quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG

Kiến thiết đồng ruộng bằng công nghệ sinh thái

Thứ Ba, 06/04/2010 | 09:26:00 PM

Trên trang mạng Ricehoppers.net vừa có hai thông tin trái ngược: trong lúc ở Thái Lan đang bị mất mùa do rầy nâu gây hại thì ở ĐBSCL vụ lúa đông xuân lại bội thu. Điều này khác với tình hình trong nhiều năm trước khi đồng ruộng của chúng ta bị rầy nâu tấn công trên lúa canh tác 3 vụ/năm trong khi nông dân Thái Lan bình yên thụ hưởng gạo xuất khẩu với giá cao. Tại sao như vậy?

Trang chủ mạng Ricehoppers.net.

TS. Nguyễn Văn Huỳnh

Thông tin từ Thái Lan cho biết kể từ tháng 7-2009 đến nay rầy nâu đã bùng phát thành dịch trên vùng thâm canh hai vụ lúa ở phía Bắc và Đông Bắc nước này. Chính phủ Thái Lan đã phải khẩn cấp hỗ trợ nông dân và tích cực phòng trừ rầy nâu. Ước tính năm 2010 Thái Lan có thể mất khoảng 1,3 triệu tấn lúa so với năm 2009 và nhà nước đã tiêu tốn khoảng 60 triệu đô la Mỹ cho công tác phòng chống dịch rầy.

Trong khi đó, 1,5 triệu héc ta lúa đông xuân năm nay ở ĐBSCL trúng lớn do đã khắc phục được rầy nâu bằng cách gieo sạ đồng loạt, áp dụng chặt chẽ biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM) bằng cách không phun thuốc trừ sâu sớm để giữ thiên địch trên đồng ruộng.

Mới đây, tại lễ tổng kết mô hình kiến thiết đồng ruộng thân thiện với môi trường bằng cách trồng cây có hoa trên bờ ruộng để thu hút thiên địch ở huyện Cái Bè và Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, Tiến sĩ Il-Ryong Choi (Viện Nghiên cứu lúa quốc tế - IRRI) cho biết ông rất ấn tượng khi đầu năm 2006 cả vùng này bị rầy nâu và bệnh vàng lùn gây hại rất nặng mà nay lại đang trúng mùa. Theo Tiến sĩ Choi, thành quả đó là do sự hợp tác chặt chẽ giữa nông dân và các cán bộ nông nghiệp.

Mô hình nói trên thuộc dự án do IRRI thực hiện tại bốn điểm có rầy nâu gây hại nặng cho lúa ở Việt Nam, Thái Lan và Trung Quốc với sự tài trợ của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nhằm áp dụng công nghệ sinh thái (ecological engineering) để kiến thiết đồng ruộng. Chúng ta đã làm tốt ở hai địa điểm có rầy nâu gây hại trầm trọng nhất của tỉnh Tiền Giang, trên diện tích nguyên cả cánh đồng khoảng 30 héc ta với hơn 30 nông dân. Nông dân được tập huấn về kỹ thuật canh tác, trị rầy nâu bằng phương pháp gieo sạ “né rầy” và trồng cỏ có hoa trên bờ ruộng nhằm thu hút thiên địch tới diệt rầy thay cho việc phun thuốc trừ sâu.

Triển vọng thành công của mô hình công nghệ sinh thái này sẽ là bước đột phá cho chương trình kiến thiết lại đồng ruộng ở cấp cộng đồng, nhắm đến các mục tiêu lâu dài như nông dân cùng tổ chức làm việc theo cộng đồng, cùng áp dụng kỹ thuật sản xuất tiên tiến và thân thiện với môi trường nhằm hạn chế việc sử dụng thuốc trừ sâu, đồng thời hạ giá thành sản xuất và tăng phẩm chất nông sản...

Mô hình này cũng có thể áp dụng cho vườn cây ăn trái hay rau màu trong việc phát triển hệ thống đa canh để vừa tạo được sự đa dạng sinh học vừa đa dạng hóa sản phẩm để gia tăng lợi tức trên một đơn vị diện tích canh tác.

(TB KTSG, 6/4/2010)

Lượt xem: 1790

Các tin khác

Đưa thiên nhiên đến gần cộng đồng

(23/12/2024 06:20:AM)

Áp dụng LEZ: Lựa chọn từ thực tế, kỳ vọng đột phá cho môi trường Thủ đô

(16/12/2024 06:57:AM)

Gỡ vướng mắc thị trường tài chính xanh

(11/12/2024 09:30:AM)

Tài chính khí hậu là con đường dẫn đến công lý khí hậu

(18/11/2024 08:37:AM)

Tìm tiền carbon cho cây lúa

(13/11/2024 08:51:AM)

COP16: Bất đồng chưa thể vượt qua

(05/11/2024 06:53:AM)

Tăng tốc năng lượng tái tạo

(21/10/2024 08:54:AM)

Kinh nghiệm phát triển công trình xanh trên thế giới và đề xuất đẩy mạnh ở việt nam để đáp ứng mục tiêu phát thải ròng khí co2 = zero vào năm 2050

(18/10/2024 08:29:AM)

Người tiêu dùng Net Zero

(30/09/2024 06:12:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE