quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG

Người tiêu dùng ngăn chặn vi phạm môi trường hiệu quả nhất

Thứ Tư, 25/05/2011 | 06:07:00 AM

Kết quả công bố thanh tra, kiểm tra của Bộ Tài Nguyên và Môi trường mới đây cho biết, hiện có đến 40% khu công nghiệp trên cả nước vi phạm pháp luật về môi trường.



Tẩy chay những sản phẩm của công ty gây ô nhiễm - Chọn lựa kĩ càng các sản phẩm sạch thân thiện với môi trường khi mua hàng, là cách tốt nhất để bảo vệ môi trường. Ảnh: internet

 
Áp lực môi trường

Khu công nghiệp, khu chế xuất đã có mặt ở hầu hết các tỉnh, thành phố cả nước. Đến đầu năm 2009, cả nước có trên 200 khu công nghiệp được Chính phủ phê duyệt cấp phép hoạt động. Ngoài ra, còn có hàng trăm cụm, điểm công nghiệp được các tỉnh thành phố quyết định theo thẩm quyền được phân cấp.

Bên cạnh việc phát triển mạnh về số lượng khu công nghiệp, khu chế xuất với lượng hàng hóa dồi dào thì cũng đồng nghĩa với việc gia tăng áp lực ô nhiễm môi trường.

Theo tính toán, bình quân mỗi ngày, các khu, cụm, điểm công nghiệp thải ra khoảng 30.000 tấn chất thải rắn, lỏng, khí và chất thải độc hại khác; hàng chục vạn m3 nước thải. Cần nhấn mạnh rằng, nước thải, khí thải, chất thải công nghiệp rất nguy hiểm; ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến môi sinh, môi trường, không khí, sức khỏe con người.

Tình trạng cá chết trắng hàng loạt tại các sông đã không còn là hy hữu; xuất hiện không ít “làng ung thư” là hàng xóm của các nhà máy, khu công nghiệp. Khiếu kiện, xung đột từ ô nhiễm môi trường giữa người dân địa phương và khu công nghiệp đã tăng lên với sự gay gắt ngày càng lớn...


Một điểm xả thải của Vedan ra và giết sông Thị Vải

Theo thống kê, lưu vực sông Đồng Nai đã quá sức chịu tải với trên 9.000 cơ sở sản xuất công nghiệp nhỏ lẻ. Dọc lưu vực sông Đồng Nai, có 56 khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động nhưng chỉ có 21 khu có hệ thống xử lý nước thải tập trung, số còn lại đều xả trực tiếp vào nguồn nước. Lưu vực sông Nhuệ - Đáy, sông Cầu... không là ngoại lệ.

Bình quân mỗi ngày, các lưu vực sông của nước phải tiếp nhận khoảng 48.000m3 nước thải từ các cơ sở sản xuất. Sông bị bồi lấp, lắng đọng, ô nhiễm nguồn nước phần lớn do nước thải công nghiệp.

Giá đắt phải trả

Thời gian qua, công luận và dư luận biết về sự kiện Vedan không vì những sản phẩm của của họ có mặt trên thị trường mà chính là việc gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.


Để tìm ra, bắt quả tang các vụ vi phạm môi trường, lực lượng cảnh sát điều tra phải mất rất nhiều thời gian, có khi cả tháng trời.
 

Để tìm ra sự thật nhiều lực lượng từ cơ quan điều tra, nhà báo, đã phải mất ròng rã 6 tháng trời, giả làm công nhân nhà máy để thu thập chứng cứ, phanh phui những hành vi vi phạm pháp luật môi trường của Vedan. Vedan tinh vi đến mức, vẫn xây dựng duy trì hệ thống xử lý nước thải, nhưng thiết kế ống ngầm để tuồn thẳng nước thải ra lòng sông Thị Vải; thu lời lớn từ việc trốn chi phí xử lý thải và hòng qua mắt cơ quan quản lý; hàng vạn hộ công dân bị thiệt hại sản xuất nông nghiệp.

Cái mất lớn nhất là người tiêu dùng quay lưng từ chối tiêu dùng các sản phẩm của Vedan. Người tiêu dùng chính là công cụ cuối cùng và hiệu quả nhất để góp phần ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật môi trường. Nếu tiếp tục sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của nhà máy nào đó vi phạm pháp luật môi trường, tức là ủng hộ và nối dài sự vi phạm.

Sự kiện Vedan như giọt nước tràn ly. Bởi ngay sau đó không lâu, nhà máy Miwon (Phú Thọ) bị phát giác xả nước thải ra sông Hồng; tiếp đó Nhà máy Tungkhang (Hải Dương); Nhà máy đóng tàu Vinassin (Khánh Hòa)...

Không hết, hầy như tuần nào, ngày nào báo chí là công cụ truyền thông luôn phải cập nhật đưa tin về tổ chức, doanh nghiệp có những hành vi vi phạm pháp luật môi trường.

Sau chính sách ra sức mời gọi chính sách phát triển công nghiệp, một số khu công nghiệp được thiết kế xây dựng với công nghệ sản xuất lạc hậu; khi xây dựng không quan tâm hệ thống xử lý rác, nước thải hoặc xây dựng không đạt yêu cầu để chống đối; hoặc cố tình trốn tránh công tác bảo vệ môi trường.
Người dân cho rằng, khu công nghiệp như là pháo đài bất khả xâm phạm. Nghĩa là, bên trong cứ sản xuất rồi xả khí bụi, nước thải ra ngoài tự nhiên. Người dân sẽ là người hứng chịu hậu quả.
Những điển hình xấu

Theo điều tra Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, khu công nghiệp Phú Minh, Quang Minh (Hà Nội), Thụy Vân (Phú Thọ)… đã phát hiện, có bốn khu đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, nhưng chưa đạt yêu cầu và bảy khu công nghiệp xả nước thải vượt quy chuẩn.

Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã công bố hàng loạt khu công nghiệp xả thải gây ô nhiễm môi trường. Điển hình là các khu công nghiệp Cát Lái 2, Hiệp Phước, Tân Tạo, Tân Thới Hiệp, Tây Bắc Củ Chi và Bình Chiểu, với lưu lượng nước xả thải trên 1.000 m3/ngày đêm.  

Tại Bình Dương, đã phát hiện 14 trong tổng số 21 khu công nghiệp; có đến 8 khu xả thải vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất thải cho phép hơn 10 lần gồm: Bình Đường, Sóng Thần 2, Tân Đông Hiệp A, Tân Đông Hiệp B, Đồng An 1, Mỹ Phước 3, Nam Tân Uyên và Việt Hương 2; 3-21 khu xả thải vượt chuẩn cho phép từ 5 đến dưới 10 lần gồm VSIP 2, Mỹ Phước 1, Mai Trung...
Trên đây là những địa chỉ “được và phải” cơ quan chức năng sờ gáy. Hiện nay, cứ kiểm tra bất cứ khu công nghiệp, khu chế xuất nào đó đều thấy được sự vi phạm ô nhiễm môi trường ở mức độ khác nhau, chứ không phải 40% như báo cáo.
Công cụ cần thiết

Thanh tra là hoạt động thường xuyên và cũng là công cụ quản lý của cơ quan quản lý nhà nước.
Tuy nhiên, với số lượng thanh tra ít; năng lực cán bộ thanh tra còn hạn chế; công cụ hỗ trợ hoạt động thanh tra (chủ yếu qua cảm nhận thực tế) hoặc dụng cụ thô sơ; trong khi mức độ, quy mô, cách thức vi phạm pháp luật môi trường tại các khu công nghiệp ngày càng tinh vi, hiện đại thì thanh tra hiện nay không thể là công cụ ngăn chặn hiệu quả việc vi phạm pháp luật về môi trường tại khu công nghiệp.

Có lẽ, công cụ quan trọng nhất chính là cơ quan nhà nước và người tiêu dùng. Cơ quan quản lý nhà nước “quyết tâm” không cấp phép hoạt động cho khu công nghiệp không đầu tư hệ thống xử lý môi trường hoặc rút giấy phép hoạt động khi có hành vi vi phạm.
Đặc biệt, người tiêu dùng cùng đồng lòng không tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ hàng hóa của nhà máy, khu công nghiệp vi phạm pháp luật môi trường. Đây là công cụ mà thế giới đã thực hiện rất hiệu quả.

LT

(Theo tamnhin)


 


 

Lượt xem: 1154

Các tin khác

Việt Nam ủng hộ có thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhự

(25/04/2024 07:01:AM)

Căn bản về tái hoang dã

(22/04/2024 08:37:AM)

Một nền kinh tế xanh cần nhiều thứ hơn chỉ là trợ cấp

(20/04/2024 06:23:AM)

Thúc đẩy phát triển đô thị theo hướng xanh, bền vững

(03/04/2024 07:56:AM)

Nước đã cạn

(30/03/2024 06:46:AM)

Bảo vệ môi trường – Nền tảng để phát triển kinh tế bền vững

(28/03/2024 07:08:AM)

Chuyển đổi xanh trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

(26/03/2024 05:49:AM)

Một số suy nghĩ về chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ “nâu” sang “xanh”, từ khai thác thâm dụng tài nguyên thiên nhiên sang phát triển dựa vào hệ sinh thái, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn - Từ phân tích thực

(25/03/2024 06:28:AM)

Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam

(24/03/2024 06:05:AM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE