quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG

Nghề đồng nát và câu chuyện về quản lý rác thải nhựa

Thứ Bảy, 16/04/2022 | 05:57:00 AM

Ước tính trên 30% lượng rác thải được thu gom thông qua lực lượng lao động phi chính thức và dự kiến trong 5 năm nay nữa, hệ thống đồng nát hiện nay vẫn phát huy hiệu quả trong nền kinh tế tuần hoàn.

 


Lực lượng lao động nữ khu vực phi chính thức tham gia nhiều vào kinh tế tuần hoàn.

Từ kinh nghiệm của
dự án 'Suy nghĩ lại về Nhựa’ được Liên minh châu Âu (EU) và Bộ hợp tác kinh tế và phát triển Liên bang Đức (BMZ) triển khai tại 7 quốc gia Đông Á, Đông Nam Á, chiều 14/4, hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm từ các Dự án thí điểm cùng với các nữ lao động phi chính thức tại Việt Nam” đã ghi nhận vai trò và những đóng góp của những người phụ nữ thu gom phế liệu trong chuỗi giá trị quản lý rác thải.

Hơn 30% rác thải được thu gom thông qua lực lượng phi chính thức

Phát biểu tại hội thảo, bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện UNDP tại
Việt Nam ghi nhận, sự hỗ trợ và vai trò, đóng góp của lao động phi chính thức trong lĩnh vực thu gom phế liệu, chất thải là một yếu tố then chốt nhằm tăng cường hiệu quả của hệ thống quản lý rác thải tại địa phương. Để hướng tới một mô hình kinh tế tuần hoàn hơn, UNDP sẽ tiếp tục các hoạt động nhằm trao quyền cho phụ nữ và phục hồi kinh tế xanh và bao trùm”.

Cũng theo bà Caitlin Wiesen, trên thực tế,
rác và nhựa chính là các nguồn lực kinh tế. Chúng ta cần phân loại, thu gom và tái chế chất thải để thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển của thị trường nguyên vật liệu thứ cấp phù hợp với điều kiện địa phương và bao trùm với sự tham gia của người phụ nữ ở tất cả các giai đoạn.

Trước đó, ngày 2/03/2022, tại Hội đồng môi trường Liên Hợp Quốc, các Bộ trưởng môi trường thế giới đã thông qua các nghị quyết quan trọng tạo nền tảng để xây dựng một thỏa thuận quốc tế mang tính ràng buộc pháp lý nhằm chấm dứt ô nhiễm nhựa. Vai trò của những người làm trong khu vực phi chính thức đã được công nhận trong một nghị quyết môi trường.

Việc áp dụng một cơ chế trong Luật sẽ giảm thiểu tình trạng nhựa rò rỉ ra môi trường và tạo thêm dòng tài chính để tăng cường thu gom và tái chế bao bì. EPR có thể tạo ra cơ hội và cả những thách thức cho người thu gom và các cơ sở phế liệu.

Từ vai trò ban tổ chức của dự án 'Suy nghĩ lại về nhựa', bà Fanny Quertamp, cố vấn cấp cao tại Việt Nam của dự án cho rằng, chương trình EPR bắt buộc đối với bao bì sẽ có hiệu lực vào năm 2024 là một bước tiến lớn tạo ra cơ hội và thách thức cho những người thu gom rác thải.

“Việc yêu cầu truy xuất nguồn gốc của chuỗi giá trị bao bì sẽ tác động đến tổ chức quản lý rác thải hiện tại và mở ra cơ hội để tích hợp và công nhận những người thu gom là người đóng góp cho nền kinh tế tuần hoàn đồng thời nâng cao sinh kế cho họ”, bà Fanny Quertamp nhấn mạnh.

Nâng cao sinh kế cho những lao động xử lý rác thải

Dự án "Suy nghĩ lại về Nhựa" được triển khai tại 7 quốc gia Đông Á và Đông Nam Á nhằm thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng bền vững và ngăn chặn tình trạng xả rác thải nhựa ra môi trường biển.

Chia sẻ tại hội thảo về kinh nghiệm từ những chương trình trong dự án đã thực hiện, đại diện Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh - Ban điều hành Dự án rác thải nhựa Vịnh Hạ Long cho biết, lao động nữ phi chính thức đang góp phần tích cực trong giảm lượng rác xả thải ra môi trường thông qua hoạt động thu gom và bán phế liệu.

Để hoạt động nhóm đạt hiệu quả, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cần đào tạo nâng cao năng lực cho phụ nữ thu gom phế liệu, giúp họ có thời gian để tiếp cận, làm quen, cảm nhận tính hiệu quả khi có kiến thức, kỹ năng”, đại diện Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh đưa ra ý kiến.

Một chia sẻ khác đến từ bà Nguyễn Thị Ánh Hồng, Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ thành phố Quy Nhơn cho biết, việc tổ chức mô hình “Tổ phụ nữ thu gom, mua bán ve chai” đã phát huy hiệu quả quan hệ hợp tác giữa các tổ chức cộng đồng và tổ chức xã hội.

Cũng theo lời bà Hồng, thông qua mô hình này đã góp phần hạn chế một lượng lớn rác thải ra môi trường, khoảng hơn 31,3 tấn phế liệu các loại.

Mô hình được thực hiện tại 4 xã/phường dự án và hỗ trợ 22 lao động nữ vay Quỹ sinh kế cộng đồng từ mô hình, thời gian vay 24 tháng, bắt đầu trong tháng 11/2021 và kết thúc tháng 11/2023 với lãi suất 0%.

“Để thực hiện được nhiều hơn những mô hình hỗ trợ phụ nữ thu gom phế liệu cần nhiều hơn nữa sự kết nối, chung tay tham gia tích cực của các cấp, các ngành từ tỉnh tới cơ sở tham gia dự án, hướng dẫn, chỉ đạo hỗ trợ về mặt chuyên môn, kỹ thuật, tạo mọi điều kiện để các hoạt động của dự án được tiến hành thuận lợi”, bà Hồng cho ý kiến về kinh nghiệm rút ra.

Đưa ra bức tranh toàn cảnh về những người làm nghề thu gom phế liệu ở Việt Nam, ông Nguyễn Thi, đại diện Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, thách thức lớn là hơn 90% những người thu gom đồng nát là lao động nữ mặc dù tính chất công việc nặng nhọc.

“Điều kiện lao động trong hệ thống này còn lạc hậu, không bảo hộ, chủ yếu làm bằng thủ công, tư liệu lao động thô sơ. Các vấn đề phúc lợi xã hội, bảo hiểm y tế, xã hội không được quan tâm, chưa có tổ chức bảo vệ quyền lợi, bị các chủ buôn chi phối, thậm chí ép về giá”, ông Thi chỉ ra.

Ông Thi cho biết, trong khoảng 5 năm tới, hệ thống đồng nát hiện nay vẫn phát huy hiệu quả trong việc thu gom, tái chế đồng thời cũng sẽ bắt đầu xuất hiện sự cạnh tranh với các tổ chức chuyên nghiệp, hiện đại.

Để lực lượng lao động phi chính thức trong hệ thống thu gom rác thải được phát triển đúng hướng và bảo vệ quyền lợi, ông Thi cho rằng, những người này phải được đăng ký lao động trong một tổ chức pháp nhân và tiến tới có hiệp hội của mình,

“Khi có tổ chức, lao động trong nghề đồng nát sẽ được cải thiện điều kiện lao động, có cơ hội nhận hỗ trợ kinh phí từ các chương trình ERP, từng bước sử dụng công nghệ ứng dụng thu gom tự động”, đại diện Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận định.

(Theo mekongsean)

Lượt xem: 1768

Các tin khác

Đưa thiên nhiên đến gần cộng đồng

(23/12/2024 06:20:AM)

Áp dụng LEZ: Lựa chọn từ thực tế, kỳ vọng đột phá cho môi trường Thủ đô

(16/12/2024 06:57:AM)

Gỡ vướng mắc thị trường tài chính xanh

(11/12/2024 09:30:AM)

Tài chính khí hậu là con đường dẫn đến công lý khí hậu

(18/11/2024 08:37:AM)

Tìm tiền carbon cho cây lúa

(13/11/2024 08:51:AM)

COP16: Bất đồng chưa thể vượt qua

(05/11/2024 06:53:AM)

Tăng tốc năng lượng tái tạo

(21/10/2024 08:54:AM)

Kinh nghiệm phát triển công trình xanh trên thế giới và đề xuất đẩy mạnh ở việt nam để đáp ứng mục tiêu phát thải ròng khí co2 = zero vào năm 2050

(18/10/2024 08:29:AM)

Người tiêu dùng Net Zero

(30/09/2024 06:12:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE