quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG

Phá rừng khộp trồng cao su người dân Tây Nguyên đang phải trả giá

Thứ Sáu, 19/08/2016 | 08:09:00 AM

(VACNE,19/8/2016) – Gần đây. nhiều hộ dân ở huyện Ea Súp, Buôn Đôn tỉnh Đắc Lắc đã tự ý chặt bỏ vườn cao su chuyển sang các loại: ngô, đậu đỗ, sắn… nhưng đời sống cuả đồng bào càng thêm khó khăn hơn, do hạn hán, do hệ sinh thái rừng khộp bị phá vỡ.


Nhiều doanh nghiệp hăng hái đưa cây cao su trồng trên đất rừng khộp những năm trước đây như: Công ty TNHH Anh Quốc, Công ty TNHH Minh Hằng , Đức Tâm…nay không tha thiết đầu tư chăm sóc, cứ để cho hàng trăm ha cao su  chết lụi dần.

Hiện nay, riêng huyện Ea Súp và Buôn Đôn có trên 4.500 ha cao su được trồng chủ yếu trên diện tích đất rừng khộp; trong đó chủ yếu ở huyện Ea Súp. Một nửa diện tích cao su này là do các doanh nghiệp trồng (2.232 ha) còn lại là cao su do các hộ đồng bào các dân tộc tự ý phá rừng trồng theo phong trào của địa phương, với hy vọng đổi đời. Nhất là những năm 2009 đến năm 2014, khi giá mủ cao su tăng cao, các doanh nghiệp, hộ gia đình đồng bào các dân tộc đua nhau tranh giành đất, lấn chiếm đất rừng khộp trái phép để trồng cao su. Ngay tại huyện Ea Súp, 10 xã, thị trấn trên địa bàn đều có diện tích cao su trồng trên đất rừng khộp, xã thấp nhất 10 ha cao nhất gần 900 ha.

 


Lãnh đạo UBND xã Ea Lê (huyện Ea Súp) cho biết, do chạy theo phong trào, đồng bào các dân tộc trong xã đã ồ ạt phá rừng trồng 500 ha cao su trên đất rừng khộp. Qua quan sát 3 năm đầu thì cây phát triển khá tốt nhưng đến năm thứ 4 trở đi rễ chính rễ ngang gặp đá bàn cây không phát triển được, trở nên còi cọc, chững lại, có nơi chết dần. Gia đình Phan Văn Thọ, Nguyễn Văn Đăng ở xã Ea Lê mỗi gia đình trồng 3 ha cao su trên đất rừng khộp từ năm 2009 nhưng hiện đường kính cây cao su chỉ nhỉnh hơn cán cuốc một ít không thể khai thác được. Còn ông Phạm Văn Thước, Chủ tịch UBND xã Cư M’Lan, huyện Ea Súp thì than thở, trước đây, xã cũng đã từng phá bỏ hàng ngàn ha rừng khộp chuyển sang trồng 700 ha điều nhưng kém hiệu quả kinh tế. Từ năm 2009 trở lại đây, đồng bào chặt điều chuyển sang trồng cao su nhưng với vườn cây “không chịu lớn” như thế này thì đời sống người dân càng thêm khó khăn.


Qua thực tế, việc chuyển đổi rừng khộp để lấy đất trồng cao su ở huyện Ea Súp, Buôn Đôn không chỉ thiệt hại lớn trước mắt về kinh tế mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái trên địa bàn. Trong vài năm trở lại đây, cứ đến mùa mưa, huyện Ea Súp luôn bị ngập lụt nặng (trước đây ít khi xảy ra) gây thiêt hại lớn về kinh tế, xã hội trên địa bàn. Mới đây, khi mới bước vào đầu mùa mưa năm 2016, tuy lượng mưa không lớn lắm nhưng huyện Ea Súp đã bị ngập lụt nặng chia cắt nhiều địa phương trong vùng. Còn về mùa khô, nhiệt độ trong vùng Ea Súp luôn tăng thêm từ 1 độ trở lên so với các địa phương lân cận càng gây khó khăn trong sản xuất và đời sống cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn..

 


Tại Hội thảo “Bảo tồn đa dạng sinh học dãy Trường Sơn lần thứ V” với trọng tâm bảo vệ hệ sinh thái rừng khộp do Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam phối hợp cùng Cục Bảo tồn đa dạng sinh học (Bộ TNMT) tổ chức tại Đắc Lắc tháng 10/2013 các nhà khoa học đã cảnh báo về vấn đề này. Chính ông Phó Chủ tịch tỉnh Đắc Lắc Đinh Văn Khiết cũng th
ừa nhận: mất hệ sinh thái rừng khộp – kiểu rừng thưa lá rộng, sẽ không còn là Tây Nguyên. Và ông cũng cho rằng: những dẫn liệu khoa học và thực tiễn trong các báo cáo chuyên đề tại Hội thảo này có giá trị rất cao đối với phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Bảo tồn hệ sinh thái rừng khộp sẽ góp phần tích cực thực hiện Chiến lược quốc gia về bảo tồn đa dạng sinh học cũng như triển khai Nghị quyết Trung ương 24 về lĩnh vực bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.


 


Các chuyên gia của VACNE tham gia khảo sát rừng khộp tháng 11/2013 (Ảnh VACNE)


Văn phòng VACNE

Lượt xem: 2874

Các tin khác

Việt Nam ủng hộ có thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhự

(25/04/2024 07:01:AM)

Căn bản về tái hoang dã

(22/04/2024 08:37:AM)

Một nền kinh tế xanh cần nhiều thứ hơn chỉ là trợ cấp

(20/04/2024 06:23:AM)

Thúc đẩy phát triển đô thị theo hướng xanh, bền vững

(03/04/2024 07:56:AM)

Nước đã cạn

(30/03/2024 06:46:AM)

Bảo vệ môi trường – Nền tảng để phát triển kinh tế bền vững

(28/03/2024 07:08:AM)

Chuyển đổi xanh trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

(26/03/2024 05:49:AM)

Một số suy nghĩ về chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ “nâu” sang “xanh”, từ khai thác thâm dụng tài nguyên thiên nhiên sang phát triển dựa vào hệ sinh thái, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn - Từ phân tích thực

(25/03/2024 06:28:AM)

Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam

(24/03/2024 06:05:AM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE