quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG

Lễ hội ?

Thứ Năm, 02/02/2012 | 08:48:00 PM

Không đếm được bao nhiêu người viết, bao nhiêu tin đưa về lễ hội. Sắp tới cũng thế thôi. Người ta lớn lên theo lễ hội, làm giàu nhờ lễ hội. Có người còn bảo là người ta thành đạt, thăng quan tiến chức cũng theo lễ hội.

Phó Hội Viên - VACNE

 


Thôi thì lễ hội khắp nơi, không phải chỉ là sau Tết đâu, mà quanh năm. Ai có tham vọng dự tất cả lễ hội thì phải đi quanh năm, mỗi ngày vài ba nơi, mới hết được lễ hội ở nước ta. Nghe nói, đến cả Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch cũng không đếm được hết.

Lễ hội to như ngày 10-3 ÂL, Lễ giỗ tổ Hùng Vương kéo dài hàng tuần, con cháu cả nước đều đến. Có lễ hội chỉ một phiên chợ lúc nửa đêm, lễ hội chợ Viềng thành Nam. Đông vui, chen chúc vội vàng là nét chung của lễ hội. Bây giờ, VACNE lại làm cho lễ hội phong phú thêm bằng các buổi lễ Vinh danh Cây Di sản Việt Nam. Ở những nơi diễn ra lễ hội, không khó khăn lắm để tìm ra các cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn của Hội, vấn đề là họ có đăng ký hay không thôi.

Thế có gì bức xúc mà tự nhiên lại lôi chuyện lễ hội vào Quán Môi trường đấy ông bạn?. Chủ quán loắt choắt hỏi xoáy vào ông khách cao to như đã biết rõ nguồn cơn rồi ấy. Vị khách từ tốn: Bức xúc vừa vừa thôi, chẳng như cái anh nhà thơ bỏ tiền in để biếu hàng xóm nhà mình đâu. Anh ta rên lên là:

Qua đi Hạ nóng cháy

Thu vàng lá ngập chân

Đêm Đông dài tê tái

Mừng lễ hội vào Xuân…

-                     Thơ hay đấy chứ, sao lại gọi là “cái anh nhà thơ”. Nhưng mà rốt cục là gì. Chủ quán nóng ruột.

-                     Là vì cái lễ hội Pháo ở vùng địa linh nhân kiệt vừa được một cơ quan thông tấn uy tín bậc nhất Việt Nam đưa tin. Vị khách to lớn đủng đỉnh. Không hiểu họ gợi lại cái “thuần phong mỹ tục” ấy để lầm gì và không hiểu sao cái hãng nọ lại đưa tin, chụp ảnh.

-                     Lạ thật. Mấy vị khách xung quanh cũng tò mò. Có thật không. Sau khi được mục kích trên Web, họ đều rất phân vân. Thời buổi tự do dân chủ có khác. Thích là làm, miễn là có tiền. Pháo đã cấm 20 năm nay rồi, người ta nhớ quá về một thời pháo nổ tung trời, khói bay nghi ngút, người chết, người bị thương; cười thì ít mà khóc thì nhiều. Kẻ giàu thì 5-10 mét pháo cối. Người khổ cũng cố có được bánh pháo tép, chỉ lo bị tịt thì xúi cả năm. Từ đó tới nay, không năm nào không phải lo chặn pháo từ nước ngoài tràn vào, ngăn người dân làm pháo lậu. Thế mà rước thờ pháo, nhớ pháo. Ngoài chuyện truyền thống ra, còn có cái gì nữa đây. Một ông khách tặc lưỡi lắc đầu nhận xét.

-                     Hay là làng nọ so sánh, mỗi ngày 30 người chết về tai nạn giao thông, vậy mà số lượng ô tô, xe máy của người Việt ta vẫn tăng chóng mặt, bất chấp thuế cao, phí lớn, đường xá chật hẹp, nhà không có chỗ chứa xe, thành phố không đủ bãi đậu.

-                     Hoài cổ đấy. Một vị khác xen vào.  
                                                                                                    
Đến lúc này, chủ quán mới xin kể lại câu chuyện nghe lỏm được của khách để góp phần cho rôm rả. Chuyện là, ngày Tết ông Công năm Giáp Tuất (1994) ông Thủ tướng khi đó triệu tập cuộc họp khẩn cấp để xem xét việc cấm pháo lần đầu tiên. Rất nhiều ngành và địa phương được triệu tập. Cuộc họp kéo dài qua trưa. Thủ tướng cùng mọi người vừa ăn trưa vừa họp. Tình thế rất khẩn trương. Ngăn chặn việc vận chuyển pháo thế nào, việc tiêu hủy hàng núi pháo đã sản xuất đến đâu rồi; việc lo cho dân ở các làng nghề làm pháo có tiền ăn Tết đã giải quyết xong chưa v.v.

Xuất hiện vấn đề khó khăn nào, Thủ tướng quyết ngay. Cuối cùng Thủ tướng nhìn xuống hàng ghế cuối và nghiêm giọng hỏi: Ai là người ký giấy gửi lên đây xin tổ chức lễ hội pháo lần cuối. Im lặng. Lại hỏi tỉnh phải không. Một đại diện đứng lên. Lại hỏi , huyện phải không. Một đại diện khác đứng lên. Thế thì là xã à? Một người trẻ lắm đứng lên rất khó nhọc. Dạ không, chỉ có đề nghị của các cụ già làng thôi. À ra thế, xem lại cho kỹ. Nếu là người của chính quyền ký thì cách chức ngay. Về nói lại với các cụ là Thủ tướng đã quyết định rồi. Các cụ gương mẫu và vận động con cháu thực hiện nghiêm Chỉ thị này.

-                     Cuộc họp đến đó giải tán. Chủ quán nói ra vẻ như đã được tham dự cuộc họp lịch sử này và nhấn mạnh: ba vị ban nãy cố gắng lắm mới đứng dậy ra về được.  

Quán cà phê như được tiếp thêm hơi ấm trong đợt rét lạnh kéo dài đã 3-4 tuần của Tết Nhâm Thìn này. Mấy vị khách nói thêm với nhau rằng, hình như Chỉ thị 406/CT về cấm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển và đốt pháo nổ năm xưa được đánh giá là một trong những Chỉ thị được thực hiện nghiêm chỉnh nhất. Tình hình này, không biết kéo dài được đến lúc nào để dân nhờ đây. Thấy mọi người tư lự, vị khách cao to mời cùng uống nốt tách cà phê nguội, rồi nói:

-                     Cứ theo ngu ý của tôi, dân tộc ta có rất nhiều lễ hội tốt đẹp có ý nghĩa, tha hồ khai thác, mà hoài niệm. Việc gì phải khơi dậy hủ tục đã bị ruồng bỏ.

Trời hửng hơn, mưa cũng ngớt. Chủ quán vui vẻ tiễn biệt mọi người. 

  

Quán Caffe Môi trường 2/2/2012

 

Lượt xem: 1307

Các tin khác

Đưa thiên nhiên đến gần cộng đồng

(23/12/2024 06:20:AM)

Áp dụng LEZ: Lựa chọn từ thực tế, kỳ vọng đột phá cho môi trường Thủ đô

(16/12/2024 06:57:AM)

Gỡ vướng mắc thị trường tài chính xanh

(11/12/2024 09:30:AM)

Tài chính khí hậu là con đường dẫn đến công lý khí hậu

(18/11/2024 08:37:AM)

Tìm tiền carbon cho cây lúa

(13/11/2024 08:51:AM)

COP16: Bất đồng chưa thể vượt qua

(05/11/2024 06:53:AM)

Tăng tốc năng lượng tái tạo

(21/10/2024 08:54:AM)

Kinh nghiệm phát triển công trình xanh trên thế giới và đề xuất đẩy mạnh ở việt nam để đáp ứng mục tiêu phát thải ròng khí co2 = zero vào năm 2050

(18/10/2024 08:29:AM)

Người tiêu dùng Net Zero

(30/09/2024 06:12:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE