DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG
Những kinh nghiệm quý giá trong công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường
Thứ Năm, 06/08/2020 | 08:29:00 AM
Từ thế kỷ 19 thế giới đã nhận thấy sự lãng phí và sử dụng quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên và cũng từ đó chúng ta có thể rút ra những kinh nghiệm quý giá trong việc bảo vệ tài nguyên và môi trường.
Kinh nghiệm thế giới
Trong thế kỷ 19, một viễn cảnh nhìn nhận mới gọi là lãng mạn-đạo đức bảo tồn vượt trội (romantic-transcendental conservation ethic), trong cách nhìn nhận này cho rằng tài nguyên có những giá trị sử dụng khác, hơn cả những lợi ích mà con người thu được và trong thực tế cho thấy tài nguyên có những giá trị vốn có mang tính độc lập không phụ thuộc vào con người.
Một viễn cảnh thứ ba về quan điểm nhìn nhận của thế giới trong thế kỷ 20 đối với bảo vệ tài nguyên và môi trường dựa trên cơ sở hệ sinh thái, đó là tiến hóa-đạo đức đất sinh thái (evolutionary-ecological land ethic), đã được giới thiệu bởi tác giả Aldo Leopold vào những năm thập kỷ 1930 và 1940 của thế kỷ 20.
Ông cho rằng cùng với sự phát triển của hệ sinh thái và tiến bộ khoa học kỹ thuật của con người, thiên nhiên không đơn giản là sự thu thập các thành phần của chúng, một số được sử dụng, còn một số khác vứt bỏ dựa trên tính hữu ích của chúng đối với con người, thiên nhiên cũng không phải là ngôi chùa để thờ cúng và không được chạm tới.
Vào giữa những năm 1960-1970, bảo vệ tài nguyên và môi trường đã có nhìn nhận sát thực hơn, quản lý tài nguyên thay đổi theo hướng bền vững, dựa trên tiếp cận mới gắn với khai thác trong môi trường như: Giải trí, bảo tồn các loài có nguy cơ tuyệt chủng, hiệu ứng tích lũy và gía trị thẩm mỹ. Những vấn đề ô nhiễm không khí, nguồn nước, mất đa dạng sinh học đe dọa tới môi trường sống của con người được thế giới chú trọng hơn.
Đến những năm thập kỷ 1980, bảo vệ tài nguyên và môi trường tiến thêm một bước đó là quy định mới của thế giới về bảo tồn sinh vật như là một triết lý trong thực hiện quản lý hệ sinh thái. Người ta đã bắt đầu nhìn thấy những rối loạn của hệ thống tự nhiên, và đến những năm đầu thập kỷ 90 đã thay đổi cơ bản cách nhìn nhận trong bảo vệ tài nguyên và môi trường, đối tượng quản lý chính là hệ sinh thái, nhằm hướng tới “Phát triển bền vững”, lần đầu tiên hội nghị thượng đỉnh thế giới 1992 đã đưa ra chủ đê “Môi trường và phát triển”.
Từ năm 2010, chương trình môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) đã có những tiếp cận mới trong bảo vệ tài nguyên và môi trường, đó là quản trị môi trường (Environmental Governance) và kinh tế xanh (Green Economy) nhằm thay đổi cách nhìn nhận và tiếp cận mới về tài nguyên và môi trường phù hợp với xu thế phát triển hiện nay trên quy mô toàn cầu.
Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Để bảo vệ tài nguyên và môi trường rút ra từ những bài học kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới, Việt Nam cần có những thay đổi trong cách tiếp cận mới sau đây.
Thứ nhất, thay đổi cách nhìn nhận mới có tính tổng hợp, bảo vệ tài nguyên và môi trường phải dựa trên cơ sở nền tảng của hệ sinh thái, nghĩa là không quản lý đơn lẻ một thành phần nào mà tiếp cận dựa trên tính đặc thù của từng hệ sinh thái để đảm bảo sự liên kết và cân đối hài hòa của các thành phần tự nhiên trong hệ sinh thái vốn có của nó, không phá vỡ thành phần cấu trúc cũng như chức năng vốn có của hệ sinh thái.
Thứ hai, thay đổi cách thức nhìn nhận trong quản lý đối với bảo vệ tài nguyên và môi trường so với trước đây giữa cách nhìn nhận quản lý truyền thống với cách nhìn nhận quản lý mới đối với hệ sinh thái thể hiện quan bảng so sánh sau đây.
Thứ ba, xem xét lại sự đề cao đối với con người trong hệ thống tự nhiên dẫn đến tàn phá thiên nhiên, phải coi con người như là thành phần quan trọng của tự nhiên để điều chỉnh hành vi của mình. Con người sống được và tồn tại được là nhờ vào thiên nhiên gồm các nguồn tài nguyên và môi trường tự nhiên. Thiên nhiên là cơ sở tiền đề cho sự sống và phát triển của con người.
Thứ tư, từ bỏ phương thức phát triển kinh tế cũ của mô hình “Kinh tế nâu”, hướng tới chuyển đổi mô hình phát triển mới, theo một cấu trúc kinh tế mà hiện nay các nước đang tiếp cân, đó là “Kinh tế xanh”, không chỉ mang lại phúc lợi cho còn người mà phải duy trì và phát triển hệ sinh thái. Muốn vậy bên cạnh khai thác phải đầu tư trở lại cho tự nhiên để phục hồi hệ sinh thái. Đối với những tài nguyên không tái tạo nguồn lợi thu được cần gìn giữ và đầu tư cho phát triên, chẳng hạn như đầu tư cho vốn con người.
Thứ năm, trong bối cảnh của thể chế kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ tài nguyên và môi trường cần có sự kết hợp hài hòa giữa các giải pháp quản lý gồm các giải pháp về điều hành và kiểm soát với các giải pháp kinh tế. Nên tảng của các giải pháp này là thay đổi nhận thức của con người, chú trọng tới đạo đức, khơi dậy cái “tâm” của con người đối với thiên nhiên. Ngoài ra cần phải lượng giá được tài sản của thiên nhiên để có sự so sánh giữa các phương án lựa chọn phục vụ cho thiết kế chính sách và lựa chọn trong bảo vệ tài nguyên và môi trường.
Khánh Ly (moitruong.com.vn)
Lượt xem: 1886
Các tin khác
Đưa thiên nhiên đến gần cộng đồng (23/12/2024 06:20:AM)
Áp dụng LEZ: Lựa chọn từ thực tế, kỳ vọng đột phá cho môi trường Thủ đô (16/12/2024 06:57:AM)
Gỡ vướng mắc thị trường tài chính xanh (11/12/2024 09:30:AM)
Tài chính khí hậu là con đường dẫn đến công lý khí hậu (18/11/2024 08:37:AM)
Tìm tiền carbon cho cây lúa (13/11/2024 08:51:AM)
COP16: Bất đồng chưa thể vượt qua (05/11/2024 06:53:AM)
Tăng tốc năng lượng tái tạo (21/10/2024 08:54:AM)
Kinh nghiệm phát triển công trình xanh trên thế giới và đề xuất đẩy mạnh ở việt nam để đáp ứng mục tiêu phát thải ròng khí co2 = zero vào năm 2050 (18/10/2024 08:29:AM)
Người tiêu dùng Net Zero (30/09/2024 06:12:AM)