quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG

Người biến rác thải thành 2.000 vật dụng hữu ích

Thứ Hai, 11/08/2014 | 07:20:00 AM

Sau 22 năm gắn bó với việc tìm tòi,một người đàn ông đã sáng chế ra 2.000 món đồ tận dụng phế liệu từ rác gắn liền với cuộc sống.



Nghề thu gom rác thải là một công việc vất vả, dơ bẩn với bất cứ ai, thế nhưng ông Tống Văn Thơm lại xem đó là một niềm vui, niềm đam mê với công việc khi “tái sinh” những thứ người ta vứt bỏ tạo ra những món đồ, sản phẩm và giảm lượng rác thải ra ngoài môi trường.


Ông Thơm và "chiến mã" đi thu gom rác

Cái duyên với... rác

Đặt chân lên Sài Gòn từ năm 1975, ông Thơm lăn lộn kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau, thế nhưng có lẽ cái duyên đã đưa ông đến với công việc thu gom rác thải khi quen vợ mình làm công việc lao công.

“Làm công việc này, đi tới đâu người ta cũng xem mình như người dơ bẩn, chỉ cần thấy xe rác là mọi người xa lánh, khó chịu. Những ngày đầu đến với nghề này, tôi cũng buồn và suy nghĩ rất nhiều nhưng làm riết thành quen và yêu nghề khi nào không hay”, ông Thơm tâm sự. Trải qua nhiều năm gắn bó với rác, suy nghĩ, trăn trở từ môi trường về vấn đề rác thải để rồi đến năm 1982 ông Thơm nảy sinh ra ý tưởng tận dụng rác thải có thể sử dụng được lau chùi sạch sẽ rồi lắp ráp, làm mới thành những món đồ “sống lại”.

Ông Tống Văn Thơm chế tạo robot mini từ rác thải

Ban đầu ông chỉ phục chế làm mới những đồ đã qua sử dụng thành những vật dụng cần thiết hay gắn liền với gia đình như cây đàn, chiếc xe máy cũ, tivi... Mãi đến năm 1998, khi đó TP.HCM phát động phong trào bảo vệ môi trường, ông mới nhận thức rõ và biến ý tưởng rác thành các mô hình hữu ích có giá trị hơn như đầu hát đĩa, rô bốt học tiếng anh, máy chiếu… “Tôi không được học, không có tiền vốn, đi kiếm các vật liệu cũng kéo dài nên có gì làm đó, đi nhặt rác thấy cái nào tận dụng, còn làm được là tôi mang về cắt, chắp nên nhiều khi để hoàn chỉnh được một món đồ cũng mất rất nhiều thời gian”, ông Thơm chia sẻ.

2.000 món đồ chế biến từ rác thải

Căn nhà 2 lầu trên đường Lê Văn Khương, quận 12, TP.HCM mà ông Thơm thuê ở cùng gia đình giờ đây đã chất đầy những món đồ tái chế từ rác thải chỉ còn lối đi nhỏ ra vào. Là một công nhân vệ sinh môi trường ông Thơm quan niệm “Bảo vệ môi trường mỗi người phải hiểu về rác là sự cần thiết nhưng quan trọng là hành động mới thiết thực để chung tay làm cho môi trường xanh, sạch đẹp”.

Trong quá trình làm công việc thu gom rác thải, cái gì còn dùng được là ông đều nhặt mang về nhà rồi chế tạo thành những vật dụng, món đồ khác nhau chứ để chôn hoặc đốt thì những loại rác thải đó đều ảnh hưởng đến môi trường và khó phân hủy nên mình làm cho nó sống lại để giảm sự ô nhiễm. Vô số những vật dụng tưởng chừng đã thành vô dụng, là thứ vứt đi của mọi người thế nhưng bằng đôi tay của ông Thơm đó lại là món đồ ý nghĩa và đầy giá trị.

Sau 22 năm gắn bó với việc tìm tòi, sáng chế ra những món đồ tận dụng phế liệu từ rác gắn liền với cuộc sống nhằm chung tay bảo vệ môi trường tới nay ông Thơm đã có tới 2.000 mô hình đó là một thành quả lớn nhất của người đàn ông gần nửa đời gắn bó với công việc thu gom rác thải.


Những món đồ chơi tinh xảo được ông Thơm tái chế từ rác

Trong 2.000 món đồ tài chế của ông Thơm, có rất nhiều những sản phẩm có giá trị được nhiều người hỏi mua với giá cao nhưng ông Thơm vẫn không bán như máy quay đĩa, máy chụp hình, cassette, radio, TV, âm li, máy chiếu, xe tăng, máy bay, rô bốt, thuyền, rô bốt học tiếng anh… Ông hào hứng nói: “Với tôi, mỗi đồ vật đều có linh hồn, làm sống lại chúng không chỉ tái sinh một cuộc đời mà còn góp phần bảo vệ môi trường. Tôi cứ làm để đó, nhiều khi tụi học sinh, sinh viên nó cần tới những món đồ để nghiên cứu sử dụng vào công việc học tập tôi sẵn sàng cho luôn để lớp trẻ biết yêu quý, cũng như có cảm hứng, ý thức mà bảo vệ môi trường”.

Nguyễn Thanh Tùng sinh viên trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM người được ông Thơm tặng cho mô hình chiếc thuyền tái chế từ vật liệu rác thải chia sẻ: “Em đang làm luận án nghiên cứu về vấn đề tái chế rác thải với môi trường nên rất muốn tìm hiểu những câu chuyện về rác, vô tình gặp ông Thơm ở ngày hội tái chế rác thải nên được ông Thơm chia sẻ, hướng dẫn và trao đổi ý nghĩa của rác thải để rồi em biết quý trọng với rác và từng bước tìm tòi, nghiên cứu ứng dụng trong việc học tập và hoàn thành tốt luận án rác thải với môi trường”.

Những món đồ tái chế của ông làm ra đều được mọi người đón nhận một cách trân trọng, ý nghĩa, thiết thực với môi trường bởi chính bàn tay lao động của ông Thơm. Khi được hỏi về nguyện vọng, ông cười nói: “Đã là công việc mình yêu thích và đam mê thì tôi sẽ gắn bó tới khi không còn sức khỏe, với mong muốn tạo ra những mô hình, những sản phẩm góp phần giảm thiểu rác thải của môi trường và giúp cho mọi người hiểu hơn về lợi ích của rác nếu chúng ta biết sử dụng một cách hợp lý”.

Phúc Anh (MOITRUONG.COM.VN/tổng hợp theo Motthegioi)

Lượt xem: 4577

Các tin khác

Chủ đề Ngày Trái đất 2024: Đối đầu của Hành tinh với Nhựa

(18/04/2024 07:27:AM)

Bến Tre: Phát triển giá trị đa dụng hệ sinh thái rừng

(13/04/2024 04:52:PM)

Vàng ròng tín chỉ carbon

(08/04/2024 07:45:AM)

Đồng Nai quyết tâm giảm phát thải carbon

(05/04/2024 07:30:AM)

Miền Bắc sắp đón không khí lạnh, nhiệt độ giảm mạnh

(04/04/2024 06:43:AM)

Thừa Thiên Huế: Tăng trưởng mạnh mẽ, hài hòa với các tiêu chí bền vững

(02/04/2024 07:29:AM)

Khai thác các giá trị của thiên nhiên theo hướng bền vững

(25/03/2024 06:18:AM)

Thái Bình chọn rừng

(24/03/2024 06:08:AM)

Chiến dịch Giờ Trái đất 2024 - "Giảm dấu chân Carbon - Hướng tới Net Zero"

(17/03/2024 07:00:AM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE