quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG

Phát triển bền vững đòi hỏi con người phải bền vững

Thứ Bảy, 18/09/2010 | 04:11:00 PM

Ths Đỗ Vân Nguyệt, Giám đốc Trung tâm Sống&Học tập vì Môi trường&Cộng đồng (Live&Learn) cho biết phát triển bền vững đòi hỏi con người phải bền vững, và Mạng lưới Thế Hệ Xanh là một sáng kiến đóng góp phát triển những con người, thế hệ cùng suy nghĩ và hành động vì môi trường.

Trong những năm gần đây ngày càng nhiều thanh niên, sinh viên, và người Việt trẻ quan tâm tới các vấn đề môi trường, từ đó hình thành nên nhiều nhóm và câu lạc bộ về môi trường.

 

 

“Nhiều nhóm, câu lạc bộ đã tham gia đạp xe tuyên truyền bảo vệ môi trường, nhặt túi nilông, hay thực hiện chương trình làm sạch đường phố đêm giao thừa với tên gọi Giao Thừa Sạch” – Ths Vân Nguyệt nói.

 

 

Với nỗ lực kết nối, tăng cường cho các nhóm và chương trình tình nguyện vì môi trường, Mạng lưới Thế Hệ Xanh được thành lập cuối năm 2008 cùng cam kết hành động và suy nghĩ vì sự phát triển bền vững.

 

 

Đến tháng 6/2010, Mạng lưới Thế Hệ Xanh đã kết nối được với 30 câu lạc bộ tình nguyện về môi trường, giúp họ tham gia các hoạt động từ nhận thức như dịch và công chiếu phim vì môi trường, tài liệu về biến đổi khí hậu, học tiếng Anh về chủ đề môi trường, giáo dục môi trường trong nhà trường, làm sạch đường phố, trường học xanh, v.v…

 

Riêng tại Hà Nội, đến nay có 25 câu lạc bộ tình nguyện vì môi trường đã được thành lập, lan tỏa hiểu biết và hành động xanh tới nhiều thành phố khác như Green Action Vietnam (Hành đồng vì Môi trường Xanh Việt Nam), Cycle for Environment (Đạp xe vì Môi trường), Green Vietnam (Việt Nam Xanh), Environment 360 (Môi trường 360), Talking Green (Tiếng Anh và Môi trường), Go Green (Hành Trình Xanh), v.v…

 

 

Sự phát triển của các hoạt động tự phát và tự nguyện vì môi trường cho thấy một dấu hiệu tốt về sự phát triển của một xã hội dân sự tại Việt Nam, khi mà những công dân trẻ tuổi muốn bày tỏ sự quan tâm và vai trò của họ trong việc xây dựng một cuộc sống bền vững.

 

 

Trong thời điểm hiện tại, các tác nhân thay đổi trong Thế Hệ Xanh cam kết lan tỏa từ 20.000 – 40.000 người tại nhiều vùng miền tại Việt Nam nhằm nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu và quảng bá những hành động vì môi trường.

 

 

Theo PGS.TS Trần Đức Tuấn, Trung tâm Nghiên cứu&Hỗ trợGiáo dục vì Sự Phát triển Bền vững, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, lý thuyết và thực tiễn chứng tỏ rằng con đường tốt nhất để bảo vệ môi trường, bảo vệ khí hậu vì sự phát triển bền vững là nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi của học sinh, sinh viên và thế hệ trẻ.

 

 

Vẫn theo bà Nguyệt, thanh niên Việt Nam đang lớn lên trong thời đại thông tin toàn cầu và ngày càng có nhiều bạn trẻ thông thạo công nghệ, ngoại ngữ và tri thức hiện đại. Tuy nhiên họ đang phải đối mặt với những thách thức to lớn thiếu hiểu biết về sinh thái và môi trường.

 

Ngoài những gì mà các câu lạc bộ, các bạn trẻ làm được trong thời gian qua, có một thực tế là nhiều sinh viên trong trường đại học, cao đẳng không biết gì về biến đổi khí hậu.

 

 

“Thế hệ trẻ Việt Nam hiểu biết về biến đổi khí hậu, môi trường, phát triển bền vững có thể nói là mù chữ”, bà Vân Nguyệt đưa ra ví dụ điển hình khi từng hỏi một số sinh viên trong trường đại học, cao đẳng.

 

 

Ở trường các học sinh, sinh viên được học nhiều điều tốt nhưng khi ra đường chúng ta vẫn dễ dàng thấy sinh viên vứt rác không đúng chỗ. Ở trường, ở nhà các em được dạy dọn dẹp, không làm tổn thương động vật nhưng ngoài đời các em lại làm ngược lại.

 

 

Ông Đức Tuấn cho biết từ những năm 90 của thế kỷ XX, Việt Nam đã tăng cường các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường và đã thu được nhiều kinh nghiệm quý báu trong việc tích hợp lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào nhiều môn học trong các bậc học ở nhà trường phổ thông, đặc biệt là trong các môn địa lý, sinh vật, giáo dục công dân… Tuy nhiên, giáo dục biến đổi khí hậu theo định hướng của phát triển bền vững vẫn còn là một lĩnh vực mới đối với nhiều giáo viên phổ thông.

 

 

Hiện nay Bộ Giáo dục&Đào tạo đang tích cực xây dựng một chương trình nhằm tăng cường tích hợp, lồng ghép giáo dục biến đổi khí hậu cho các bậc phổ thông và các trường đại học sư phạm.

Phạm Mạnh

(VFEJ, 18/9/2010)

Lượt xem: 1718

Các tin khác

Đưa thiên nhiên đến gần cộng đồng

(23/12/2024 06:20:AM)

Áp dụng LEZ: Lựa chọn từ thực tế, kỳ vọng đột phá cho môi trường Thủ đô

(16/12/2024 06:57:AM)

Gỡ vướng mắc thị trường tài chính xanh

(11/12/2024 09:30:AM)

Tài chính khí hậu là con đường dẫn đến công lý khí hậu

(18/11/2024 08:37:AM)

Tìm tiền carbon cho cây lúa

(13/11/2024 08:51:AM)

COP16: Bất đồng chưa thể vượt qua

(05/11/2024 06:53:AM)

Tăng tốc năng lượng tái tạo

(21/10/2024 08:54:AM)

Kinh nghiệm phát triển công trình xanh trên thế giới và đề xuất đẩy mạnh ở việt nam để đáp ứng mục tiêu phát thải ròng khí co2 = zero vào năm 2050

(18/10/2024 08:29:AM)

Người tiêu dùng Net Zero

(30/09/2024 06:12:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE