quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG

Quản lý sinh vật ngoại lai xâm hại: Vừa làm vừa ngăn

Thứ Bảy, 25/09/2010 | 09:17:00 PM

TP - Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Chu Tiến Vĩnh cho rằng việc quản lý sinh vật ngoại lai (SVNL) không đơn giản, phải vừa làm vừa ngăn.

 

 

Rùa tai đỏ là sinh vật ngoại lai xâm hại chưa được phép nuôi
Rùa tai đỏ là sinh vật ngoại lai xâm hại chưa được phép nuôi . Ảnh: P.A

Ông Vĩnh nói: Có thể chia SVNL làm ba cấp là sinh vật vô hại, loài có tính xâm hại ít và loài cực kỳ xâm hại. Do vậy, cần đánh giá để biết loài nào tốt, cho phát triển; loài nào ảnh hưởng đến đa dạng sinh học thì ngăn cấm.

Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Chu Tiến Vĩnh
Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Chu Tiến Vĩnh.
Hiện Bộ TN&MT là cơ quan cao nhất phụ trách về đa dạng sinh học, trong đó có việc quản lý SVNL. Vì thế, Bộ này phải có trách nhiệm công bố danh mục SVNL xâm hại để các đơn vị khác chiểu theo thực hiện. Bộ NN&PTNT đã có Thông tư 53 (21-8-2009) về quản lý các loài thủy SVNL đưa ra khoảng năm chục loài, và đánh giá ở ba cấp độ là cho nhập, nhập có điều kiện và cấm nhập; sắp tới có thể bổ sung.

Ông đánh giá thế nào về công tác quản lý SVNL hiện nay?

Lâu nay, chúng ta quản lý các SVNL hơi kém, chưa có các văn bản kịp thời. Lẽ ra, Bộ TN&MT phải ban hành danh mục các loài SVNL xâm hại thì đến nay vẫn chưa làm được. Do vậy, nếu rùa tai đỏ không có trong danh mục cấm nhập thì không thể cấm người ta buôn bán được. Bộ TN&MT đang soạn thảo đề án quản lý SVNL, nhưng để xong đề án không đơn giản.

Để ngăn SVNL xâm hại nguy hiểm, phải chăng chúng ta cần chờ Bộ TN&MT soạn thảo xong đề án?

Để quản lý triệt để SVNL, muốn hay không cũng phải có đề án nghiên cứu, không thể nói mồm được. Anh phải có đề tài nghiên cứu như đề án của Bộ TN&MT đang triển khai, đến từng địa phương thống kê, loài nào bản địa, loài nào ngoại lai, còn loài nào mới phải có khảo nghiệm.

Hơn nữa, quốc tế họ cũng cảnh báo, cần phải khảo nghiệm sinh vật ở Việt Nam xem môi trường có hợp hay không mới nên cho nhập. Việc cần thiết nhất là cần đưa ra được danh mục SVNL xâm hại.

Tuy nhiên, theo tôi không nên chờ đợi đến khi danh mục SVNL xâm hại ra đời, mà sử dụng hội đồng khoa học nghiệm thu nhanh, bổ sung vào danh sách cho nhập hay không.

Chẳng hạn, Bộ NN&PTNT đã phản ứng kịp thời và chỉ đạo quyết liệt về việc thu gom, tiêu hủy rùa tai đỏ, tôm hùm đỏ, vì chưa được phép nhập vào nuôi. Vừa làm vừa ngăn, khảo nghiệm được con nào thì bổ sung vào danh mục, ra thông tư bổ sung con đó, chứ không đợi 5 năm sau mới tổng hợp. Đương nhiên, khi đề án của Bộ TN&MT hoàn tất, sẽ có số liệu đầy đủ hơn về các loài trên cạn, dưới nước.

Riêng những loài đã có mặt từ lâu như ốc bươu vàng, cá hoàng đế... phải thống kê lại, đánh giá mức độ xâm hại của chúng trong điều kiện của Việt Nam. Bộ NN&PTNT cũng chỉ đạo các đơn vị chuyên môn thống kê, và đưa ra giải pháp, kết hợp với Bộ TN&MT mới có thể hoàn thành được danh mục.

Việc gác SVNL hiện nay có gì khó khăn?

Hiện, chúng ta có xu hướng nuôi để tạo hàng hóa, và một số người dùng làm cảnh. Họ nhập về bằng nhiều cách, qua xách tay, quà tặng... nên rất khó kiểm soát. Kể cả hải quan cũng khó phát hiện, xử lý. Chẳng hạn, rùa có hàng chục loài, nhận biết loại rùa tai đỏ, tai xanh cần có văn bản hướng dẫn, kể cả hình ảnh để lực lượng hải quan có thể nhận ra.

Phạm Anh
Thực hiện

(Tiền Phong, 24/9/2010)

Lượt xem: 1755

Các tin khác

Đưa thiên nhiên đến gần cộng đồng

(23/12/2024 06:20:AM)

Áp dụng LEZ: Lựa chọn từ thực tế, kỳ vọng đột phá cho môi trường Thủ đô

(16/12/2024 06:57:AM)

Gỡ vướng mắc thị trường tài chính xanh

(11/12/2024 09:30:AM)

Tài chính khí hậu là con đường dẫn đến công lý khí hậu

(18/11/2024 08:37:AM)

Tìm tiền carbon cho cây lúa

(13/11/2024 08:51:AM)

COP16: Bất đồng chưa thể vượt qua

(05/11/2024 06:53:AM)

Tăng tốc năng lượng tái tạo

(21/10/2024 08:54:AM)

Kinh nghiệm phát triển công trình xanh trên thế giới và đề xuất đẩy mạnh ở việt nam để đáp ứng mục tiêu phát thải ròng khí co2 = zero vào năm 2050

(18/10/2024 08:29:AM)

Người tiêu dùng Net Zero

(30/09/2024 06:12:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE