quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG

Lãng phí “nguồn nước thiên nhiên” (phần 2)

Thứ Hai, 06/07/2015 | 08:46:00 AM

Nếu mỗi hộ dân ở miền núi, hải đảo, vùng ngập mặn và hàng triệu người dân ở thành phố tận dụng tối đanguồn nước mưa để phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày thì có thể tiết kiệm được hàng tỷ USD đầu tư cho cấp thoát nước, lại vừa chống ngập cho thành phố.

>> Lãng phí “nguồn nước trời cho" (phần 1)

Tận dụng nước mưa: Tiết kiệm, chống ngập


Một nghịch lý đang xảy ra ở nước ta khi mưa nhiều thì gây ra lũ lụt, ngập úng. Hết mưa lại hạn hán, ngay cả nước sạch dùng cho sinh hoạt cũng hiếm hoi. Nhiều nơi, người dân vẫn phải dùng nguồn nước ở ao hồ, sông ngòi hoặc thậm chí phải dùng cả nguồn nước ngầm đang nhiễm Asen nặng để ăn uống. Tại sao một đất nước được thiên nhiên ban tặng nguồn nước mưa dồi dào như vậy mà người dân lại thiếu nước sạch cho sinh hoạt? Đó là điều rất phi lý.
 
Thu hứng nước mưa vừa tiết kiệm nước sinh hoạt vừa chống ngập cho thành phố (Ảnh: VnExpress)

Một hộ ở nông thôn, với diện tích nhà 50 m2 lợp ngói (trong thực tế thường lớn hơn vì còn công trình phụ và chuồng trại chăn nuôi) có 4-6 người sinh sống, chỉ cần xây một bể chứa có dung tích 8-12 m3 bằng gạch hay bê tông, với chi phí 5-7 triệu đồng. Gia đình nào có điều kiện nên mua bể chứa inox (một bể lớn hoặc nhiều bể nhỏ đấu nối tiếp nhau). Điều này sẽ đáp ứng được nhu cầu nước sạch cho ăn, uống, rửa rau, vo gạo… quanh năm.

Ở các thành phố và đô thị, nhất là các khu chung cư, nước mưa được thu gom vào các bể chứa lớn, xây chìm dưới mặt đất (bên trên là các sân chơi, bãi cỏ…), để bổ sung cho nguồn nước sạch thành phố sẽ giảm được giá thành vừa có tác dụng chống ngập lụt đường phố mỗi khi có mưa.

Đối với một hộ gia đình nghèo ở Việt Nam mức chi phí khoảng 1 triệu đồng cho một túi đựng nước mưa 1m3 kèm theo bộ lọc gốm sứ là có thể vừa sử dụng nước mưa để sinh hoạt và ăn uống. Mỗi tháng mùa mưa đã có thể tiết kiệm được khoảng 15m3 nước và thu hồi vốn sau một mùa mưa 6 tháng. Còn tại các thành phố nếu hàng triệu hộ dân cùng sử dụng nước mưa sẽ có những ý nghĩa to lớn như:

Giảm thiếu nước cho các thành phố, giảm ngập lụt (đỡ tốn hàng tỷ đô la tiền đầu tư cho cấp nước và thoát nước, giảm hư hỏng cơ sở hạ tầng, phương tiện giao thông, tắc nghẽn giao thông..).

Giảm hút nước ngầm làm cạn kiệt tầng nước ngầm, tiết kiệm điện cho bơm nước ngầm, bổ sung nước mưa khi sử dụng cho tầng nước ngầm và chống sụt lún thành phố.

Cách đây gần 20 năm, nước Nhật đã tổ chức hội nghị quốc tế về sử dụng nước mưa để cứu trái đất tại thành phố Sumida, Tokyo. Và họ đã rất thành công với 100 phương pháp sử dụng nước mưa để chống thiếu nước, chống nóng và giảm ngập lụt cho các thành phố. Họ đã đưa ra lý thuyết về sử dụng nước mưa là trách nhiệm của toàn thế giới gắn liền với “Phát triển bền vững” từ những năm 1994.

Còn tại Việt Nam thì sao? Đánh giá hiệu quả của mô hình thu gom và sử dụng nước mưa sau 4 năm nghiên cứu và được ứng dụng tại một số điểm ở Cần Thơ, PGS. TS Nguyễn Hiếu Trung, chủ nhiệm đề tài mô hình thu gom và sử dụng nước mưa, cho biết sử dụng nguồn nguyên liệu xanh thay thế là xu hướng phát triển bền vững, trong đó quan trọng nhất là nguồn nước mưa, giảm thiểu áp lực khai thác nguồn nước ngầm cũng như việc can thiệp bằng hóa chất để xử lý nước máy.

Mô hình thu gom và sử dụng nước mưa cung cấp một hệ thống khép kín. Đầu tiên, nước mưa từ máng xối sẽ được hứng vào trụ nước có gắn phao. Trụ nước này được thiết kế để giữ phần nước bẩn đầu tiên, sau đó phao sẽ nổi lên làm chức năng van đóng, chuyển hướng dòng nước tiếp theo đi vào bể chứa để lắng tự nhiên. Sau đó nước được chuyển qua công đoạn xử lý bằng cách lọc qua cát và khử trùng bằng tia cực tím. Cuối cùng nước được dẫn tới vòi để sử dụng.

Kết quả từ mô hình thí nghiệm tại Đại học Cần Thơ, việc sử dụng nguồn nước mưa đã giúp tiết kiệm được 400 khối nước máy, tương đương 60% lượng nước máy tiêu thụ.

(Còn nữa)

Theo Minh Cường (MOITRUONG.COM.VN/TH)

Lượt xem: 6668

Các tin khác

Đưa thiên nhiên đến gần cộng đồng

(23/12/2024 06:20:AM)

Áp dụng LEZ: Lựa chọn từ thực tế, kỳ vọng đột phá cho môi trường Thủ đô

(16/12/2024 06:57:AM)

Gỡ vướng mắc thị trường tài chính xanh

(11/12/2024 09:30:AM)

Tài chính khí hậu là con đường dẫn đến công lý khí hậu

(18/11/2024 08:37:AM)

Tìm tiền carbon cho cây lúa

(13/11/2024 08:51:AM)

COP16: Bất đồng chưa thể vượt qua

(05/11/2024 06:53:AM)

Tăng tốc năng lượng tái tạo

(21/10/2024 08:54:AM)

Kinh nghiệm phát triển công trình xanh trên thế giới và đề xuất đẩy mạnh ở việt nam để đáp ứng mục tiêu phát thải ròng khí co2 = zero vào năm 2050

(18/10/2024 08:29:AM)

Người tiêu dùng Net Zero

(30/09/2024 06:12:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE