Các chuyên gia về môi trường nhận định, chính nghèo đói đã khiến con người không tiếp xúc được với công nghệ thông tin để bảo vệ môi trường. Họ không có các điều kiện để sử dụng các sản phẩm
thân thiện với môi trường. Vậy mối quan hệ giữa nghèo đói và môi trường là gì?
Nghèo đói và môi trường có quan hệ như thế nào?
Nghèo đói có lẽ là kết cục của nhiều vấn đề như gia tăng dân số, phân hoá xã hội, xói mòn văn hóa, suy thoái tài nguyên…Trong đó vấn đề được nhiều nước trên thế giới quan tâm hiện nay đó là ô nhiễm
môi trường do nghèo đói.
Nghèo đói có thể nói: “là chất độc lớn nhất của môi trường”, vì vậy chống nghèo là điều kiện tiên quyết để có thành tựu trong việc bảo vệ môi trường. Tuy nhiên sẽ rất thiếu sót nếu cho rằng chỉ cần xoá đói giảm nghèo là có thể ngăn cản được sự suy thoái môi trường vì bản thân người giàu cũng làm
suy giảm môi trường gấp nhiều lần người nghèo như sử dụng gỗ trong gia đình, chi phí ăn đặc sản rừng, đặc sản biển…
Lâu nay nghèo đói thường được đánh đồng với thu nhập thấp dù theo tiêu chuẩn quốc tế hay tiêu chuẩn riêng của nước ta. Tuy nhiên, trong nhóm người nghèo đói, có một bộ phận không nhỏ là nghèo đói do môi trường xuống cấp tạo ra. Các nhà hoạch định chính sách phát triển đang hướng sự quan tâm đến nhóm nghèo đặc biệt này. Vậy nghèo đói do môi trường là gì?
Nghèo đói làm cho các cộng đồng nghèo phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên mỏng manh của địa phương trở nên dễ bị tổn thương do các biến động của tự nhiên và xã hội.
Nghèo đói dẫn đến thiếu vốn đầu tư cho sản xuất, cho cơ sở hạ tầng và văn hoá giáo dục và cho các dự án cải tạo môi trường.
Nghèo đói làm gia tăng tốc độ khai thác tài nguyên theo hướng quá mức hay huỷ diệt.
Nghèo đói là mảnh đất lý tưởng cho mô hình phát triển chỉ thị tập trung vào tăng trưởng kinh tế và xây dựng một xã hội tiêu thụ.
Nghèo đói góp phần bùng nổ dân số.
Trong năm nay 2008, Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP), Chương trình Môi trường Liên Hợp quốc (UNEP) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã công bố nhiều nghiên cứu có giá trị về nghèo đói và đưa ra một khái niệm rất mới, đó là khái niệm: sự nghèo đói do môi trường (Environmental Poverty) và người nghèo do môi trường (Environmental Poor). Môi trường
ô nhiễm hay suy thoái có 3 tác động chính đến con người và góp phần tạo ra nhóm nghèo đặc biệt này:
Thứ nhất, giảm đáng kể thu nhập của nhóm người mà sinh kế chủ yếu phụ thuộc vào tự nhiên và nguồn lợi tự nhiên như: làm nương rẫy, nông nghiờp manh mún và quảng canh, đánh bắt thu lượm hủy hải sản ven bờ, thu lượm sản phẩm phi gỗ từ rừng, …
Thứ hai, người dân phải chi phí đáng kể cho các vấn đề chăm soỏc sức khỏe, học tập, nhu cầu văn húa, … do môi trường ô nhiễm, điều kiện giao thông khó khăn
Thứ 3, thiên tai thường xuyên đe dọa đến tính mạng (trong đó có lực lượng lao động chính) và tài sản vốn đã ít ỏi.
Những người nghèo vì các lý do môi trường trên đây được ADB gọi là người nghèo do môi trường, và cái nghèo như thế được gọi là sự nghèo đói do môi trường. Thủ phạm chính của nhóm nghèo này là do môi trường ô nhiễm, thiên tai, sự cố và xuống cấp. Nguồn sinh kế chủ yếu do thiên nhiên cung cấp hoặc bảo đảm ngày càng giảm sút. Họ bị đánh đồng với những người nghèo vì các nguyên nhân khác và cùng được thụ hưởng chung chính sách xúa đói giảm nghèo.
Vì thế, đi tìm “sự hài hoà giữa nghèo đói và môi trường” cần sự chung tay góp sức của nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trong đó có chính phủ, mọi người dân đặc biệt là người nghèo.
(Còn nữa)