quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG

Phát triển phải gắn với bảo vệ sinh thái

Thứ Bảy, 20/02/2010 | 06:23:00 PM

(Vfej.vn)-Ngân hàng Thế giới (WB) và các Ngân hàng Phát triển Đa phương (MDBs) đang xem xét lại các chiến lược môi trường để xây dựng các quy hoạch phát triển. Làm như thế, theo một nghiên cứu mới nhất bởi Viện Nghiên cứu Thế giới (WRI), họ có thể và sẽ lồng ghép các dịch vụ sinh thái vào các quyết định và quy hoạch.

Dưới đây là trả lời phỏng vấn của Janet Ranganathan, Phó Chủ tịch Khoa học&Nghiên cứu tại WRI và trưởng nhóm tác giả cuốn sách Banking on Natures Assets (tạm dịch là: Kinh doanh Ngân hàng dựa trên Tài sản của Thiên nhiên) giải thích vì sao các dịch vụ sinh thái cần được tính đến đối với các MDBs và các nhà lập quy hoạch phát triển kinh tế.

 

 sinh thai

Phát triển phải gắn với bảo vệ sinh thái

 

Dịch vụ sinh thái là gì?

 

Dịch vụ sinh thái là các lợi ích mà thiên nhiên cung cấp cho con người. Thực phẩm, nước ngọt, gỗ, và bông để dệt vải là vài trong số dịch vụ thông dụng nhất. Tuy nhiên có nhiều dạng dịch vụ khác mà chúng ta thường hưởng thụ như khả năng các khu rừng hấp thụ carbon và giảm thiểu biến đổi khí hậu và cách thức mà các vùng đất ngập nước lọc và làm sạch nước.

Tất cả chúng ta đều phụ thuộc vào các dịch vụ sinh thái cho cuộc sống của chúng ta và tình trạng các hệ sinh thái ngày càng tùy thuộc vào thái độ của chúng ta. Mọi phát triển hay quyết định đầu tư trên thế giới đều tùy thuộc vào và tác động đến tự nhiên bằng cách này hay cách khác. Thế kỷ trước, mối quan hệ của chúng ta với tự nhiên ngày càng diễn biến theo hướng tiêu cực, làm suy thoái hai phần ba dịch vụ sinh thái toàn cầu. Báo cáo của chúng tôi, Banking on Nature’s Assets, chỉ ra rằng chúng ta không nên tiếp tục đi theo hướng đó.

 

Làm thế nào để để việc tập trung vào các dịch vụ sinh thái có thể giúp thúc đẩy phát triển kinh tế?

 

Phát triển và dịch vụ sinh thái xoắn bện với nhau. Chúng ta không thể giải quyết vấn đề này mà không quan tâm vấn đề kia. Tuy nhiên, định kiến của xã hội hiện nay là đặt phát triển kinh tế và thiên nhiên trong các llinhx vực tách rời nhau, các cơ quan chính phủ và các viện nghiên cứu không liên quan nhau. Chúng ta thường nghĩ rằng bảo vệ môi trường gây cản trở đối với phát triển vì gây tốn kém. Nhưng khi chúng ta xem môi trường như những dịch vụ sinh thái, định kiến đó có thể thay đổi. Chúng ta, thay vào đó, có thể thấy và đánh giá được giá trị của môi trường như các chuỗi tài sản hoặc lợi nhuận mà sự phát triển phải phụ thuộc vào trên thực tế.

 

Các cơ quan phát triển hiện nay ứng xử thể nào với các dịch vụ sinh thái?

 

Từ trước đến nay, các cơ quan phát triển và các nhà lập quy hoạch phát triển chỉ tập trung vào các dịch vụ sinh thái có thể tính thành tiền ngay được như nước ngọt, gỗ, mùa màng, và cá. Họ xem nhẹ các dịch vụ sinh thái khác có tác dụng điều hòa các quá trình tự nhiên quan yếu như khí hậu, bệnh tật, xói mòn, dòng chảy của nước, và các quá trình thụ phấn, cũng như bảo vệ trước các chất độc tự nhiên.

 

Chẳng hạn, những năm 1980, WB nhận thấy thủy hỉa sản là cơ hội lớn thú đẩy phát triển ở Châu Mỹ La Tinh và Đông Nam Á. Với sự hỗ trợ của WB, Chính phủ Thailand cho phá bỏ các khu rừng ngập mặn bao quanh các thủy vực nuôi cá và, thay vào đó, là các trang trại nuôi tôm.

 

Năm 2007, Thailand xuất khẩu tôm đông lạnh nhiều gấp bảy lần so với trước đó 20 năm. Trong khi các chủ trại nuôi và chế biến tôm thu lãi lớn, hầu như không ai quan tâm đến các dịch vụ ngày càng giảm từ rừng ngập mặn vốn phổ biến trước đây như bảo vệ bờ biển trước triều cường, bão, và là bãi đẻ cho cá vốn là nguồn sinh kế cho cư dân địa phương. Kết quả là, phát triển tôm khiến cho cộng đồng địa phương trở nên bị tổn thương trước đe dọa của thiên tai, nguồn cá ngoài khơi bị hủy diệt, ô nhiễm nước, và sự bùng phát muỗi.

 

Như vậy, MDB đã không quan tâm đến các dịch vụ sinh thái thông qua các phương án dự phòng?

 

Trong quá khứ, việc phân tích chi phí lợi ích và các biện pháp phòng ngừa như đánh giá tác động thường không lồng ghép một cách đầy đủ các dịch vụ sinh thái và đánh giá sự thay đổi các dịch vụ sinh thái, đến lượt chúng, ảnh hưởng thế nào đến những người sống phụ thuộc vào các dịch vụ đó. Ví dụ về nuôi tôm công nghiệp cũng cho thấy một chiến lược phát triển có thể dẫn đến sự phân phối lợi ích tiềm ẩn rủi ro trong khi các dịch vụ sinh thái bị xem nhẹ. Lợi nhuận từ các trang trại tôm lúc đầu có lợi cho một số ít người nuôi tôm và cho những người ở các thị trường xuất khẩu như Mỹ và Châu Âu, nơi thu hút nguồn tôm rẻ. Đổi lại, các cộng đồng nghèo vùng ven biển sống phụ thuộc vào rừng ngập mặn thì bị gạt sang một bên.

 

Bằng việc xem xét một cách hệ thốngd các dịch vụ sinh thái một cách toàn diện mà các chiến lược phát triển kinh tế ảnh hướng và phụ thuộc vào, các nhà vạch chính sách có thể giảm thiểu và quản lý tốt hơn các dịch vụ sinh thái và làm tăng các cơ hội phát triển vừa bền vững vừa công bằng.

 

Làm thế nào để Hoạt động Ngân hàng đối với Tài sản Thiên nhiên phát huy tác dụng đối với các MDB?

 

Banking on Nature’s Assets xác định các điểm đầu vào để hướng các dịch vụ sinh thái vào các hoạt động chính của MDB. Các hoạt động này bao gồm các chiến lược trợ giúp quốc gia và phân tích môi trường các khoản vay chính sách phát triển cũng như vay hoạt động ngành. Sách cũng trình bày một bộ công cụ và các lựa chọn chính sách mà các MDB có thể sử dụng để giúp các đối tác quốc gia duy trì nguồn vốn của họ, bao gồm các khuyến cáo tăng quy mô sử dụng tiếp cận dịch vụ sinh thái trong các hoạt động chính của MDB.

 

Các nhà vạch chính sách phát triển có thể sử dụng công cụ gì để tạo nên các cân bằng lợi ích giữa các dịch vụ đa sinh thái?

 

Các công cụ và chính sách này đang ngày càng có sẵn. Chẳng hạn, một danh mục tổng hợp các dịch vụ sinh thái là công cụ cơ bản nhất trong dịch chuyển từ cách tiếp cận vốn chỉ tập trung vào một dịch vụ đơn nhất sang cách cách tiếp cận tập trung vào lợi ích cân bằng giữa các loại dịch vụ khác nhau.

 

Đánh giá Sinh thái Thiên niên kỷ (Millennium Ecosystem Assessment) đã sử dụng một danh mục và một phiên bản chỉnh sửa đang có trên website của WRI. Các công cụ khác cung cấp các hướng dẫn khung để tối ưu hóa các dịch vụ.

 

WRI đã làm việc với Uganda để sản xuất các bản đồ phủ lên nhóm thông tin địa lý về dân số và chi tiêu gia đình với các dữ liệu không gian về các dịch vụ sinh thái. Nước này giờ đây có thể đánh dấu các lĩnh vực đưa ra các chiến lược có thể làm lợi cho cả rừng ngập mặn lẫn cộng đồng dân cư sống phụ thuốc vào các dịch vụ mà rừng ngập mặn cung cấp. Uganda đã sử dụng nguồn dữ liệu này trong việc đưa ra các quyết định.. Chẳng hạn, một nghiên cứu ở vùng đất ngập nước Nakivubo cho thấy việc chuyển đổi vùng đất ngập nước làm gia tăng chi phí cung cấp nước sạch cho các khu dân cư hai triệu dân ở Kampala, Uganda. Kết quả là, các nhà vạch chính sách quyết định không tháo kiệt nước vùng đất ngập nước nữa để làm nhà hoặc phát triển công nghiệp mà là biến nó thành một vành đai xanh cho thành phố.

 

Thế còn các chính sách giúp duy trì các dịch vụ sinh thái?

 

Cuốn sách giải thích cách thức xác định các dịch vụ sinh thái quan trọng nhất ở một khu vực cụ thể và sau đó lựa chọn các chính sách hiệu quả nhất để duy trì chúng, tùy thuộc vào năng lực, luật lệ và các chính sách hiện hành của một quốc gia. Các MDB cũng đang đóng vai trò quan trọng trong việc giới thiệu một số chính sách như chi trả cho các dịch vụ sinh thái. Trong tương lai, họ còn có thể giúp các nước xây dựng các chính sách giúp chuyển đổi cách thức mà những người sử dụng đất quản lý đất đai của họ. Thay vì chỉ dựa vào nguồn thu từ một dịch vụ đơn lẻ như khai thác gỗ chẳng hạn, các chính sách có thể khuyến khích các chủ đất tìm kiếm lợi nhuận từ du lịch sinh thái, sản xuất gỗ có chứng chỉ của Hội đồng Quản lý Rừng (Forest Stewardship Council), kể cả từ việc hấp thụ carbon để bảo vệ khí hậu, hoặc duy trì khả năng ngăn chặn ngập lụt và lọc nước của các vùng đất ngập nước.

Hoàng Quốc Phong (dịch)
(VFEJ, 20/2/2010)

Lượt xem: 1624

Các tin khác

Việt Nam ủng hộ có thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhự

(25/04/2024 07:01:AM)

Căn bản về tái hoang dã

(22/04/2024 08:37:AM)

Một nền kinh tế xanh cần nhiều thứ hơn chỉ là trợ cấp

(20/04/2024 06:23:AM)

Thúc đẩy phát triển đô thị theo hướng xanh, bền vững

(03/04/2024 07:56:AM)

Nước đã cạn

(30/03/2024 06:46:AM)

Bảo vệ môi trường – Nền tảng để phát triển kinh tế bền vững

(28/03/2024 07:08:AM)

Chuyển đổi xanh trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

(26/03/2024 05:49:AM)

Một số suy nghĩ về chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ “nâu” sang “xanh”, từ khai thác thâm dụng tài nguyên thiên nhiên sang phát triển dựa vào hệ sinh thái, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn - Từ phân tích thực

(25/03/2024 06:28:AM)

Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam

(24/03/2024 06:05:AM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE