quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Nhà xanh giúp con người sống khỏe mạnh, hạng phúc

Thứ Tư, 15/10/2014 | 04:11:00 PM

Những ngôi nhà, công trình sẽ được thiết kế với kiến trúc xanh, thân thiện với môi trường giúp giảm phát thải khí nhà kính, làm cho con người được sống khỏe mạnh hơn.

Năm 2014, Hội đồng Liên hiệp Hội KTS Thế giới (UIA) đã chọn chủ đề “Đô thị lành mạnh - Đô thị sống tốt” cho Ngày Kiến trúc Thế giới. “Đô thị lành mạnh, đô thị hạnh phúc” là chủ đề mang một ý nghĩa tầm nhìn và thiết thực. Ở Việt Nam, cách nhìn về Đô thị hạnh phúc có nhiều quan điểm khác nhau nhưng đều mong muốn người dân được sống trong môi trường trong lành, hạ tầng đầy đủ đáp ứng nhu cầu cuộc sống.


Người dân cần đô thị hạnh phúc

Đô thị có sức hấp dẫn đặc biệt, là thỏi nam châm khổng lồ cuốn hút ngày càng nhiều dân cư từ vùng nông thôn đổ về. Trong khi đó, quy hoạch đô thị còn nhiều bất cập, hệ thống kỹ thuật hạ tầng đô thị lạc hậu… nên không đáp ứng được sự bùng nổ dân số và nhu cầu đòi hỏi của cuộc sống.

Bày tỏ quan điểm về một đô thị hạnh phúc, KTS.Phạm Thanh Tùng - Chánh văn phòng Hội KTS Việt Nam cho rằng, một đô thị hạnh phúc là đô thị mà sống ở đó, người dân phải được đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống như được các dịch vụ công phục vụ, việc làm với thu nhập tốt, nhà ở giá rẻ, đi lại thuận tiện, có không gian công cộng, có cuộc sống thân thiện với thiên nhiên, với cộng đồng, an toàn và không có bạo lực.

Đô thị hạnh phúc không nhất thiết phải thật to lớn, hoành tráng, kiến trúc thật hiện đại với nhiều cái nhất như to nhất, cao nhất và cả đầu tư lớn nhất (mà ai đó đang hướng tới). Trong tương lai sẽ có những đô thị hạnh phúc kiểu Việt Nam, nhưng ở nhiều cấp độ và khía cạnh khác nhau.

“Muốn đô thị phát triển bền vững và luôn giữ được sức sống, phải có bàn tay chăm sóc của con người (người sử dụng, KTS và người quản lý); cần coi trọng cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, nơi lưu dấu các thời kỳ phát triển của đô thị. Để đô thị sống tốt, trong giai đoạn hiện nay cần thiết phải xây dựng được lối sống văn hóa, văn minh đô thị với sự chung tay của cả cộng đồng” - KTS Phạm Thanh Tùng chia sẻ.


Làm sao để có đô thị hạnh phúc?

Quy hoạch đô thị là bộ môn thiết kế tổng hợp để làm cơ sở tạo lập môi trường sống lành mạnh nhất, ở đó, con người được giải phóng mọi tiềm năng, phát huy năng lực để làm việc, sáng tạo, đi lại và nghỉ ngơi một cách an tâm, an toàn và tìm được cho mình khát vọng, niềm vui. Tuy nhiên, mục tiêu thiết kế đô thị hạnh phúc theo PGS.TS.KTS Trần Trọng Hanh là công việc không dễ dàng.

Ông Hanh cho rằng, mỗi một giai đoạn lịch sử đều có mô hình đô thị riêng, nên việc tìm kiếm mô hình đô thị của Việt Nam trước hết phải kế thừa các thành quả quy hoạch và xây dựng đô thị bền vững của nhân loại, dựa trên nền tảng của xu thế phát triển đô thị bền vững của thời đại, sau đó là đặc điểm lịch sử của đô thị Việt Nam và cuối cùng là điều kiện thiên nhiên, con người.

Ông Nguyễn Quang - Giám đốc chương trình Định cư con người Liên hợp quốc (UN-Habitat) thì khẳng định, nếu không có những chính sách phù hợp đầu tư cho việc cải thiện hệ thống giao thông, thiết kế không gian đô thị phù hợp, sử dụng đất với nhiều mục đích thì nhiều thành phố lớn ở Việt Nam, đặc biệt là Hà Nội sẽ rơi vào khủng hoảng...

Không gian công cộng đô thị cần được sử dụng với nhiều mục đích cả phục vụ văn hóa, giải trí và tạo môi trường cởi mở và thân thiện để mọi người có thể dễ dàng tiếp xúc với nhau. Những ngôi nhà, công trình sẽ được thiết kế với kiến trúc xanh, thân thiện với môi trường giúp giảm phát thải khí nhà kính, làm cho con người được sống khỏe mạnh hơn.

Việt Nam từ trước đến nay do đang trong quá trình phát triển nên chủ yếu mới phát triển đô thị về số lượng và quy mô, chưa thực sự chú trọng đến chất lượng sống tốt, sống đẹp, chỉ mới tập trung vào không gian để sống (tồn tại), chứ chưa hẳn là một không gian đáng sống.

Tuy nhiên với tiêu chí về phát triển bền vững thì xây dựng đô thị đáng sống luôn là phát triển đồng bộ của 2 yếu tố môi trường sinh thái và môi trường xã hội. Việc xây dựng một đô thị đáng sống ở Việt Nam là điều rất cần thực hiện ở thời điểm này, nhưng làm thế nào và thực hiện ra sao lại cần dựa trên các nghiên cứu với chiến lược cân bằng giữa ngắn hạn và dài hạn.

Không để công tác lập và quản lý quy hoạch đô thị dựa trên các yếu tố chủ quan, ngẫu hứng, phục vụ cho một nhóm lợi ích, mà hi sinh sự phát triển và chất lượng sống chung của toàn đô thị - đây là quan điểm của TS. KTS Nguyễn Xuân Hinh - Trưởng khoa Quy hoạch Đại học Kiến trúc.

Theo Minh Hiền (MOITRUONG.COM.VN/TH theo Báo Xây Dựng)

Lượt xem: 2787

Các tin khác

Các biện pháp kỹ thuật làm sạch không khí

(18/06/2015 10:59:AM)

Đà Nẵng định lượng về thành phố môi trường

(15/05/2015 07:46:AM)

Sự thật về 'thần dược' mọc như cỏ, tốt như sâm

(04/04/2015 07:41:AM)

Tìm nguồn điện từ rác

(31/03/2015 01:21:PM)

Cần đổi mới cơ chế tài chính cho bảo tồn thiên nhiên

(04/03/2015 02:01:PM)

Thúc đẩy tăng trưởng xanh ở Việt Nam

(21/01/2015 03:05:PM)

Huy động nguồn lực tài chính hỗ trợ cho tăng trưởng xanh

(15/01/2015 09:48:AM)

Làm sạch không khí đô thị: Hãy nhìn người Đan Mạch

(12/01/2015 10:47:AM)

Việt Nam - Hàn Quốc: Cơ hội hợp tác phát triển công nghệ môi trường

(30/12/2014 09:36:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE