
650.297
610.625
39.672
4.453
645.844
66,7
16
Gia Lai
715.691
680.435
35.257
2.072
713.619
45,9
17
Lâm Đồng
602.041
543.319
58.723
5.694
596.347
61,0
18
Đăc Lăc
633.174
571.939
61.236
13.025
620.149
47,2
19
Đăk Nông
323.990
309.428
14.563
4.201
319.789
49,1
Nguồn: Bộ NN&PTNT

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường tính đến ngày 1/1/2009 dãy Trường Sơn chiếm gần 50% diện tích của cả nước, bên cạnh đó các loại đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất chuyên dùng, đất ở cũng cao nhất so với các khu vực khác trên cả nước (Bảng I.2).
Nghìn ha
Tỉnh/Thành phố
Tổng diện tích
Trong đó
Đất sản xuất nông nghiệp
Đất lâm nghiệp
Đất chuyên dùng
Đất ở
Dãy Trường Sơn
15052,7
3433,4
8235,8
621,3
219,7
1
Thanh Hoá
1113,3
245,7
566,0
67,3
50,2
2
Nghệ An
1649,1
250,1
915,9
53,2
20,2
3
Hà Tĩnh
602,6
117,5
339,8
34,3
8,2
4
Quảng Bình
806,5
71,5
623,4
24,3
5,0
5
Quảng Trị
474,7
79,6
219,6
14,8
7,1
6
Thừa Thiên Huế
506,3
55,4
289,1
20,9
16,0
7
Đà Nẵng
128,3
8,7
67,8
39,2
5,8
8
Quảng Nam
1043,8
110,7
566,0
29,8
20,9
9
Quảng Ngãi
515,3
125,7
262,8
18,1
9,4
10
Bình Định
604,0
138,1
259,2
25,3
7,8
11
Phú Yên
506,1
121,7
256,3
14,2
5,9
12
Khánh Hoà
521,8
88,6
211,4
82,8
6,2
13
Ninh Thuận
335,8
69,7
186,0
16,1
3,8
14
Bình Thuận
781,0
282,9
390,7
23,3
7,7
15
Kon Tum
969,1
144,1
682,6
16,1
5,3
16
Gia Lai
1553,7
515,3
857,8
50,3
14,6
17
Đắk Lắk
1312,5
483,5
600,2
52,7
14,4
18
Đắk Nông
651,6
248,4
324,0
17,7
4,1
19
Lâm Đồng
977,2
276,2
617,2
20,9
7,1
Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Tính đến 01/01/2009, nước ta có tổng dân số là 86.024.600 người, mật độ trung bình là 260 người/km2. Dãy Trường sơn có diện tích gần một nửa diện tích của nước ta, nhưng dân số chỉ bằng hơn ¼ dân số của cả nước, vì vậy mật độ trung bình thuộc loại thấp nhất 145,5 người/km2 (Bảng I.3)
TT
Tỉnh/thành phố
Dân số trung bình (Nghìn người)
Diện tích (*)
(Km2)
Mật độ dân số (Người/km2)
CẢ NƯỚC
86024,6
331051,4
260
 
Dãy Trường Sơn
23995,3
150525,7
145,5
1    
Thanh Hoá
3405
11133,4
306
2    
Nghệ An
2919,2
16490,7
177
3    
Hà Tĩnh
1230,3
6025,6
204
4    
Quảng Bình
848
8065,3
105
5    
Quảng Trị
599,2
4747
126
6    
Thừa Thiên Huế
1088,7
5062,6
215
7    
Đà Nẵng
890,5
1283,4
694
8    
Quảng Nam
1421,2
10438,4
136
9    
Quảng Ngãi
1219,2
5152,7
237
10                
Bình Định
1489
6039,6
247
11                
Phú Yên
863
5060,6
171
12                
Khánh Hoà
1159,7
5217,6
222
13                
Ninh Thuận
565,7
3358
168
14                
Bình Thuận
1171,7
7810,4
150
15                
Kon Tum
432,9
9690,5
45
16                
Gia Lai
1277,6
15536,9
82
17                
Đắk Lắk
1733,1
13125,4
132
18                
Đắk Nông
492
6515,6
76
19                
Lâm Đồng
1189,3
9772,2
122
Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường
II.4. Thiên nhiên dãy Trường Sơn tính đa dạng và phong phú bậc nhất
Tổ hợp các yếu tố lịch sử địa chất, vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, sự vận động của các luồng sinh vật, quy mô và cộng đồng bản địa quyết định bản sắc đa dạng sinh học của dãy Trường Sơn là độc nhất vô nhị không chỉ trên bán đảo Đông Dương mà trên toàn cầu.
Dãy Trường Sơn có quy mô thuộc loại lớn trên thế giới, với chiều dài nếu chỉ tính từ sông Cả đến giáp Miền Đông Nam Bộ đã là 1100 km. Về mặt lịch sử địa chất, Quần sơn này đã thiết lập chế độ lục địa từ đầu nguyên đại Cổ sinh (khoảng 550 triệu năm trước) với sự hình thành tầng đá trầm tích vụn lục địa màu đỏ còn thấy rất rõ trên Tây Nguyên và ở thành phố Quy Nhơn (Núi Một). Vào cuối kỷ Devon (khoảng 350 triệu năm trước), các hóa thạch thực vật cây vảy (Lepidophyta)- nhóm thực vật cạn nguyên thủy- đã được phát hiện nhiều nơi trong các tầng đá cát kết ở Quảng Bình. Vào cuối kỷ Trias (250 triệu năm trước) những thảm rừng rộng lớn đã góp phần tạo ra bể than đá Nông Sơn Quảng Nam. Từ kỷ Bò sát (kỷ Jura), tức là cách ngày nay trên dưới 200 triệu năm trở lại, những khu rừng lá kim đã xuất hiện mà ngày nay các hóa thạch cây cả trăm triệu năm tuổi đã được phát hiện ngày càng nhiều ở Gia Lai và Khánh Hòa. Cổ lục địa Trường Sơn, vì vậy, xứng danh là nơi sinh cư của nhiều taxon(đơn vị phân loại sinh vật) cả bản địa lẫn ngoại lai trong một tiến trình lịch sử của sự sống chưa bao giờ bị ngắt quãng kể từ nửa tỷ năm qua. Việc phát hiện nhiều loài đặc hữu trong thế giới sinh vật hiện đại ở Quần sơn này (ví dụ Ếch Gai hàm Ngọc Linh, sâm Ngọc Linh, Mang Trường Sơn, Sao la, nhiều loài bò sát, côn trùng và thực vật đặc hữu khác...) là minh chứng cho sự tiếp nối liên tục của lịch sử sự sống và chắc chắn nhiều taxonđặc hữu khác sẽ còn được phát hiện trong thời gian tới.
Với chiều dài 1100 km kéo dài theo kinh tuyến, Trường Sơn có chế độ chuyển mùa liên tục theo chiều dài dãy núi. Người Việt Nam từ lâu đã có thói quen nhìn hoa phượng nở và ve sầu kêu để xem mùa hè chuyển dần từ Nam lên Bắc như thế nào. Trong dãy Trường Sơn còn nhiều khối núi cao trên 2000m, tạo ra sự phân dị phi địa đới theo độ cao. Khi chân núi là mùa hè nóng bỏng thì trên các cao nguyên và đỉnh cao vẫn là chế độ thời tiết kiểu cận nhiệt đới hay ôn đới.Những vùng cao mát lạnh là những vườn dược liệu tự nhiên phong phú với rất nhiều loài bản địa. Hai đặc trưng kéo dài theo kinh tuyến (phân dị địa đới) và theo độ cao (phân dị phi địa đới) đã tạo ra khả năng di cư và hỗn giao của sinh vật. Ngoài sinh vật bản địa, Trường Sơn còn là nơi đón nhận các luồng sinh vật di cư từ Vân nam, Tây Tạng, từ Thailand và cả từ các đảo trên Biển Đông. Các hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới gió mùa thường xanh trên địa hình đá vôi karst ở Trường Sơn Bắc, các hệ sinh thái rừng khộp ở Trường Sơn Nam là những hệ sinh thái đặc thù ít nơi có trên toàn thế giới.
Sườn Đông Trường Sơn là các dải đồng bằng hẹp, nhiều nơi có các nhánh núi ăn ngang ra biển. Biển Miền Trung có nhiều vũng vịnh, chế độ thủy triều đa dạng. Dãy Trường Sơn không chỉ là nguồn dự trữ gen và nguồn thiên địch của các sinh cảnh đồng bằng ven biển mà còn là nơi tiếp nhận các loài sinh vật lạ xâm nhập, các nguồn gen ngoại lại. Chính mối tương tác này cũng góp phần tạo ra sự đa dạng sinh học Trường Sơn, cả trong nhóm cây trồng và vật nuôi lẫn trong nhóm sinh vật hoang dại, cả trong nhóm sinh vật cạn lẫn thủy sinh vật mà trong đó nhiều nhóm là nguồn lợi kinh tế quý giá. Với độ phân cắt sâu và phân cắt ngang khá lớn, nhiều vùng trên dãy Trường Sơn là chướng ngại khó vượt của con người.Vì thế mà Trường Sơn là vùng dân cư thưa thớt trên biên giới 3 nước Việt-Lào-Campuchia. Đó lại là thuận lợi cho sự di chuyển, cư trú và sinh sản của sinh vật hoang dại, ít bị con người quấy nhiễu. Có thể nhận thấy rằng những gì chúng ta biết được về đa dạng sinh học dãy Trường Sơn đến nay mặc dù đã làm ngạc nhiên giới khoa học trên thế giới vẫn mới chỉ là một phần của kho báu to lớn về đa dạng sinh học dãy Trường Sơn.
 
 

Lượt xem: 1746

Các tin khác

Tri thức bản địa và sinh kế cộng đồng nhìn từ nguồn gen

(02/06/2014 01:59:PM)

Dãy Trường Sơn trong bối cảnh biến đổi khí hậu

(28/05/2014 11:49:AM)

Bảo tồn sự đa dạng văn hóa-sinh học của các dân tộc trên dãy Trường Sơn

(23/05/2014 10:48:AM)

Có nên phát triển vùng trồng ba kích Tây Giang?

(22/05/2014 05:29:AM)

Mời dự Hội thảo khoa học về sản xuất sạch hơn

(28/03/2014 03:30:PM)

Thăm vùng thảm họa động đất – sóng thần ở Nhật Bản: Cuộc sống đã phục hồi (Phần cuối)

(22/03/2014 09:28:AM)

Thăm vùng thảm họa động đất – sóng thần ở Nhật Bản: Cuộc sống đã phục hồi (Phần 1)

(20/03/2014 08:56:PM)

Một số vấn đề trong nghiên cứu đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường ở các quốc gia Đông Bắc Á và khuyến nghị (Phần cuối)

(01/03/2014 03:29:PM)

Một số vấn đề trong nghiên cứu đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường ở các quốc gia Đông Bắc Á và khuyến nghị (Phần 2)

(27/02/2014 09:00:PM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE