quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG

Môi trường và những con số đáng sợ

Chủ Nhật, 06/06/2010 | 08:29:00 AM

Trái Đất của chúng ta được hình thành cách đây khoảng 4,6 tỷ năm. Nếu ta xem quãng thời gian ấy như 46 ngày, thì loài người đã tồn tại được 4 giờ, còn cuộc cách mạng công nghiệp mới chỉ xảy ra cách đây 1 phút.

 

 

Trong khoảng thời gian ngắn đó, con người đã kịp xới tung Trái Đất lên để tìm dầu mỏ, than và tài nguyên khoáng sản, kịp hủy hoại môi trường sống của một số lượng cực lớn động vật và thực vật, kịp nhân giống loài người lên số lượng khủng khiếp để rồi... tiếp tục đào xới và hủy hoại mạnh hơn.

Rừng nhiệt đới chiếm gần 2% tổng diện tích Địa Cầu, là nơi cư ngụ của một nửa động vật và thực vật trên toàn Trái Đất. Rừng nhiệt đới đóng vai trò quan trọng điều chỉnh nhiệt độ và khí hậu Trái Đất.

Số loài cây trong rừng nhiệt đới Malaysia nhiều hơn trên toàn đại lục Bắc Mỹ. Tại Peru, chỉ riêng một bụi cây cũng có thể là nơi sinh sống của rất nhiều loài kiến, nhiều hơn cả số loài kiến trên cả nước Anh. 60% trong tổng số 12.000 loài cây nhiệt đới chỉ có trên đảo Madagascar ở Châu Phi.

Có hơn 2.000 loài cây trong rừng nhiệt đới được các nhà khoa học xác định là có chứa chất phòng chống ung thư.

Hàng năm, có tới 165.000 km2 rừng nhiệt đới bị con người hủy hoại qua việc khai thác gỗ và đốt rừng làm nương rẫy. Đến nay, một nửa diện tích rừng nhiệt đới trên toàn thế giới đã không còn nữa. 

Mỗi ngày có khoảng 100 loài động vật và thực vật trên thế giới rơi vào nguy cơ tuyệt chủng do môi trường sống của chúng bị loài người hủy hoại. 70% số loài dưới biển đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Ước tính tới năm 2100, số loài vật còn sống trên Trái Đất chỉ còn 1/3 so với hiện nay. 

Mỗi năm, loài người sử dụng (và thải ra) 1.000 tỷ chiếc túi nilông, mỗi chiếc túi đó cần từ 100 đến 1.000 năm mới có thể phân hủy. Cùng với nhựa, thủy tinh là một trong những sản phẩm hiếm hoi có thể được tái chế nhiều lần. Đáng tiếc, đa số thủy tinh sau khi sử dụng đều bị chôn dưới đất và chỉ bắt đầu bị phân hủy sau 4.000 năm.

Nếu sản xuất kính từ các mảnh thủy tinh vỡ thay vì làm từ nguyên liệu nguyên chất, ta có thể giảm bớt 20% ô nhiễm không khí và 50% ô nhiễm nước sạch.

Sản xuất 1 tấn giấy tái chế sẽ tiết kiệm được so với giấy thường 19 cây gỗ, khoảng 1.440 lít dầu, 4.000 KWh điện và 26.500 lít nước.

  • Hà Chi

    Môi trường và những con số đáng sợ
    ,

     - Trái Đất của chúng ta được hình thành cách đây khoảng 4,6 tỷ năm. Nếu ta xem quãng thời gian ấy như 46 ngày, thì loài người đã tồn tại được 4 giờ, còn cuộc cách mạng công nghiệp mới chỉ xảy ra cách đây 1 phút.

    TIN LIÊN QUAN

    Trong khoảng thời gian ngắn đó, con người đã kịp xới tung Trái Đất lên để tìm dầu mỏ, than và tài nguyên khoáng sản, kịp hủy hoại môi trường sống của một số lượng cực lớn động vật và thực vật, kịp nhân giống loài người lên số lượng khủng khiếp để rồi... tiếp tục đào xới và hủy hoại mạnh hơn.

    Rừng nhiệt đới chiếm gần 2% tổng diện tích Địa Cầu, là nơi cư ngụ của một nửa động vật và thực vật trên toàn Trái Đất. Rừng nhiệt đới đóng vai trò quan trọng điều chỉnh nhiệt độ và khí hậu Trái Đất.

    Số loài cây trong rừng nhiệt đới Malaysia nhiều hơn trên toàn đại lục Bắc Mỹ. Tại Peru, chỉ riêng một bụi cây cũng có thể là nơi sinh sống của rất nhiều loài kiến, nhiều hơn cả số loài kiến trên cả nước Anh. 60% trong tổng số 12.000 loài cây nhiệt đới chỉ có trên đảo Madagascar ở Châu Phi.

    Có hơn 2.000 loài cây trong rừng nhiệt đới được các nhà khoa học xác định là có chứa chất phòng chống ung thư.

    Hàng năm, có tới 165.000 km2 rừng nhiệt đới bị con người hủy hoại qua việc khai thác gỗ và đốt rừng làm nương rẫy. Đến nay, một nửa diện tích rừng nhiệt đới trên toàn thế giới đã không còn nữa. 

    Mỗi ngày có khoảng 100 loài động vật và thực vật trên thế giới rơi vào nguy cơ tuyệt chủng do môi trường sống của chúng bị loài người hủy hoại. 70% số loài dưới biển đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Ước tính tới năm 2100, số loài vật còn sống trên Trái Đất chỉ còn 1/3 so với hiện nay. 

    Mỗi năm, loài người sử dụng (và thải ra) 1.000 tỷ chiếc túi nilông, mỗi chiếc túi đó cần từ 100 đến 1.000 năm mới có thể phân hủy. Cùng với nhựa, thủy tinh là một trong những sản phẩm hiếm hoi có thể được tái chế nhiều lần. Đáng tiếc, đa số thủy tinh sau khi sử dụng đều bị chôn dưới đất và chỉ bắt đầu bị phân hủy sau 4.000 năm.

    Nếu sản xuất kính từ các mảnh thủy tinh vỡ thay vì làm từ nguyên liệu nguyên chất, ta có thể giảm bớt 20% ô nhiễm không khí và 50% ô nhiễm nước sạch.

    Sản xuất 1 tấn giấy tái chế sẽ tiết kiệm được so với giấy thường 19 cây gỗ, khoảng 1.440 lít dầu, 4.000 KWh điện và 26.500 lít nước.

    • Hà Chi

      (Vietnamnet, 6/6/2010)

Lượt xem: 4825

Các tin khác

Việt Nam ủng hộ có thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhự

(25/04/2024 07:01:AM)

Căn bản về tái hoang dã

(22/04/2024 08:37:AM)

Một nền kinh tế xanh cần nhiều thứ hơn chỉ là trợ cấp

(20/04/2024 06:23:AM)

Thúc đẩy phát triển đô thị theo hướng xanh, bền vững

(03/04/2024 07:56:AM)

Nước đã cạn

(30/03/2024 06:46:AM)

Bảo vệ môi trường – Nền tảng để phát triển kinh tế bền vững

(28/03/2024 07:08:AM)

Chuyển đổi xanh trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

(26/03/2024 05:49:AM)

Một số suy nghĩ về chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ “nâu” sang “xanh”, từ khai thác thâm dụng tài nguyên thiên nhiên sang phát triển dựa vào hệ sinh thái, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn - Từ phân tích thực

(25/03/2024 06:28:AM)

Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam

(24/03/2024 06:05:AM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE