quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG

Rác thải vũ trụ dày đặc quanh Trái đất

Thứ Bảy, 14/12/2013 | 05:39:00 PM

Theo cơ quan NASA, hiện lượng rác thải vũ trụ bao quanh Trái đất đã đạt mức đỉnh điểm, trở thành mối quan tâm cấp thiết cho các nhà khoa học vũ trụ.


Các nhà khoa học thuộc Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) mô tả rác trong vũ trụ bao quanh Trái đất bao gồm: những bộ phận trên các tên lửa cũ, các vệ tinh mất liên lạc hay những mảnh đạn tên lửa… Hiện nay, rác thải đó dường như quá tải trong quỹ đạo bao quanh Trái đất và đã trở thành mối đe dọa thật sự nghiêm trọng trong không gian.

Theo ước tính của các nhà khoa học, có khoảng 370.000 mảnh rác không gian nổi trong quỹ đạo Trái đất với tốc độ di chuyển lên đến 35.405 km/giờ. Nếu tình trạng này cứ kéo dài, không lối thoát, nó sẽ gây nhiều tổn thất đáng kể cho các dự án phóng tên lửa, vệ tinh vào không gian trong thời gian tới.

Các nhà khoa học vũ trụ đã bắt đầu “nền văn minh” thải rác trong bầu khí quyển Trái đất cách đây 54 năm trước. Họ cho rằng phần lớn rác thải vũ trụ đều rơi xuống Trái đất hay bị đốt cháy trong lần trở về Trái đất.

Tuy nhiên, dữ liệu cho thấy nguồn chính của các mảnh vỡ vũ trụ trong quá khứ có nguồn gốc từ việc thử nghiệm vũ khí chống vệ tinh được thực hiện bởi Mỹ và Liên Xô trong những năm 1960-1970. Ngoài ra, góp phần vào đó là sự kiện tháng 2-2007 của Nga về việc tăng cường Briz-M đã phát nổ trên quỹ đạo ở Nam Úc, hay việc sử dụng tất cả nhiên liệu đẩy để khắc phục tình trạng trục trặc của vệ tinh liên lạc Arabsat-4A đã vô tình tạo ra đám mây mảnh vỡ không gian.

Để khắc phục tình trạng trên, các nhà khoa học đang thực hiện các dự án nghiên cứu nhằm đưa ra giải pháp giảm bớt và di chuyển rác thải không gian bao quanh Trái đất. Một số dự án tiêu biểu như: mô hình lưới, dây buộc, nam châm vũ trụ khổng lồ…

TRÙNG DƯƠNG (Theo Daily Mail)

(TTO)


Lượt xem: 1095

Các tin khác

Đưa thiên nhiên đến gần cộng đồng

(23/12/2024 06:20:AM)

Áp dụng LEZ: Lựa chọn từ thực tế, kỳ vọng đột phá cho môi trường Thủ đô

(16/12/2024 06:57:AM)

Gỡ vướng mắc thị trường tài chính xanh

(11/12/2024 09:30:AM)

Tài chính khí hậu là con đường dẫn đến công lý khí hậu

(18/11/2024 08:37:AM)

Tìm tiền carbon cho cây lúa

(13/11/2024 08:51:AM)

COP16: Bất đồng chưa thể vượt qua

(05/11/2024 06:53:AM)

Tăng tốc năng lượng tái tạo

(21/10/2024 08:54:AM)

Kinh nghiệm phát triển công trình xanh trên thế giới và đề xuất đẩy mạnh ở việt nam để đáp ứng mục tiêu phát thải ròng khí co2 = zero vào năm 2050

(18/10/2024 08:29:AM)

Người tiêu dùng Net Zero

(30/09/2024 06:12:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE