quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG

Ngành ngành làm môi trường, khó quản lý

Thứ Năm, 10/11/2011 | 06:38:00 AM

Văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường chưa có sự thống nhất mà gần như “nhà nhà làm môi trường và ngành ngành làm môi trường” cùng với thiếu sự kết hợp giữa các bên dẫn đến việc khó quản lý, hiệu quả quản lý môi trường chưa cao.

 

Theo ThS Lương Văn Ngự, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên&Môi trường tỉnh Lâm Đồng, nhiều năm qua, các nhà đầu tư hầu như chỉ mới chú trọng đến hiệu quả kinh tế, ít quan tâm đến đầu tư các hạng mục công trình xử lý để bảo vệ môi trường kể cả tình trạng xả nước thải trực tiếp vào nguồn nước, chậm triển khai thực hiện các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường còn phổ biến.

 

Đa số các dự án sau khi có quyết định phê duyệt đánh giá tác động môi trường không xây dựng các công trình xử lý môi trường, hoặc xây dựng với hình thức đối phó không theo quy định và theo cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.

 

Trong khi đó các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu du lịch, nghỉ dưỡng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ dẫn đến gây khó khăn cho các nhà đầu tư; các hệ thống cấp nước, thoát nước, thu gom, xử lý chất thải.

 

Một số nhà đầu tư cứ nghĩ rằng làm du lịch sinh thái, trồng rừng, xây dựng đường sá, cầu cống, trồng rừng chỉ có lợi cho môi trường tự nhiên và phục vụ cho xã hội chứ không gây ô nhiễm, không làm suy thoái hoặc hủy hoại môi trường. Nhiều nhà đầu tư luôn cho rằng mọi tác động của dự án của họ đối với môi trường đều không đáng kể.

 

Do một số văn bản pháp luật trong công tác quản lý môi trường chưa có sự thống nhất giữa các ngành từ trung ương đến địa phương mà gần như “nhà nhà làm môi trường và ngành ngành làm môi trường” mạnh ai nấy làm chưa có sự phối kết hợp giữa các cơ quan ban ngành, kể cả công tác phối kết hợp với lực lượng cảnh sát môi trường nên hiệu quả quản lý môi trường chưa cao.

 

Bởi vậy, ThS Lương Văn Ngự cho rằng cần đưa kế hoạch hóa về bảo vệ môi trường trở thành một bộ phận cấu thành của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu tăng dần ngân sách nhà nước hàng năm cho các hoạt động bảo vệ môi trường. Chỉ đạo việc đầu tư từ nguồn vốn xây dựng cơ bản cho lĩnh vực môi trường theo chức năng nhiệm vụ của từng ngành.

 

Ngoài ra cần tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý môi trường ở các cấp. Tăng cường đầu tư trang thiết bị, đào tạo, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn đáp ứng yêu cầu quản lý môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

 

Theo PGS.TS Phạm Văn Linh, Phó Trưởng ban Ban Tuyên giáo Trung ương, cần chú trọng phát triển kinh tế xanh, thân thiện với môi trường; từng bước phát triển năng lượng sạch, sản xuất sạch, tiêu dùng sạch. Thực hiện nghiêm ngặt lộ trình xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường. Hoàn thiện hệ thống luật pháp về bảo vệ môi trường; xây dựng chế tài đủ mạnh để ngăn ngừa, xử lý các hành vi vi phạm.

“Do lĩnh vực bảo vệ môi trường có liên quan đến tất cả hoạt động các ngành, lĩnh vực vì vậy các văn bản pháp luật phải được xây dựng trên cơ sở đồng bộ, thống nhất, phù hợp và tương đối chi tiết, tránh chồng chéo và đủ điều kiện áp dụng thực thi trong giải quyết nhiệm vụ cụ thể”, ThS Lương Văn Ngự kiến nghị.

 

Văn bản còn nhiều thiếu sót
 

Vẫn theo ông Ngư, các văn bản hướng dẫn dưới luật cũng còn nhiều thiếu sót và thường thay đổi, các nhà quản lý và các doanh nghiệp chưa kịp hiểu hết và triển khai thực hiện thì lại có sự thay đổi mới phương thức quản lý và thực hiện như Nghị định 80/2006/NĐ- CP, Nghị định 21/2008/NĐ- CP, Thông tư 08/2006/TT-BTNMT, Thông tư 05/2008/TT-BTNMT, Thông tư 04/2008/TT-BTNMT và nay là Nghị định 29/2011/NĐ- CP và Thông tư 26/2011/TT- BTNMT.

 

Một số khái niệm, từ ngữ chưa được giải thích rõ ràng, đặc biệt các dự án liên quan đến rừng như chiếm dụng đất rừng tự nhiên, chặt phá rừng tự nhiên, khai thác rừng tự nhiên, trồng rừng từ 1000ha trở lên (trồng rừng với mục tiêu làm giàu rừng hay cải tạo rừng tự nhiên trồng rừng kinh tế), tại Nghị định 29/2011/NĐ-CP ghi chung chung là cây công nghiệp vậy cao su là cây đa mục đích thì xếp vào trồng rừng hay cây công nghiệp ... nên gây không ít khó khăn trong việc thực hiện lập cam kết bảo vệ môi trường hay báo cáo đánh giá tác động môi trường theo các quy định hiện hành. 

 
Mai Anh
 
(VFEJ)

 

Lượt xem: 1385

Các tin khác

Đưa thiên nhiên đến gần cộng đồng

(23/12/2024 06:20:AM)

Áp dụng LEZ: Lựa chọn từ thực tế, kỳ vọng đột phá cho môi trường Thủ đô

(16/12/2024 06:57:AM)

Gỡ vướng mắc thị trường tài chính xanh

(11/12/2024 09:30:AM)

Tài chính khí hậu là con đường dẫn đến công lý khí hậu

(18/11/2024 08:37:AM)

Tìm tiền carbon cho cây lúa

(13/11/2024 08:51:AM)

COP16: Bất đồng chưa thể vượt qua

(05/11/2024 06:53:AM)

Tăng tốc năng lượng tái tạo

(21/10/2024 08:54:AM)

Kinh nghiệm phát triển công trình xanh trên thế giới và đề xuất đẩy mạnh ở việt nam để đáp ứng mục tiêu phát thải ròng khí co2 = zero vào năm 2050

(18/10/2024 08:29:AM)

Người tiêu dùng Net Zero

(30/09/2024 06:12:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE