NHỮNG SỰ KIỆN MÔI TRƯỜNG ĐÁNG GHI NHỚ CỦA VIỆT NAM
Giai đoạn 1972-2004
|
1972
|
- Ban hành Pháp lệnh Bảo vệ rừng, thành lập lực lượng Kiểm lâm nhân dân
|
1973
|
- Xem xét một số vấn đề liên quan đến môi trường của Đề án Thuỷ điện Hoà Bình
|
1974
|
- Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 127/CT ngày 24/5/1974 về "Đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản về tài nguyên và điều kiện thiên nhiên"
|
1975
|
- Thành lập Vụ điều tra cơ bản thuộc Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
|
1976
|
- Mở chuyên mục "Bảo vệ môi trường" trên Tạp chí Tin tức Hoạt động Khoa học của Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
|
1977
|
- Tiến hành các chương trình điều tra tổng hợp tài nguyên và điều kiện thiên nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường các vùng đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Tây nguyên, Tây Bắc và vùng biển phía Nam
|
1978
|
- Hội nghị Đánh giá Hoạt động điều tra cơ bản toàn quốc lần thứ nhất
|
1979
|
- Tham gia INFOTERRA- hệ thống đầu mối thông tin môi trường của UNEP (Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc)
- Thực hiện Chương trình Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn do UNICEF tài trợ
- Thành lập Uỷ ban quốc gia điều tra hậu quả chất diệt cỏ và làm trụi lá cây Mỹ dùng trong chiến tranh ở Việt Nam (Uỷ ban 10-80)
- Vụ Điều tra cơ bản lấy tên giao dịch quốc tế là Vụ Tài nguyên và Môi trường
|
1981
|
- Công bố Hiến pháp 1981, trong đó có Điều 36 thuộc Chương Chế độ kinh tế qui định trách nhiệm bảo vệ môi trường
- Ban hành Luật Bảo vệ Sức khoẻ của nhân dân
- Tiến hành các chương trình nghiên cứu khoa học trọng điểm cấp Nhà nước về Phát triển và Phân bố lực lượng sản xuất, tài nguyên và môi trường, quy hoạch môi trường vùng Đông Nam Bộ, tiếp tục các chương trình điều tra tổng hợp các vùng (giai đoạn 2)
|
1982
|
- Ban hành Quyết định số 71/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc cả nước tổ chức kỷ niệm ngày Môi trường Thế giới hàng năm vào ngày 5/6
- Lần đầu tiên tổ chức kỷ niệm ngày Môi trường Thế giới 5/6 tại Nhà hát lớn- Thành phố Hà Nội
- Tham gia công ước về Bảo vệ Di sản văn hoá và Tự nhiên thế giới (HERITAGE)
|
1983
|
- Thành lập Vườn Quốc gia Cát Bà, khu bảo tồn rừng - biển đầu tiên của Việt Nam
- Tiến hành Hội nghị quốc tế về sử dụng hợp lý Tài nguyên thiên nhiên và Bảo vệ môi trường trong khuôn khổ chương trình Tài nguyên và Môi trường
- Phát hành tài liệu Tổng kết công tác điều tra cơ bản
|
1984
|
- Hoàn thành và xuất bản dự thảo Chiến lược quốc gia về Bảo tồn- những vấn đề tài nguyên và Môi trường (bằng Tiếng Anh)
- Tổ chức nhiều hội thảo tầm cỡ quốc gia về: quản lý môi trường, môi trường và tài nguyên đất, môi trường nước, môi trường không khí, môi trường và dân số - sức khoẻ và nghiên cứu khoa học về môi trường
|
1985
|
- Ban hành nghị quyết số 246/HĐBT ngày 20/9/1985 của Hội đồng Bộ trưởng về "Tăng cường công tác điều tra cơ bản, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường"
- Tổ chức Hội nghị khoa học về biển với tiêu đề "Hướng ra biển".
- Tham gia Tổ chức Đăng ký các hoá chất độc hại tiềm tàng (IRPTC)
|
1986
|
- Xuất bản dự thảo Chiến lược quốc gia về bảo tồn (tiếng Việt)
- Tiến hành chương trình về Tài nguyên và Môi trường và các chương trình điều tra tổng hợp (giai đoạn 3)
- Tiến hành đề tài nghiên cứu về dự thảo Luật Bảo vệ Tài nguyên thiên nhiên và Môi trường
|
1987
|
- Ban hành Luật Đất đai
- Tiến hành Hội thảo quốc gia "Bảo vệ môi trường bằng pháp luật"
- Tham gia Công ước IAEA về thông báo sớm sự cố hạt nhân
- Tham gia Công ước về trợ giúp trong các trường hợp sự cố hạt nhân hoặc cấp cứu về phóng xạ
|
1988
|
- Ban hành Pháp lệnh Bảo vệ và Phát triển Nguồn lợi thuỷ sản
- Thành lập Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (tên viết tắt tiếng Anh: VACNE)
- Hội thảo đầu tiên về Đánh giá tác động môi trường
|
1989
|
- Ban hành Pháp lệnh về Tài nguyên Khoáng sản
- Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước kiến nghị Chính phủ và Quốc hội thành lập Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường
|
1990
|
- Ban hành Pháp lệnh về Thuế tài nguyên
- Tổ chức thành công Hội nghị quốc tế về Môi trường và Phát triển bền vững tại Cung Đại hội, Hà Nội
- Xây dựng hàng loạt các dự án về bo vệ môi trường
|
1991
|
- Thông qua Luật Bảo vệ và Phát triển rừng
- Thông qua Kế hoạch quốc gia về Môi trường và Phát triển bền vững 1991-2000 (Chỉ thị 187/CT ngày 12/6/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng)
- Tham gia Công ước quốc tế về Ngăn ngừa ô nhiễm do tàu thuyền (MARPOL), Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt là ni cư trú của loài chim nước (RAMSAR)
- Tiếp tục triển khai xây dựng dự thảo Luật Bảo vệ môi trường
|
1992
|
- Thành lập Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường
- Đoàn Việt Nam do Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh dẫn đầu tham dự Hội nghị của Liên Hợp Quốc về Môi trường và Phát triển (RIO 92), ký các văn kiện và công ước chính đã thông qua tại Hội nghị về môi trường
|
1993
|
- Ngày 27/12/1993, Quốc hội khoá IX thông qua Luật Bảo vệ môi trường (15 ngày sau bắt đầu có hiệu lực)
- Thông qua Luật Dầu khí, Pháp lệnh Thú y, Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch Thực vật
- Thành lập Cục Môi trường, (tên giao dịch quốc tế là National Environment Agency- NEA)
- Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN)
- Đại hội lần thứ 2 Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam
|
1994
|
- Ban hành Nghị định 175/CP về Hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường
- Trình Báo cáo Hiện trạng môi trường đầu tiên của Việt Nam cho Quốc Hội
- Các công ước sau đây chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam: Công ước về buôn bán quốc tế những loài động thực vật có nguy cơ bị đe doạ (CITES), Nghị định thư Montreal về các chất làm suy gim tầng ôzôn, Công ước Viên về Bo vệ tầng ôzôn, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu, Công ước về Đa dạng sinh học
- Ban hành Chỉ thị 406/CT về cấm sản xuất, vận chuyển, buôn bán và đốt pháo nổ trên phạm vi toàn quốc
- Đòi tàu Neptun (Singapore) bồi thường 4,2 triệu USD do tràn dầu ở Cát Lái (thành phố Hồ Chí Minh)
- Ra đời Bản tin Bảo vệ môi trường
|
1995
|
- Thông qua Kế hoạch hành động quốc gia về Bảo vệ đa dạng sinh học
- Thông tư 2262/TT-MTg hướng dẫn khắc phục sự cố tràn dầu
- Mạng lưới quản lý nhà nước về BVMT tiếp tục phát triển tới các cơ sở, tăng cường năng lực cán bộ quản lý môi trường
- Hình thành trên thực tế Mạng lưới Monitoring quan trắc và Phân tích Môi trường
- Tham gia Công ước về Kiểm soát việc vận chuyển xuyên biên giới các chất thi nguy hại và việc loại bỏ chúng (Công ước BASEL)
- Việt Nam tham gia "Chiến dịch làm cho Thế giới sạch hơn"
|
1996
|
- Thông qua Luật Khoáng sản
- Thông qua Pháp lệnh An toàn và Kiểm soát bức xạ
- Ban hành Nghị định 26/CP Qui định xử phạt vi phạm hành chính về BVMT
- Ban hành Nghị định 07/CP và 78/CP của Chính phủ về Quản lý giống cây trồng và xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật, Chỉ thị 359/TTg và 286/TTg của Thủ tướng Chính phủ về Những biện pháp cấp bách bảo vệ và phát triển động vật hoang dã và bảo vệ và phát triển rừng
- Thông tư 2781/TT-KCM và 2891/TT-KCM hướng dẫn về thủ tục cấp, gia hạn, thu hồi Giấy Chứng nhận đạt Tiêu chuẩn Môi trường và Bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long
- Xác lập biểu trưng của Môi trường Việt Nam hình tròn, màu xanh lá mạ, thể hiện âm dưng-đất biển- bản đồ hình chữ S, cũng là Sustainable (phát triển bền vững) và hình cây nhân cách hoá.
|
1997
|
- Ban hành Nghị quyết số 05 của Quốc hội khoá X về tiêu chuẩn các công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội xem xét, quyết định đầu tư (một dạng đánh giá tác động môi trường "chiến lược")
- Ban hành Chỉ thị 199/TTg về việc quản lý chất thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp
- Thành lập Văn phòng GEF Việt Nam
- Tham gia Mạng thông tin Môi trường toàn cầu UNEP net
- Tiến hành Cuộc Thanh tra diện rộng về BVMT (đối với 9384 cơ sở)
- Tổ chức Triển lãm môi trường toàn quốc lần thứ nhất
- Đưa yếu tố môi trường vào tiêu chuẩn xét trao Giải thưởng chất lượng Việt Nam và tiêu chuẩn xét thưởng tại Hội chợ Triển lãm hàng công nghiệp hàng năm
|
1998
|
- Bộ Chính trị ra Chỉ thị 36-CT/TW về "Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước"
- Thông qua Luật Tài nguyên nước
- Tổ chức Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ nhất
- Tham gia Công ước Chống sa mạc hoá
- Tổ chức Liên hoan phim môi trường toàn quốc lần thứ nhất
- Đại hội lần thứ ba Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam
|
1999
|
- Thông qua Luật Khuyến khích đầu tư trong nước
- Phê duyệt Chiến lược quản lý Chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020; và phê duyệt Quy chế Quản lý chất thải nguy hại
- Diễn đàn Môi trường ASEAN lần thứ nhất tổ chức tại Hà Nội theo sáng kiến của Việt Nam
- Ban hành thông tư liên bộ về ký quỹ để phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản
- Thành lập Ban chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam (Ban Chỉ đạo 33)
- Việt Nam ký Tuyên ngôn quốc tế về Sản xuất sạch hơn
- Bản tin Bảo vệ môi trường nâng cấp thành Tạp chí Bảo vệ môi trường
|
2000
|
- Quốc hội thông qua Bộ luật Hình sự sửa đổi, trong đó có Chương XVII- Các tội phạm về môi trường, có hiệu lực từ 1/7/2000
- Thông qua Luật Khoa học và Công nghệ
- Trình Chính phủ Chiến lược quốc gia bảo vệ môi trường đến năm 2010
- Năm Môi trường ASEAN
- Thực thi Chiến lược Bảo tồn rừng tự nhiên và Trồng mới 5 triệu ha rừng
- Giảm hơn một nửa tỷ lệ hộ nghèo đói (từ 30% năm 1992 xuống còn 14% năm 2000)
- Quỹ Cải thiện môi trường của Thành phố Hồ Chí Minh phát huy hiệu lực
|
2001
|
- Hiến pháp sửa đổi 2001
- Ban hành Pháp lệnh Phí và Lệ phí
- Bắt buộc tái xuất ra khỏi Việt Nam trên 5000 tấn sắt phế liệu nhập trái phép vào Cảng Hải Phòng
- Lần đầu tiên trao tặng Giải thưởng Môi trường Việt Nam (Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường) và Giải thưởng vì sự nghiệp BVMT (Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam)
- Chính phủ thông qua đề án "Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân"
- Tham gia Công ước về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ (POP)
- Thẩm định và thông qua Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Đường Xuyên việt Bắc Nam (Đường Hồ Chí Minh), Dự án Cảng Cái Lân
- Ký kết 2 đề án hợp tác nghiên cứu với Mỹ về khắc phục hậu quả chất độc da cam/đioxin lên con người và môi trường
- Lần đầu tiên, kinh phí sự nghiệp nghiên cứu khoa học được sử dụng cho các hoạt động quản lý môi trường của nhiều Bộ/ngành địa phương
|
2002
|
- Thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Thành lập Quỹ Môi trường Việt Nam
- Xây dựng Chương trình Nghị sự Agenda 21 của Việt Nam
- Việt Nam tham gia Hội nghị thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững
- Tổ chức Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ hai
- Diện tích phủ xanh vượt mức an toàn sinh thái vùng nhiệt đới, đạt 33,2% tỷ lệ rừng tự nhiên
- Tổ chức Hội nghị Việt - Mỹ đầu tiên về hậu quả chất độc da cam/đioxin lên con người và môi trường
- Ký kết Biên bản Nhóm Hỗ trợ quốc tế về Môi trường (ISGE)
- Chủ tịch ASOEN Việt Nam trở thành Chủ tịch ASOEN của ASEAN
|
2003 |
- Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 45 ngày 2/4/2003 về việc thành lập các Sở Tài nguyên và Môi trường ở địa phương
-Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 64 ngày 22/4/2003 phê duyệt "Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiểm môi trường nghiêm trọng"
- Chính phủ ban hành Nghị định số 82 ngày 26/6/2003 về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam
- Chính phủ ban hành Nghị định số 109 ngày 23/9/2003 về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước
- Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 256 ngày 2/12/2003 phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
- Thành lập Hội nạn nhân chất độc da cam/đioxin Việt Nam (18/12/2003) |
2004 |
- Các nạn nhân chất độc da cam/đioxin nộp đơn kiện các công ty hoá chất Mỹ đã sản xuất các loại hoá chất độc này để quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam, gây hậu quả nghiêm trọng và kéo dài về sức khoẻ và môi trường
- Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 153 ngày17/8/2004 ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam)
- Bộ Chính trị Ban Chấp hành TƯ Đảng Cộng sản Việt Nam ra Nghị quyết số 41 - NQ/TƯ "về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước"
- Hoàn thành quá trình điều chỉnh, bổ sung Luật Bảo vệ môi trường đã thông qua năm 1993 để trình Quốc hội ban hành
|