quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
CÂY DI SẢN VIỆT NAM

Làng nghề ven đô Hà Nội tưng bừng tổ chức Lễ vinh danh Cây Di sản Việt Nam

Thứ Năm, 01/12/2022 | 07:24:00 PM

(VACNE) – Làng nghề truyền thống làm Lược sừng của xã Hòa Bình, huyện Thường Tín (Hà Nội) đã long trọng tổ chức Lễ công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa 7 gốc, đã trường tồn hơn 400 năm ở đầu làng Thuỵ Ứng vào sáng nay (1/12).

Đây là cây cổ thụ đầu tiên của làng, đã được VACNE xét công nhận đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam từ năm 2020, nhưng do đại dịch COVID- 19 hoành hành, tới nay “cụ Đa” này mới được các cấp chính quyền và cộng đồng địa phương tổ chức Lễ, với đông đảo các vị lãnh đạo, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp trong vùng và những người con quê hương về dự, tặng hoa chúc mừng.

Dự buổi lễ trọng thể này, có TS. Nguyễn Ngọc Sinh, cùng các vị lãnh đạo và hội viên Hội BVTN&MT Việt Nam; ông Vũ Văn Đang, Chủ tịch HĐND xã Hoà Bình, cùng đông đảo các bậc cao niên, các vị lãnh đạo các Ban, ngành và cộng đồng địa phương.

Sau khi trao Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho các vị bô lão và đại diện chính quyền địa phương, TS. Nguyễn Ngọc Sinh, Chủ tịch Hội BVTN&MT Việt Nam đã phát biểu: bày tỏ vui mừng trước sự hưởng ứng tích cực của cộng đồng trong cả nước về phong trào Bảo tồn Cây Di sản, đặc biệt là người dân Thuỵ Ứng. Đồng thời đọc lại bài thơ “Cây Di sản” do ông sáng tác, với câu kết là “..Ai ơi giữ lấy cây thiêng/ Muôn nghìn năm, mãi vững bền Việt Nam”. Thông điệp nhắn gửi này của ông Chủ tịch VACNE được cộng đồng tán thưởng bằng những tràng “pháo tay” không ngớt.

Trong bài phát biểu chỉ đạo của ông Vũ Văn Đang, Chủ tịch HĐND xã Hoà Bình, cùng diễn văn Khai mạc và bài Giới thiệu về lịch sử cây Đa của các vị lãnh đạo thôn Thuỵ Ứng, đều khẳng định: sự kiện vinh danh Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa cổ thụ là rất hữu ích với địa phương. Đây không chỉ là hoạt động trực tiếp bảo vệ cảnh quan môi trường, mà nó còn khơi dậy niềm tự hào và mở ra nhiều triển vọng phát triển kinh tế cho quê hương. Từ nhiều đời nay, người dân địa phương vẫn truyền nhau câu thơ: “Người về đằng ấy thì xa/ Có về Thuỵ Ứng với ta thì về/ Thuỵ Ứng có đất có nghề/ Cây Đa bảy rễ, có nghề Lược thưa. Bởi nơi có cây Đa này, chính là điểm hẹn của các chiến sỹ Cách mạng trong các thời kỳ chống giặc ngoại xâm; là nơi hội tụ của dân làng, là nơi còn in những dấu chân của cha ông họ và cũng là bến neo đậu tâm hồn cho những người con xa xứ.

Tại buổi lễ này, các vị đại biểu và cộng đồng địa phương còn được nghe một số câu chuyện về lịch sử, được giới thiệu về một số Di sản văn hoá khác của quê hương; đồng thời được thưởng thức một Chương trình Trống Hội, văn nghệ quần chúng đặc sắc, tạo không khí lễ hội tưng bừng và rất trọng thể./. 

PV VACNE

Lượt xem: 982

Các tin khác

Cây di sản cũng như người bệnh già, cứu rất khó

(25/04/2024 01:07:PM)

Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam

(25/04/2024 12:55:PM)

Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(24/04/2024 10:43:PM)

Cây Đa phường Phú Mỹ, thành phố Thủ Dầu Một được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(24/04/2024 09:33:PM)

Đề nghị các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường

(24/04/2024 03:18:PM)

[Photo Story] Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ tại Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(22/04/2024 09:31:AM)

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(22/04/2024 09:24:AM)

(Báo Sơn La): Lễ công bố Cây di sản Việt Nam cho quần thể 57 cây chè Shan tuyết cổ thụ

(22/04/2024 09:19:AM)

Ba cây Ruối cổ quần tụ trước ngôi đình thời Lý- Trần ở Hải Phòng được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(21/04/2024 04:35:PM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE