quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
NHẬN THỨC - KIẾN THỨC

Quan tâm đến hành vi “nhạy cảm” với môi trường

Thứ Sáu, 30/05/2014 | 10:20:13 PM

Tại buổi thảo luận về Luật Bảo vệ Môi trường (sửa đổi) hôm nay, một số hành vi “nhạy cảm” với môi trường được quan tâm cho ý kiến như nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ, nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất…

Báo Điện tử Chính phủ đưa tin chiều 30/5, Quốc hội thảo luận một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo vệ Môi trường (sửa đổi) và thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII và năm 2014.


Vấn đề ô nhiễm nguồn nước cũng được nhiều đại biểu quan tâm góp ý dự luật

Báo cáo giải trình, tiếp thu của  Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, sau một số kỳ thảo luận, lấy ý kiến, nội dung cơ bản dự án Luật Bảo vệ Môi trường (BVMT) đã được các đại biểu tán thành. Trước khi được thông qua trong kỳ họp này (như dự kiến), vẫn còn một số ý kiến khác nhau chủ yếu về quy định quy hoạch BVMT, về đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC), trách nhiệm các cơ quan chuyên môn BVMT, nguồn lực đầu tư BVMT…

Tại phiên thảo luận, gần 20 ý kiến đại biểu Quốc hội cũng tập trung phân tích xoay quanh việc làm rõ các cơ chế, chính sách và đặc biệt là các biện pháp BVMT, đảm bảo dự Luật bao quát được hết các trường hợp, đối tượng cũng như hành vi tác động đến môi trường cũng như công tác ngăn ngừa, bảo vệ.

Việc đánh giá môi trường chiến lược được nhiều ý kiến đề nghị bổ sung đối tượng phải thực hiện (chẳng hạn như quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt); đánh giá, dự báo xu hướng tác động của biến đổi khí hậu trong việc thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch...

Nhiều ý kiến của các ĐBQH đề nghị cần có thêm quy định về BVMT biển và hải đảo để bảo đảm tính thống nhất và toàn diện của Luật, trong đó có vấn đề kiểm soát ô nhiễm môi trường; phòng ngừa và ứng phó với sự cố môi trường trên biển và hải đảo.

Một số hành vi “nhạy cảm” với môi trường cũng được quan tâm cho ý kiến như nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ, nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất… Đa số đều cho rằng cần bổ sung quy định cụ thể, chặt chẽ hơn như vấn đề hàng rào kỹ thuật, các quy chuẩn kỹ thuật môi trường, nghiêm cấm việc mua bán phế liệu đã nhập khẩu vào trong nước.

Các ĐBQH cũng đề nghị Dự thảo Luật phải quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về BVMT bảo đảm sự thống nhất và tránh chồng chéo trong quản lý cũng như cần phân cấp rõ trách nhiệm và thẩm quyền của trung ương và địa phương trong quản lý nhà nước về BVMT.

Quy định chặt chẽ xử lý ô nhiễm từ đầu nguồn nước

Bên lề Quốc hội, đại biểu Lê Bộ Lĩnh (An Giang) đã trao đổi với phóng viên báo Tin Tức xung quanh việc quy định chặt chẽ hơn việc bảo vệ nguồn nước tại Luật Bảo vệ Môi trường sửa đổi lần này:

Theo ông Lê Bộ Lĩnh, tình trạng ô nhiễm nguồn nước đang diễn ra rất nghiêm trọng và được xã hội quan tâm. Nguyên nhân để xảy ra ô nhiễm nguồn nước có rất nhiều, từ cơ sở sản xuất kinh doanh xả thải không đúng quy trình, kể cả hoạt động đời sống dân sinh trên vùng sông nước chưa đảm bảo tiêu chuẩn để giữ gìn môi trường.

Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm môi trường nước đến từ lĩnh vực sản xuất nông nghiệp khi sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu. Hoặc các hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản trên đầu nguồn cũng làm cho nguồn nước bị ảnh hưởng nặng.

Chúng ta đã có Luật về Quản lý Tài nguyên Nước và cũng đã có quy định bảo vệ môi trường với nguồn nước. Trong Luật Bảo vệ Môi trường lần này cũng có điều khoản quy định riêng bảo vệ môi trường tài nguyên nước theo hướng chúng ta phải bảo vệ từ nguồn, trong đó có việc quy định chặt chẽ yêu cầu các cơ sở sản xuất kinh doanh có liên quan đến tài nguyên nước, xả thải ra sông, kênh rạch tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường.

Chỉ khi chúng ta xử lý tốt từ nguồn trước khi xả thải ra thì mới bảo vệ được nguồn nước trong sạch. Khi nguồn nước ô nhiễm rồi thì xử lý rấ phức tạp, tốn kém. Luật Bảo vệ Môi trường lần này theo hướng xử lý từ nguồn, tuân thủ quy định chặt chẽ của cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Trước câu hỏi “Để các đơn vị tuân thủ các quy định bảo vệ môi trường nguồn nước thì chế tài xử phạt đối với các đơn vị gây ô nhiễm môi trường sẽ ra sao” của PV, ông Lĩnh cho rằng tùy theo mức độ ảnh hưởng với môi trường, chúng ta sẽ có quy định xử phạt phù hợp, từ xử phạt hành chính đến xử lý hình sự tùy mức độ mà đối tượng có thể gây ra ô nhiễm đến với môi trường, trong đó có ô nhiễm môi trường nước.

Đối với những vụ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, đời sống của người dân, gây thiệt hại lớn sẽ quy định xử lý hình sự. Vấn đề này còn thùy thuộc vào mức độ cụ thể của tình trạng ô nhiễm do đơn vị gây ra.

PV đặt câu hỏi “Bên cạnh việc xử lý đối với đơn vị gây ô nhiễm nguồn nước, các đơn vị này cũng phải đền bù thiệt hại liên quan đến môi trường, ảnh hưởng đến hoạt động phát triển kinh tế cho người dân?”, ông Lĩnh trả lời đối với vấn đề này đã có quy định xử lý đối với đơn vị gây thiệt hại cho người dân từ việc làm ô nhiễm môi trường, nguồn nước. Hiến pháp cũng quy định rõ, người nào gây ra ô nhiễm, thiệt hại môi trường thì phải có trách nhiệm phục hồi và đền bù.

Theo K.H (MOITRUONG.COM.VN/tổng hợp

Lượt xem: 3654

Các tin khác

Một số công thức sáng tạo của Phó Chủ tịch Hội BVTN&MT Việt Nam được các nước tiên tiến trên thế giới sử dụng làm tiêu chuẩn xây dựng kiến trúc

(21/12/2017 07:19:PM)

Điều chỉnh định hướng phát triển thoát nước đô thị, khu công nghiệp

(11/04/2016 02:03:PM)

Thông tư về quy chế quản lý chất thải y tế có hiệu lực

(01/04/2016 07:48:AM)

Các quy chuẩn về môi trường không khí ở Việt Nam

(08/03/2016 01:41:PM)

Nghị định về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản

(22/02/2016 02:01:PM)

Chính sách ưu đãi các hoạt động bảo vệ môi trường có hiệu lực

(16/02/2016 09:58:AM)

Chương môi trường của Hiệp định TPP

(01/02/2016 09:37:AM)

Thông tư Giải thưởng Môi trường Việt Nam có hiệu lực

(01/02/2016 07:57:AM)

Quy định thu phí thử nghiệm khí thải mới đối với ô tô

(26/01/2016 01:39:PM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE