quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG

'Kiên quyết dừng cho nước ngoài thuê đất rừng'

Thứ Bảy, 12/06/2010 | 07:00:00 AM

Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội sau phiên chất vấn Bộ trưởng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Cao Đức Phát sáng qua (11/6), Chủ nhiệm UB Quốc phòng - An ninh Lê Quang Bình khẳng định cần kiên quyết dừng việc cấp đất rừng cho các công ty nước ngoài thuê.

- Ông có thỏa mãn với câu trả lời của Bộ trưởng?

Ảnh: Lê Anh Dũng
Ảnh: Lê Anh Dũng
Bộ trưởng NN&PTNT và KHĐT trả lời như vậy cơ bản là được.

Nhưng ý tôi hỏi là diện tích 300.000 ha đã giao cho các công ty xử lý như thế nào thì Bộ trưởng cũng chỉ nói để nay mai rà soát lại, nhưng hướng như trả lời bổ sung của Bộ trưởng Võ Hồng Phúc như vậy là tôi hài lòng.

Theo cá nhân tôi, ngay khi kết thúc kỳ họp này, Chính phủ phải họp lại để bàn sâu về vấn đề này và phải dứt khoát, đồng thời phải công bố công khai rộng rãi vấn đề này để công luận, báo chí và nhân dân cùng biết để giám sát.

- Ông nghĩ sao khi có sự vênh nhau giữa con số của Bộ và của UB Quốc phòng - An ninh?

Với những con số mà UB Quốc phòng - An ninh có được qua đi khảo sát thì đã có sự vênh cả tổng số, vênh cả các tỉnh, vênh cả số tỉnh đã giao đất, vênh cả số diện tích đã ký cho thuê...

Tôi đang nghĩ con số mà Bộ NN&PTNT lấy là từ tháng 12/2009, còn chúng tôi vừa mới làm xong trước khi họp QH thì có thể thời điểm khác nhau nên có sự vênh nhau này.

- Báo cáo của Chính phủ đề ngày 7/6, Tại sao Chính phủ không xem xét lý do có con số vênh nhau như vậy?

Vấn đề này tôi không rõ. Riêng chúng tôi thì gửi văn bản cho Chính phủ, trong đó có cả Bộ NN&PTNT và KHĐT thời điểm khai mạc kỳ họp lần này.

Văn bản của chúng tôi gửi cho các cơ quan Chính phủ không chỉ có đất trồng rừng mà còn có các dự án khác liên quan đến quốc phòng an ninh như kiến nghị xử lý sân golf hữu nghị Việt Nam-Campuchia ở Xa Mát (Tây Ninh), thủy điện Sê San 5.

Nhưng bây giờ điều quan trọng nhất là phải kiên quyết cho dừng việc cấp đất cho các công ty nước ngoài thuê trồng rừng.

- Quan điểm cá nhân ông về việc cho nước ngoài thuê rừng đầu nguồn?

Quan điểm của tôi dứt khoát là không!

Chính các công ty của chúng ta hiện nay lại không có đất và đang đi thuê đất trồng rừng, mà nói thẳng là bên Lào và Campuchia.

Trong khi đó chúng ta lại cho nước ngoài thuê đất rừng của chúng ta.

Điều thứ hai là bây giờ khi bàn về chươn trình 5 triệu ha rừng, chính bản thân nhiều ĐBQH, các địa phương và Chính phủ cũng nói khó lấy đâu ra 5 triệu ha đất mà trồng rừng, vì giao hết cho doanh nghiệp trồng rừng rồi, trong số đó rất lớn là rừng đầu nguồn, rừng sinh thái.

Mặt khác, tôi thấy bây giờ người dân cũng rất cần diện tích để trồng rừng để mưu sinh, để phát triển.

Do đó, quan điểm của tôi là đề nghị không giao rừng cho công ty nước ngoài.

- Quốc hội có kiến nghị xử lý các cá nhân, cơ quan không làm tròn trách nhiệm trong sự việc này?

Tôi cho cái này là kỷ luật hành chính. Trong chuyện này, địa phương có xin chứ không phải không xin, thậm chí là 2, 3 lần xin. Chúng tôi có trong tay các văn bản ấy.

- Những dự án đã giao rồi mà ảnh hưởng đến quốc phòng an ninh thì theo ông nên có hướng xử lý như thế nào?

Tôi nghĩ khi Chính phủ họp và sau đó có thể rút giấy phép những dự án có ảnh hưởng lớn đến an ninh quốc phòng, còn những dự án nào đã ký rồi mà chưa giao thì không giao nữa.

Riêng Ủy ban chúng tôi sẽ chờ xem Chính phủ rút dự án nào, dự án nào sẽ được tiếp tục.

Nếu dự án tiếp tục được giao mà có ảnh hưởng nghiêm trọng đến quốc phòng an ninh thì chúng tôi sẽ tiếp tục kiến nghị rút.

- Sắp tới UB Quốc phòng - An ninh giám sát việc giải quyết của Chính phủ như thế nào?

Sau kỳ họp này, Chính phủ sẽ làm việc để rà soát lại, chúng tôi sẽ chờ xem những dự án nào tiếp tục, dự án nào rút giấy phép đầu tư.

Chúng tôi sẽ theo dõi và nếu thấy dự án nào mà tiếp tục cho làm mà có ảnh hưởng đến quốc phòng an ninh thì sẽ kiến nghị tiếp.

Bộ trưởng KHĐT Võ Hồng Phúc: 
Tỉnh nào biết tỉnh ấy

Phân cấp có nhiều mặt được, có nhiều mặt chưa được, ta phải xem lại.

Cụ thể như việc phân cấp trồng rừng thì dù đầu tư nông nghiệp chúng ta rất khuyến khích, nhưng khe hở của nó ở đây là đầu tư vào vùng nhạy cảm quốc phòng an ninh.

Có những vùng quan trọng về quốc phòng an ninh mà người ta vẫn cấp phép, hay cấp cho một nhà đầu tư quá nhiều diện tích mà không xem xét đến khả năng thực hiện của nhà đầu tư đó.

Chẳng hạn như việc cấp cho một công ty của Đài Loan gần 200.000 ha, họ có đủ sức không? Đó là diện tích quá lớn.

Rồi còn phải xem khả năng tài chính của công ty ấy nữa. Cho nên khi phân cấp, mỗi tỉnh không nhìn thấy tổng thể chung, tỉnh nào biết tỉnh ấy.

  • Cao Nhật ghi
(Vietnamnet, 12/6/2010)
 

Lượt xem: 1286

Các tin khác

Tăng cường công tác quản lý tín chỉ carbon nhằm thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định

(07/05/2024 06:52:AM)

Việt Nam ủng hộ có thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhự

(25/04/2024 07:01:AM)

Căn bản về tái hoang dã

(22/04/2024 08:37:AM)

Một nền kinh tế xanh cần nhiều thứ hơn chỉ là trợ cấp

(20/04/2024 06:23:AM)

Thúc đẩy phát triển đô thị theo hướng xanh, bền vững

(03/04/2024 07:56:AM)

Nước đã cạn

(30/03/2024 06:46:AM)

Bảo vệ môi trường – Nền tảng để phát triển kinh tế bền vững

(28/03/2024 07:08:AM)

Chuyển đổi xanh trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

(26/03/2024 05:49:AM)

Một số suy nghĩ về chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ “nâu” sang “xanh”, từ khai thác thâm dụng tài nguyên thiên nhiên sang phát triển dựa vào hệ sinh thái, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn - Từ phân tích thực

(25/03/2024 06:28:AM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE