quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG

Quảng Trị: Xoá sổ 630ha đất rừng phòng hộ

Thứ Sáu, 13/08/2010 | 06:19:00 AM

Trong khi Chính phủ, Bộ NNPTNT đang triển khai các chủ trương lớn về giao đất rừng phòng hộ cho dân bảo vệ, chăm sóc, trồng rừng để phát triển bền vững, thì UBND tỉnh Quảng Trị (QT) lại chuyển ngang 630ha đất rừng phòng hộ xung yếu đầu nguồn sang làm rừng sản xuất.

 

rung phong ho

310ha đất rừng phòng hộ tại xã Tân Hợp (Hướng Hoá – QT) sẽ bị... xoá sổ! Ảnh: T.T.Thư

 

Đáng nói, diện tích này cũng được giao trọn gói vào tay doanh nghiệp trong khi người dân bản địa vẫn khát đất rừng sản xuất nhiều năm nay.

 

Mất cả chì lẫn chài

 

Vùng đất rừng phòng hộ rộng 310ha của tiểu khu 690 thuộc địa bàn xã Tân Hợp, huyện Hướng Hoá nằm ngay trên thượng nguồn sông Thạch Hãn, nhiều khu vực hiện còn xanh màu cây rừng tái sinh và cây thân gỗ. Đồng bào dân tộc thiểu số thôn Tà Đủ xã Tân Hợp vẫn chưa biết gì về việc diện tích này đã được chuyển đổi thành rừng sản xuất và giao cho Cty CP Gỗ MDF Geruco QT.

 

 

Như hàng mấy chục năm nay, họ cứ xâm canh vào đất rừng phòng hộ để kiếm cái ăn, bởi chính quyền xã trả lời đề nghị của họ đây là đất rừng phòng hộ không thể đem cấp cho họ sản xuất được, nhưng chính quyền cũng không nỡ cắt mất nồi cơm của dân.

 

 

Cả xã Tân Hợp có khoảng 1.000ha đất rừng sản xuất, trong đó hết 850ha đã giao cho dân, các đơn vị trồng rừng sản xuất và giao khoán khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất, còn hơn 100ha thì ở nơi quá hiểm yếu không thể canh tác. Sau khi quy hoạch lại 3 loại rừng, diện tích rừng phòng hộ đã bị thu hẹp lại để tăng diện tích rừng sản xuất, nhưng vẫn không đủ cấp cho dân.

 

 

Chủ tịch UBND xã Tân Hợp, ông Võ Viết Sinh cho biết: “Trước nhu cầu bức xúc của người dân, lại nhận được lời đề nghị của Cty CP Gỗ MDF Geruco QT, nên xã họp bàn, thống nhất, làm tờ trình xin cấp trên cho chuyển đổi 310ha đất rừng phòng hộ ở tiểu khu 690 sang đất rừng sản xuất để vừa cho Cty thuê còn thì giao cho dân trồng rừng xoá đói, giảm nghèo, đồng thời, có thêm con đường của Cty đầu tư. Thế nhưng, giờ thì310ha rừng lại được chuyển đổi, giao toàn bộ cho Cty, mục đích ban đầu của xã rốt lại chẳng được gì”.

 

 

Tự xin rồi tự cho

 

Việc chuyển đổi 310ha rừng trên, cán bộ xã cũng chỉ một lần tham gia cùng Cty khảo sát hiện trạng, rồi đến khi bàn giao thực địa thì chỉ còn biết... ký vào biên bản. Trong khi đó, ông Trần Văn Tý - GĐ Ban QL rừng phòng hộ Hướng Hoá-Đakrông-đơn vị được giao quản lý diện tích rừng trên, cho biết: “Ban QL không có ý kiến, chỉ làm thành viên tham gia cùng Sở NNPTNT trong khi khảo sát nghiên cứu để sở đề xuất UBND tỉnh quyết định, còn quyết định là thẩm quyền tỉnh, Ban QL chỉ biết tuân theo quyết định của cấp trên”. Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Hướng Hoá, ông Lê Văn Thành, cho biết: “Hạt hoàn toàn không biết về việc chuyển mục đích rừng này”.

 

 

Vậy vì sao quá trình “xoá sổ” 310ha rừng phòng hộ tại Hướng Hoá và 320ha rừng phòng hộ tại huyện Đakrông để chuyển thành rừng sản xuất rồi cho Cty CP Gỗ MDF Geruco QT thuê lại diễn ra suôn sẻ đến thế? Ngày 12.3.2009, Chủ tịch UBND huyện Hướng Hoá, ông Nguyễn Quân Chính ký tờ trình xin UBND tỉnh cho điều chỉnh diện tích rừng tại Hướng Hoá, với lý do: “Một số thôn ở vùng sâu trên địa bàn huyện có nhu cầu bức thiết về đất đai để phát triển kinh tế (trồng rừng), trong lúc đó quỹ đất tại địa phương quy hoạch cho việc trồng rừng chưa đáp ứng nhu cầu thực tế của nhân dân”.

 

 

Ngày 6.10.2009, cũng ông Nguyễn Quân Chính, lúc này với chức vụ là Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đã ký quyết định phê duyệt điều chỉnh diện tích đất rừng trên và cấp cho Cty CP Gỗ MDF Geruco QT thuê trồng rừng nguyên liệu. Quyết định “xoá sổ” 630ha đất rừng phòng hộ và cho thuê đất này không chỉ “xoá sổ” mục đích nêu trong tờ trình do chính ông ký trước đó, mà còn “quên” cả phương án tính toán lại giá trị rừng phòng hộ, giao các cơ quan chức năng, cơ quan tài chính xác định, thẩm định giá trị rừng và tài sản trên đất để thu nộp tiền cho ngân sách nhà nước.

Trương Tâm Thư
 
(Báo Lao Động, 12/8/2010)

Lượt xem: 1319

Các tin khác

Việt Nam ủng hộ có thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhự

(25/04/2024 07:01:AM)

Căn bản về tái hoang dã

(22/04/2024 08:37:AM)

Một nền kinh tế xanh cần nhiều thứ hơn chỉ là trợ cấp

(20/04/2024 06:23:AM)

Thúc đẩy phát triển đô thị theo hướng xanh, bền vững

(03/04/2024 07:56:AM)

Nước đã cạn

(30/03/2024 06:46:AM)

Bảo vệ môi trường – Nền tảng để phát triển kinh tế bền vững

(28/03/2024 07:08:AM)

Chuyển đổi xanh trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

(26/03/2024 05:49:AM)

Một số suy nghĩ về chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ “nâu” sang “xanh”, từ khai thác thâm dụng tài nguyên thiên nhiên sang phát triển dựa vào hệ sinh thái, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn - Từ phân tích thực

(25/03/2024 06:28:AM)

Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam

(24/03/2024 06:05:AM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE