Theo Chủ tịch Quốc gia Chương trình con người và sinh quyển Việt Nam (MAB Việt Nam thuộc Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam), cần phải thận trọng trong quá trình triển khai khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ
Tại Hội thảo kỷ niệm 20 năm quản lý và phát triển khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ vào sáng 23-7, GS.TS Nguyễn Hoàng Trí, Chủ tịch Quốc gia Chương trình con người và sinh quyển Việt Nam, một trong những người góp công sức trong việc đưa Việt Nam vào danh sách bản đồ sinh quyển thế giới - đã chia sẻ một số ý kiến về dự án khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ (TP HCM).
GS.TS Nguyễn Hoàng Trí, Chủ tịch Quốc gia Chương trình con người và sinh quyển Việt Nam
(MAB Việt Nam)
Theo GS.TS Nguyễn Hoàng Trí, từ một cánh rừng ngập mặn chìm trong hoá chất, sau 40 năm khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ đã xanh tươi. Việc hồi sinh từ vùng đất chết thành cánh rừng với nhiều động vật quý hiếm là vô cùng quý giá.
Những ngày qua, dư luận lo lắng việc hình thành dự án khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ sẽ khiến khu dự trữ sinh quyển bị loại khỏi danh sách của UNESCO. GS.TS Nguyễn Hoàng Trí cho biết sau nhiều năm nỗ lực khôi phục, năm 2000 Cần Giờ được UNESCO công nhận khu dự trữ sinh quyển đầu tiên của Việt Nam.
Dự án khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ (dự án lấn biển Cần Giờ) khu vực xã Long Hòa, thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ.
Việc đầu tư xây dựng một khu đô thị lấn biển mặc dù vị trí cách vùng lõi khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ khoảng 18km nhưng cũng ít nhiều tác động đến môi trường. Tuy nhiên, không thể nói rằng bảo tồn đồng nghĩa với việc không cho phát triển.
"Muốn người dân sống xung quanh khu dự trữ sinh quyển cùng ý thức bảo vệ môi trường phải tạo điều kiện sinh kế bằng phát triển kinh tế"- GS.TS Nguyễn Hoàng Trí nêu.
Dự án khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ (dự án lấn biển Cần Giờ) lấn biển Cần Giờ nằm ở khu vực xã Long Hòa, thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ.
Khi tiến hành đầu tư xây dựng một công trình gần một khu bảo tồn chắc chắn sẽ đón nhận nhiều ý kiến phản biện. Nếu làm khu đô thị lấn biển thì cần phải tuân thủ chặt chẽ khung pháp lý của UNESCO về dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn, để không gây ảnh hưởng xấu đến khu dự trữ sinh quyển sau khi lấn biển kinh doanh du lịch.