quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
HOẠT ĐỘNG HỘI VACNE

Nhà khoa học của làng nghề được vinh danh Nhân tài Đất Việt 2019

Thứ Bảy, 16/11/2019 | 09:41:00 AM

(VACNE, 15/11) - Đó là GS.TS Đặng Thị Kim Chi, Phó Chủ tịch Hội BVTN&MT Việt Nam, vừa được vinh danh và nhận giải Nhân tài Đất Việt về lĩnh vực Môi trường.


GS.TS Đặng Thị Kim Chi được sinh ra trong một gia đình có truyền thống hiếu học, nên ngay từ nhỏ, bà đã yêu sách vở và có đức tính tự lập, vươn lên “bằng đôi chân của mình”. Năm 1971, Kim Chi tốt nghiệp Khoa Hoá - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội với tấm bằng loại ưu và được giữ lại làm giảng viên, sau đó được cử sang Cộng hoà Dân chủ Đức làm nghiên cứu sinh về chuyên ngành kỹ thuật bảo vệ môi trường. Năm 1983, sau khi về nước, TS Đặng Thị Kim Chi cùng 5 người khác, tạo thành một nhóm chuyên gia về kỹ thuật bảo vệ môi trường đầu tiên của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

Trong suốt cuộc đời làm công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và hiện nay tại Hội BVTN&MT Việt Nam, Giaó sư Đặng Thị Kim Chi luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, được giao nhiều trọng trách. Thời kỳ làm Phó Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ, Môi trường, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Giáo sư đã làm chủ nhiệm và tham gia 35 đề tài nghiên cứu  khoa học các cấp, công bố 61 bài báo khoa học, đồng tác giả của 1 bằng sáng chế (về “Quy trình điều chế chất xúc tác spinel nikel nhôm, sản phẩm xúc tác spinel nikel nhôm sử dụng cho phản ứng khử chọn lọc xúc tác đối với khí NO trong khí thải”). Bà cũng là tác giả và đồng tác giả của nhiều cuốn sách như: “Việt Nam - Môi trường và cuộc sống”, “Giáo trình kinh tế chất thải”, chủ biên cuốn “Làng nghề Việt Nam và Môi trường” “Hoá học môi trường”…

Ngoài việc giảng dạy, Giáo sư đặc biệt quan tâm tới việc giải quyết các vấn đề về môi trường phục vụ đời sống, sản xuất của người dân.  Và một trong những hướng nghiên cứu trọng tâm của GS.TS Đặng Thị Kim Chi là môi trường làng nghề. Điển hình như: đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng các chính sách và biện pháp giải quyết vấn đề môi trường ở làng nghề Việt Nam” do bà chủ trì, được các nhà khoa học trong nước và quốc tế đánh giá cao, mở ra hướng nghiên cứu mới về môi trường ở Việt Nam.

Đó là nghiên cứu, cải thiện môi trường tại các cụm công nghiệp vừa và nhỏ nằm trong vùng nông thôn với đặc điểm riêng về truyền thống văn hoá, xã hội tồn tại ở quy mô làng, xã còn gắn với sản xuất nông nghiệp và hệ tư tưởng của người nông dân. Đây sẽ là cơ sở cho việc nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp bảo vệ môi trường cho những cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, phù hợp với đặc điểm và điều kiện xã hội của Việt Nam.

Từ kết quả của đề tài, vấn đề môi trường làng nghề đã được quan tâm hơn trước rất nhiều. Gần đây, Đề án bảo vệ môi trường làng nghề của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong Chiến lược bảo vệ môi trường đến năm 2020, Đề án kiểm soát ô nhiễm môi trường làng nghề của Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường)… đều tham khảo, sử dụng kết quả của đề tài hoặc trực tiếp mời các nhà khoa học của đề tài tham gia. Đặc biệt, đề tài đã đưa ra các mô hình cải thiện môi trường có thể áp dụng cho 4 loại làng nghề phổ biến ở Việt Nam là tái chế giấy, chế biến gỗ, sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ và chế biến lương thực, thực phẩm. Những mô hình này đã được phổ biến cho bà con ở một số làng nghề, giúp giảm tiêu thụ nguyên, nhiên liệu và xử lý chất thải ô nhiễm, góp phần bảo vệ môi trường và sức khoẻ cộng đồng.

GS Chi cho biết, đặc thù của khoa học môi trường là khoa học liên ngành. Mỗi công trình, đề tài nghiên cứu liên quan đến môi trường đều rất cần sự tham gia của nhiều nhà khoa học ở các chuyên ngành khác nhau như: Sinh học, hoá học, địa chất, địa lý, xây dựng… Do đó, người làm môi trường, ngoài việc tự trau dồi, bổ sung kiến thức còn phải có trình độ quản lý tốt. Trong công việc, phải biết kết hợp hài hoà tinh thần làm việc theo nhóm của phương Tây và sự quan tâm, tình nghĩa của người Á Đông. Nhiều đề tài nghiên cứu được GS TS Đặng Kim Chi vận dụng bí quyết này đã mang lại thành công, được các Bộ, ngành và địa phương tặng Bằng khen và ứng dụng vào phục vụ đời sống xã hội.

Năm 2008, Giải thưởng Kovalevskaia dành cho các nhà khoa học nữ đã được trao cho GS.TS Đặng Thị Kim Chi - một trong những người đặt nền móng cho  xây dựng và phát triển ngành KHCN môi trường ở Việt Nam./.


Công trình khoa học “16 năm” giúp giải bài toán môi trường làng nghề giành giải nhất Nhân tài đất Việt 2019 - 3

PV VACNE

Lượt xem: 2176

Các tin khác

Dài ngắn

(27/01/2025 08:17:AM)

Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam

(13/01/2025 02:36:PM)

Thống kê số lượt truy nhập hàng ngày trên Website VACNE tháng 12/2024

(09/01/2025 09:45:AM)

Phóng sự ảnh về tổng kết chương trình vì môi trường xanh quốc gia năm 2024

(06/01/2025 09:28:AM)

Đề xuất các giải pháp ứng phó với đảo nhiệt đô thị để bảo vệ sức khỏe thị dân và thích ứng với BĐKH

(02/01/2025 11:27:AM)

Tổng kết chương trình “Vì Môi trường xanh Quốc gia 2024”

(30/12/2024 02:14:PM)

Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long

(23/12/2024 12:23:AM)

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(16/12/2024 12:32:PM)

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới – kinh nghiệm từ vacne

(13/12/2024 02:58:PM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE