quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG

Kỳ bí những dòng sông Đông Bắc

Thứ Tư, 13/04/2011 | 09:43:00 AM

Đông Bắc hoang sơ đến cảm động. Nếu bạn đã lên cao nguyên đá Đồng Văn nổi tiếng, đèo Mã Pí Lèng hiểm trở, dinh thự vua Mèo, cột cờ Lũng Cũ, núi Đôi... rồi quay trở về bằng đường bộ, bạn sẽ tiếc nuối bởi hành trình ấy thiếu những dòng sông Đông Bắc.

12/04/2011 

 

 

 
 

Có lẽ, không cần giới thiệu thêm nhiều về cao nguyên đá Đồng Văn và những cung đường, địa danh bạn đã “phượt”. Nhưng, hãy ngẫm về hành trình trở về. Tại sao không phải bằng đường sông nhỉ, để rút ngắn được 250km lộ trình danh thắng liên hoàn qua bốn tỉnh Hà Giang - Tuyên Quang - Bắc Kạn - Cao Bằng?


Đường lên Đồng Văn uốn lượn, điệp trùng với đá và đá


Thắng cố - món ăn truyền thống của người dân tộc tại chợ phiên Đồng Văn

Một ngôi nhà cổ tại Đồng Văn, được xây bằng tường trình
- là đất nện theo khuôn - giúp cho đông ấm, hè mát

Có được tour “đi núi, về sông” ấy là nhờ từ đầu 2008, khi cửa đập thủy điện Na Hang (Tuyên Quang) đóng lại, mực nước khu vực lòng hồ dâng lên giúp thông suốt tuyến đường nối huyện Bắc Mê (Hà Giang) với Na Hang theo sông Gâm và nối với hồ Ba Bể qua sông Năng.
 

Cột cờ Lũng Cú trên đỉnh núi Rồng - cực Bắc của tổ quốc - với lá cờ có diện tích 54m2 tượng trưng cho 54 dân tộc anh em. Để leo lên đến nơi, bạn phải trèo qua 283 bậc thang

Vì thế tuyến đường thủy Hà Giang - Tuyên Quang - Bắc Kạn được kéo lại gần. Một công ty lữ hành phía Nam đã phát hiện ra hành trình này, sau nhiều lần thử nghiệm, quyết định đưa vào khai thác tour từ cuối năm 2010.
 

Dòng Nho Quế uốn lượn quanh các vách núi dựng đứng của đèo Mã Pí Lèng

Bắt đầu hành trình vượt sông Gâm, sông Năng vào hồ Ba Bể

 

Những gốc cây còn sót lại của khu rừng nguyên sinh bị dòng sông vùi lấp

 
Nếu sông Lô lững lờ lượn dọc con đường lên với Đồng Văn, sông Nho Quế như dải lụa vắt ngang những dãy núi dựng đứng trên đỉnh Mã Pí Lèng, thì sông Gâm, sông Năng... hoang sơ, bình yên đến kỳ lạ. Đó là nhờ dòng sông ấy nằm lọt giữa khu bảo tồn thiên nhiên Tát Kẻ - Bản Bu.  
 

Một ngôi chùa trầm mặc giữa lòng sông

Hoàng hôn trên hồ Ba Bể.

Du khách vào hồ Ba Bể

Tàu chở khách cứ thế lướt nhẹ giữa hai bờ là núi đã vôi ẩn hiện. Lấp ló đâu đó vài chiếc thuyền buông lưới. Một vài gốc cây khô trơ trọi đột ngột hiện trên mặt nước như tiếc nuối cái thuở còn là nguyên sinh, nay đã bị sông vùi lấp. Một đàn trâu thơ thẩn gặp cỏ ven sông... Trong khung cảnh thơ mộng ấy, muộn phiền của cuộc sống thường nhật tan biến.

  • Ngọc Hà
     
    ( Theo vietnamnet)

Lượt xem: 2421

Các tin khác

Hà Nội tăng tốc thực hiện cam kết khí hậu COP26, COP29

(20/04/2025 07:14:AM)

Chuẩn hóa thủ tục bảo tồn thiên nhiên: Hướng tới hiệu quả và minh bạch

(19/04/2025 05:58:AM)

Quảng Nam: Bảo tồn voi hoang dã giúp duy trì cân bằng hệ sinh thái

(17/04/2025 07:05:AM)

Tác động hiệu quả của sự thay đổi hành vi trong năng lượng, giao thông vận tải và thực phẩm

(14/04/2025 06:03:AM)

TP. HCM: Sẽ xử lý nghiêm đơn vị thi công vỉa hè làm ảnh hưởng đến cây xanh

(13/04/2025 06:37:AM)

Vingroup đề xuất đầu dự án điện gió gần bờ 4,5 tỷ USD tại Trà Vinh

(11/04/2025 08:51:AM)

5 cách để chống trả tội phạm tự nhiên đe dọa hành tinh của chúng ta.

(10/04/2025 09:11:AM)

Báo cáo của WMO cảnh báo về tác động khí hậu 'không thể đảo ngược' với kỷ lục phá vỡ năm 2024

(09/04/2025 02:45:PM)

[Ảnh] Cận cảnh công trình xây dựng đập dâng giữ nước đầu tiên trên sông Tô Lịch

(09/04/2025 02:31:PM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE