quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG

Khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau: Cơ hội gắn liền thách thức

Thứ Năm, 29/04/2010 | 05:43:00 AM

Ngày 25.4, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ đón nhận danh hiệu Khu dự trữ sinh quyển (KDTSQ) thế giới Mũi Cà Mau do UNESCO chính thức công nhận vào ngày 26.5.2009.


 
Một góc Vườn quốc gia Mũi Cà Mau. Ảnh: Thanh Quang.
 

Cùng ngày, đã diễn ra cuộc hội thảo khoa học với chủ đề bảo tồn các giá trị KDTSQ và hỗ trợ cư dân vùng ven biển tỉnh Cà Mau trước biến đổi khí hậu. Các nhà khoa học cho rằng, đây là 1 trong những KDTSQ lớn của cả nước, bao gồm nhiều hệ sinh thái khác nhau mà tiêu biểu là hệ sinh thái rừng ngập mặn bãi bồi ven biển Đông và biển Tây.

Ngoài giá trị của các loài động, thực vật, nơi đây còn là bãi đẻ của các loài thuỷ sản. Hệ sinh thái rừng ngập ngọt (rừng tràm U Minh Hạ) phát triển trên nền đất than bùn là khu vực có nhiều thảm thực vật có giá trị. Ngoài ra, đây là cơ hội để Cà Mau khai thác tốt tiềm năng kinh tế, đặc biệt là du lịch...

Tuy nhiên, cũng theo nhiều nhà khoa học, trước diễn biến của khí hậu toàn cầu, đặc biệt là những kịch bản nước biển dâng và... nhận thức của con người đang là thách thức lớn của KDTSQ Mũi Cà Mau. KS Lý Văn Nhạn - Phó ban Quản lý KDTSQ Mũi Cà Mau - phân tích: “Ngay từ bây giờ, nếu không ngăn chặn được hiện tượng tác động đến rừng, khu vưc bãi bồi ven biển từ tập quán khai thác bằng nò, đó, giăng câu, đăng lưới... sẽ tác động xấu đến nguồn lợi thuỷ sản gần bờ. Mặt khác, tuyến rừng phòng hộ biển Tây có chiều dài trên 97km thường xuyên bị sạt lở do việc khai thác tài nguyên quá mức”.

TS Phạm Trọng Thịnh - Phân viện trưởng Phân viện Điều tra qua hoạch rừng Nam Bộ - đề nghị: “Cần hạn chế các tác động tiêu cực của nuôi trồng thuỷ sản đến đa dạng sinh học. Không nên cho phép chuyển đổi rừng ngập mặn sang sản xuất nông nghiệp, làm muối hoặc làm đầm nuôi thuỷ sản”.

TS Nguyễn Xuân Hồng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau - cho biết: Cà Mau nhận thức rất rõ còn nhiều việc phải làm sau khi được UNESCO công nhận KDTSQ Mũi Cà Mau. Trước những ý kiến của các nhà khoa học, tỉnh nghiêm túc tiếp thu và sẽ nghiên cứu áp dụng trong thực tiễn thời gian tới. 

 
Nhật Hồ
(Lao Động, 27/4/2010)

Lượt xem: 2037

Các tin khác

Đưa thiên nhiên đến gần cộng đồng

(23/12/2024 06:20:AM)

Áp dụng LEZ: Lựa chọn từ thực tế, kỳ vọng đột phá cho môi trường Thủ đô

(16/12/2024 06:57:AM)

Gỡ vướng mắc thị trường tài chính xanh

(11/12/2024 09:30:AM)

Tài chính khí hậu là con đường dẫn đến công lý khí hậu

(18/11/2024 08:37:AM)

Tìm tiền carbon cho cây lúa

(13/11/2024 08:51:AM)

COP16: Bất đồng chưa thể vượt qua

(05/11/2024 06:53:AM)

Tăng tốc năng lượng tái tạo

(21/10/2024 08:54:AM)

Kinh nghiệm phát triển công trình xanh trên thế giới và đề xuất đẩy mạnh ở việt nam để đáp ứng mục tiêu phát thải ròng khí co2 = zero vào năm 2050

(18/10/2024 08:29:AM)

Người tiêu dùng Net Zero

(30/09/2024 06:12:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE