quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
SỰ KIỆN MÔI TRƯỜNG NỔI BẬT

Những sự kiện môi trường trong nước 1972 - 2010

Thứ Hai, 20/09/2010 | 03:50:00 PM

 

NHỮNG SỰ KIỆN MÔI TRƯỜNG TRONG NƯỚC  1972 - 2010

 1972
- Ban hành Pháp lệnh Bảo vệ rừng, thành lập lực lượng Kiểm lâm nhân dân
 1973
- Xem xét một số vấn đề liên quan đến môi trường của Đề án Thủy điện Hòa Bình
 1974
- Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 172/CT ngày 24/5/1974 về “Đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản về tài nguyên và điều kiện thiên nhiên”
 1975
- Thành lập Vụ Điều tra cơ bản thuộc Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
 1976
- Mở chuyên mục “Bảo vệ môi trường” trên Tạp chí Tin tức Hoạt động Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
 1977
- Tiến hành các chương trình điều tra tổng hợp tài nguyên và điều kiện thiên nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường các vùng đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Tây Bắc và vùng biển phía Nam
 1978
- Hội nghị Đánh giá Hoạt động điều tra cơ bản toàn quốc lần thứ nhất
 1979
- Tham gia INFOTERRA – hệ thống đầu mối thông tin môi trường của UNEP (Chương trình Môi trường Liên hợp quốc).
 1980
- Thực hiện Chương trình Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn do UNICEF tài trợ.
- Thành lập Uỷ ban quốc gia điều tra hậu quả chất diệt cỏ và làm trụi lá cây Mỹ dùng trong chiến tranh ở Việt Nam (Uỷ ban 10–80).
- Vụ Điều tra cơ bản thuộc Uỷ ban khoa học và Kỹ thuật Nhà nước lấy tên giao dịch quốc tế là Vụ Tài nguyên và Môi trường.
 1981
- Công bố Hiến pháp 1980, trong đó có Điều 36 thuộc Chương Chế độ kinh tế quy định trách nhiệm bảo vệ môi trường.
- Ban hành Luật Bảo vệ Sức khoẻ của nhân dân.
- Tiến hành chương trình nghiên cứu khoa học trọng điểm cấp Nhà nước về Phát triển và Phân bố lực lượng sản xuất, về tài nguyên và môi trường, và về quy hoạch môi trường vùng Đông Nam Bộ, tiếp tục các chương trình điều tra tổng hợp các vùng (giai đoạn 2)
 1982
- Ban hành Quyết định số 71/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc cả nước tổ chức kỷ niệm Ngày Môi trường thế giới hàng  vào ngày 5/6.
- Lần đầu tiên tổ chức kỷ niệm Ngày Môi trường thế giới 5/6 tại Nhà hát lớn, Thành phố Hà Nội.
- Tham gia Công ước về Bảo vệ di sản Văn hoá và Tự nhiên thế giới (HERITAGE).
 1983
- Thành lập Vườn quốc gia Cát Bà, khu bảo tồn rừng – biển đầu tiên của Việt Nam.
- Tiến hành Hội nghị quốc tế về Sử dụng hợp lý Tài nguyên thiên nhiên và Bảo vệ môi trường trong khuôn khổ chương trình Tài nguyên và Môi trường.
- Phát tài liệu Tổng kết công tác điều tra cơ bản
 1984
- Hoàn thành và xuất bản dự thảo Chiến lược quốc gia về Bảo tồn – những vấn đề tài nguyên và môi trường (bằng Tiếng Anh).
- Tổ chức nhiều hội thảo tầm cỡ quốc gia về: Quản lý môi trường, môi trường và tài nguyên đất, môi trường nước, môi trường không khí, môi trường và dân số–sức khoẻ và nghiên cứu khoa học về môi trường.
 1985
- Ban hành Nghị quyết số 246/HĐBT ngày 20/9/1985 của Hội đồng Bộ trưởng về “Tăng cường công tác điều tra cơ bản, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường”.
- Tổ chức Hội nghị khoa học về biển với tiêu đề “Hướng ra biển”.
- Tham gia Tổ chức Đăng ký các hoá chất độc hại tiềm tàng (IRPTC).
 1986
- Xuất bản dự thảo Chiến lược quốc gia về bảo tồn (tiếng Việt).
- Tiến hành chương trình về Tài nguyên và Môi trường và các chương trình điều tra tổng hợp (giai đoạn 3).
- Tiến hành đề tài nghiên cứu về dự thảo Luật Bảo vệ Tài nguyên thiên nhiên và Môi trường.
 1987
- Ban hành Luật Đất đai.
- Tiến hành Hội thảo quốc gia “Bảo vệ môi trường bằng luật pháp”.
- Tham gia Công ước IAEA về thông báo sớm sự cố hạt nhân.
- Tham gia Công ước về trợ giúp trong các trường hợp sự cố hạt nhân hoặc cấp cứu về phóng xạ.
 1988
- Ban hành Pháp lệnh Bảo vệ và Phát triển Nguồn lợi thủy sản.
- Thành lập Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (tên viết tắt tiếng Anh: VACNE).
- Hội thảo đầu tiên về Đánh giá tác động môi trường.
 1989
- Ban hành Pháp lệnh về Tài nguyên Khoáng sản.
- Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước kiến nghị Chính phủ và Quốc hội thành lập Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
 1990
- Ban hành Pháp lệnh về Thuế tài nguyên.
- Tổ chức thành công Hội nghị quốc tế về Môi trường và Phát triển bền vững tại Cung Đại hội, Hà Nội.
- Xây dựng hàng loạt các dự án về bảo vệ môi trường.
 1991
- Thông qua Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.
- Thông qua Kế hoạch quốc gia về Môi trường và Phát triển bền vững 1991 – 2000 (Chỉ thị 187/CT ngày 12/6/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng).
- Tham gia Công ước quốc tế về Ngăn ngừa ô nhiễm do tàu thuyền (MARPOL), Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt là nơi cư trú của loài chim nước (RAMSAR).
- Tiếp tục triển khai xây dựng dự thảo Luật Bảo vệ môi trường.
 1992
- Thành lập Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
- Đoàn Việt Nam do Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Khánh dẫn đầu tham dự Hội nghị của Liên hợp quốc về Môi trường và Phát triển (RIO 92), ký các văn kiện và công ước chính đã thông qua tại Hội nghị.
 1993
- Ngày 27/12/1993, Quốc hội khoá IX thông qua Luật Bảo vệ môi trường (15 ngày sau bắt đầu có hiệu lực).
- Thông qua Luật Dầu khí, Pháp lệnh Thú y, Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch Thực vật.
- Thành lập Cục Môi trường, (tên giao dịch quốc tế là National Environment Agency – NEA).
- Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN).
- Đại hội lần thứ 2 Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam.
 1994
- Ban hành Nghị định 175/CP về Hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường.
- Trình Báo cáo Hiện trạng môi trường đầu tiên của Việt Nam cho Quốc hội.
- Các công ước sau đây chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam: Công ước về Buôn bán quốc tế những loài động thực vật có nguy cơ bị đe doạ (CITES), Nghị định thư Montreal về Các chất làm suy giảm tầng ôzôn, Công ước Viên về Bảo vệ tầng ôzôn, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển, Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu, Công ước về Đa dạng sinh học.
- Ban hành Chỉ thị 406/CT về cấm sản xuất, vận chuyển, buôn bán và đốt pháo nổ trên phạm vi toàn quốc.
- Đòi tàu Neptun (Singapore) bồi thường 4,2 triệu USD do tràn dầu ở Cát Lái (thành phố Hồ Chí Minh)
- Ra đời Bản tin Bảo vệ môi trường
 1995
- Thông qua Kế hoạch hành động quốc gia về Bảo vệ đa dạng sinh học.
- Thông tư 2262/TT-MTg hướng dẫn khắc phục sự cố tràn dầu.
- Mạng lưới quản lý nhà nước về BVMT tiếp tục phát triển tới các cơ sở, tăng cường năng lực cán bộ quản lý môi trường.
- Hình thành trên thực tế Mạng lưới Monitoring quan trắc và Phân tích Môi trường.
- Tham gia Công ước về Kiểm soát việc vận chuyển xuyên biên giới các chất thải nguy hại và việc loại bỏ chúng (Công ước BASEL).
- Việt Nam tham gia “Chiến dịch làm cho Thế giới sạch hơn” do Australia phát động.
 1996
- Thông qua Luật Khoáng sản.
- Thông qua Pháp lệnh An toàn và Kiểm soát bức xạ.
- Ban hành Nghị định 26/CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về Bảo vệ môi trường.
- Ban hành Nghị định 07/CP và 78/CP của Chính phủ về Quản lý giống cây trồng và xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật, Chỉ thị 359/TTg và 286/TTg của Thủ tướng Chính phủ về Những biện pháp cấp bách bảo vệ và phát triển động vật hoang dã và bảo vệ và phát triển rừng.
- Thông tư 2781/TT-KCM hướng dẫn về thủ tục cấp, gia hạn, thu hồi Giấy Chứng nhận đạt Tiêu chuẩn Môi trường và Bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long
- Xác lập biểu trưng của Môi trường Việt Nam hình tròn, màu xanh lá mạ, thể hiện âm dương - đất biển – bản đồ hình chữ S, cũng là Sustainability (phát triển bền vững) và hình cây nhân cách hóa.
 1997
- Ban hành Nghị quyết số 05 của Quốc hội khoá X về tiêu chuẩn các công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội xem xét, quyết định đầu tư (một dạng đánh giá tác động môi trường “chiến lược”).
- Ban hành Chỉ thị 199/TTg về việc quản lý chất thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp.
- Thành lập Văn phòng GEF Việt Nam.
- Tham gia Mạng thông tin Môi trường toàn cầu UNEPnet.
- Tiến hành Cuộc Thanh tra diện rộng về Bảo vệ môi trường (đối với 9.384 cơ sở).
- Tổ chức Triển lãm Môi trường toàn quốc lần thứ nhất.
- Đưa yếu tố môi trường vào tiêu chuẩn xét trao Giải thưởng chất lượng Việt Nam và tiêu chuẩn xét thưởng tại Hội chợ Triểm lãm hàng công nghiệp hàng .
 1998
- Bộ Chính trị ra Chỉ thị 36-CT/TW về “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước”.
- Thông qua Luật Tài nguyên nước.
- Tổ chức Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ nhất.
- Tham gia Công ước Chống sa mạc hoá.
- Tổ chức Liên hoan phim môi trường toàn quốc lần thứ nhất.
- Đại hội lần thứ 3 Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam.
 1999
- Thông qua Luật Khuyến khích đầu tư trong nước.
- Phê duyệt Chiến lược quản lý Chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến  2020; và phê duyệt Quy chế Quản lý chất thải nguy hại.
- Diễn đàn Môi trường ASEAN lần thứ nhất tổ chức tại Hà Nội theo sáng kiến của Việt Nam.
- Ban hành thông tư liên bộ về ký quỹ để phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản.
- Thành lập Ban chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam (Ban chỉ đạo 33).
- Việt Nam ký Tuyên ngôn quốc tế về Sản xuất sạch hơn.
- Bản tin Bảo vệ môi trường nâng cấp thành Tạp chí Bảo vệ môi trường
 2000
- Quốc hội thông qua Bộ luật Hình sự sửa đổi, trong đó có Chương XVII – Các tội phạm về môi trường, có hiệu lực từ 01/7/2000.
- Thông qua Luật Khoa học và Công nghệ.
-  môi trường ASEAN.
- Thực thi Chiến lược Bảo tồn rừng tự nhiên và Trồng mới 5 triệu hecta rừng.
- Giảm hơn một nửa tỷ lệ hộ nghèo đói (từ 30%  1992 xuống còn 14%  2000).
- Quỹ Cải thiện môi trường của Thành phố Hồ Chí Minh phát huy hiệu lực.
 2001
- Hiến pháp sửa đổi 2001.
- Ban hành Pháp lệnh Phí và Lệ phí.
- Bắt buộc tái xuất ra khỏi Việt Nam trên 5.000 tấn sắt phế liệu nhập trái phép vào Cảng Hải Phòng.
- Lần đầu tiên trao tặng Giải thưởng Môi trường Việt Nam (Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường) và Giải thưởng vì sự nghiệp BVMT (Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam).
- Chính phủ thông qua đề án “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”.
- Tham gia Công ước về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ (POP).
- Lần đầu tiên, kinh phí sự nghiệp nghiên cứu khoa học được sử dụng cho các hoạt động quản lý môi trường của nhiều Bộ/ngành địa phương.
 2002
- Thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Thành lập Quỹ Môi trường Việt Nam.
- Việt Nam tham gia Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về Phát triển bền vững.
- Diện tích phủ xanh vượt mức an toàn sinh thái vùng nhiệt đới, đạt 33,2% tỷ lệ rừng tự nhiên.
- Tổ chức Hội nghị Việt – Mỹ đầu tiên về hậu quả chất độc da cam/đioxin lên con người và môi trường.
- Ký kết Biên bản Nhóm Hỗ trợ quốc tế về Môi trường (ISGE).
- Chủ tịch ASOEN Việt Nam trở thành Chủ tịch ASOEN của ASEAN
 2003
- Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 45 ngày 02/4/2003 về việc thành lập các Sở Tài nguyên và Môi trường ở địa phương.
- Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 64 ngày 22/4/2003 phê duyệt “Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng”.
- Chính phủ ban hành Nghị định số 67 ngày 13/6/2003 về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
- Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 82 ngày 26/6/2003 về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam.
- Chính phủ ban hành Nghị định số 109 ngày 23/9/2003 về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước.
- Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 256 ngày 02/12/2003 phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến  2010 và định hướng đến  2020.
- Ngày 18 tháng 12  2003 thành lập Hội nạn nhân chất độc da cam/đioxin Việt Nam.
 2004
- Các nạn nhân chất độc da cam/đioxin nộp đơn kiện các công ty hoá chất Mỹ đã sản xuất các loại chất độc này để quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam, gây hậu quả nghiêm trọng và kéo dài về sức khoẻ và môi trường.
- Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 153 ngày 17/8/2004 ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam).
- Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ra Nghị quyết số 41 – NQ/TW “về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”.
- Hoàn thành quá trình điều chỉnh, bổ sung Luật Bảo vệ môi trường đã thông qua  1993 để trình Quốc hội ban hành.
 2005
- Thông qua Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi)
- Tổ chức thành công Hội nghị môi trường toàn quốc (lần thứ hai)
- Ban hành Quy chế quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen; sản phẩm hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen
- Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia hàng  được công bố rộng rãi
- Nhiều Nghị quyết liên tịch về bảo vệ môi trường được ký kết
 2006
- Diễn đàn quốc gia về sức khoẻ môi trường lần thứ nhất
- Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể bảo vệ và phát triển bền vững môi trường cảnh quan lưu vực sông Cầu.
-  Môi trường ASEAN 2006
- Hội chợ – Triển lãm quốc tế về công nghệ môi trường tại Việt Nam lần thứ nhất
- Thành lập Cục Cảnh sát môi trường (trực thuộc Tổng cục Cảnh sát)
 2007
- Nhiều văn bản quy phạm pháp luật về quản lý môi trường được hoàn thiện
- Phản biện xã hội mạnh mẽ về môi trường liên quan đến ý tưởng Dự án Tam Đảo 2 dự kiến khai mạc vùng lõi VQG Tam Đảo
- Công bố Tài liệu Báo cáo môi trường toàn cầu GEO lần thứ 4, nêu bật vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu.
 2008
- Thông qua Luật Đa dạng sinh học
- Thành lập Tổng cục Môi trường và Cục Khí tượng, Thủy văn và Biến đổi khí hậu thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Công bố Chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu
- Phản biện xã hội mạnh mẽ về môi trường liên quan vụ việc Công ty VEDAN xả nước thải trái phép
- Kỷ niệm 20  thành lập Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, xuất bản tuyển tập “Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững” của Hội
 2009
- Phản biện xã hội mạnh mẽ về môi trường liên quan đến Dự án khai thác bauxit ở Tây Nguyên
- Bộ Tài nguyên và Môi trường, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, UBND TP Hải Phòng phối hợp tổ chức Lễ mít tinh kỷ niệm Ngày Môi trường Thế giới tại Hải Phòng và Chiến dịch làm cho Thế giới sạch hơn tại Phú Thọ, Hội BVTN&MT Việt Nam thực hiện.
- Hội BVTN&MT Việt Nam tổ chức thành công Hội chợ – Triển lãm quốc tế về công nghệ môi trường lần thứ 4 ENVIROTEX 2009, Cuộc thi Quốc gia về Cải thiện việc bảo vệ và sử dụng nguồn nước lần thứ 6; Lễ trao Cúp vàng Vì sự nghiệp Bảo vệ môi trường  2009 cho 110 doanh nghiệp; Chuyến đạp xe xuyên Việt truyền thông môi trường "Hành trình theo dãy Trường Sơn" lần thứ 2. Hội xuất bản 2 tài liệu cho cộng đồng là "Phản biện xã hội trong bảo vệ thiên nhiên và môi trường" và "Một số điều cần biết về biến đổi khí hậu"
- Tích cực chuẩn bị cho việc tham dự Hội nghị thượng đỉnh Trái đất về biến đổi khí hậu toàn cầu diễn ra tại Copenhoghen Đan Mạch 12/2009.
 2010
- Tổ chức Hội nghị môi trường toàn quốc lần thứ 3
- Tuần lễ Festival biển và hải đảo Việt Nam lần đầu tiên
- Dự thảo trình Quốc hội thông qua Luật Thuế Môi trường
- Hội thảo quốc gia về  quốc tế ĐDSH và chương trình triển khai Luật ĐDSH hưởng ứng  quốc tế ĐDSH 2010
- Vedan đền bù thiệt hại về môi trường cho nông dân 3 tỉnh, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu  
- Hội BVTN&MT Việt Nam tổ chức thành công Hành trình Đạp xe Hữu nghị thanh niên Việt Trung lần thứ nhất. Hội tổ chức Hội thảo Nghìn  môi trường Hoa Lư – Thăng Long – Hà Nội ở Ninh Bình và Hà Nội.

 
 

Lượt xem: 2238

Các tin khác

Bài 8 (5 Tet): Mở rộng hoạt động xã hội, chia sẻ khó khăn với nhân dân.

(12/02/2018 01:57:PM)

Cuộc thi quốc gia cải thiện việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước – Mười năm một chặng đường

(11/06/2013 08:14:PM)

Một số hình ảnh lễ tổng kết 10 năm và trao giải lần thứ 10 Cuộc thi quốc gia cải thiện việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước

(11/06/2013 06:38:AM)

Mười năm cùng cố gắng vì môi trường nước

(10/06/2013 10:48:AM)

Mời tham dự Lễ tổng kết 10 năm Cuộc thi và trao giải Cuộc thi Nước lần thứ 10

(04/06/2013 07:23:PM)

Một vài thông tin về các cuộc thi nước những năm trước đây (9)

(03/05/2013 04:10:AM)

Một vài thông tin về các cuộc thi nước những năm trước đây (8):

(30/04/2013 08:31:PM)

Một số thông tin về Cuộc thi nước những năm trước đây (7)

(30/04/2013 03:20:PM)

Một số thông tin về các cuộc thi nước những năm trước đây: (6) : 2008-2009

(28/04/2013 08:25:PM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE