quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG

Không nên đặt trung tâm hành chính nơi sơn cùng thủy tận

Thứ Ba, 15/06/2010 | 05:53:00 PM

Về mặt phong thủy, không ai đưa trung tâm hành chính lên chỗ sơn cùng thuỷ tận Ba Vì như vậy, trừ trong trường hợp chiến tranh thôi và dựa lưng vào núi như thế thì không có hậu - đại biểu Nguyễn Minh Thuyết (TP Hồ Chí Minh) phát biểu tại Quốc hội sáng 15/6.

 

Đại biểu rất quan tâm đến đồ án quy hoạch thủ đô Hà Nội. Ảnh: Nguyễn Thắng.

 

 

Hệ sinh thái sẽ bị phá hủy rất nhanh

 

 

 

Dẫn nghị quyết 15 của Bộ Chính trị và pháp lệnh thủ đô khẳng định Hà Nội là trái tim của cả nước, đầu não chính trị - hành chính quốc gia..., Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Hồng Quân cho rằng phải hiểu toàn bộ thủ đô Hà Nội (theo ranh giới hành chính) là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia của cả nước. Do vậy không có khái niệm trung tâm hành chính quốc gia cho một địa điểm hoặc một khu vực nào đó trong thủ đô và càng không thể có chuyện "dời đô" như một số băn khoăn.

 

 

Bộ trưởng khẳng định chắc chắn và mãi mãi Ba Đình sẽ là trung tâm chính trị của đất nước. Tuy nhiên, tại khu vực Ba Đình không có điều kiện để tập trung tất cả trụ sở cơ quan đầu não của bộ máy hành chính quốc gia mà phải bố trí phân tán ở nhiều khu vực trong Hà Nội. Một số bộ ngành đang xây trụ sở tại Mễ Trì - Mỹ Đình. Chính phủ chỉ đạo tiếp tục quy hoạch chọn địa điểm để đưa một số bộ, ngành nữa ra ngoài khu vực nội đô.

 

 

Ông Quân cho biết, liên danh tư vấn đã đề xuất nhiều vị trí, xem xét ở nhiều góc độ, tiêu chí như phù hợp về quy hoạch không gian, hạ tầng, môi trường sinh thái, điều kiện tự nhiên, đất đai... thì Ba Vì hoàn toàn đáp ứng để quy hoạch là nơi làm việc của các cơ quan hành chính trong tương lai. Ba Vì trong ý tưởng quy hoạch lần này chỉ là nơi dự trữ xây dựng một số cơ quan của Chính phủ theo tầm nhìn đến năm 2050. Trụ sở các bộ ngành ở Mỹ Đình không nhất thiết sau này cũng phải chuyển đi nếu không có nhu cầu.

 

 

"Việc dành quỹ đất dự trữ là cần thiết, tương tự như việc quy hoạch dành đất cho các công trình công cộng, y tế, giáo dục, thương mại, dịch vụ... phải được nêu trong quy hoạch dài hạn. Đây là đề xuất về tầm nhìn, cần phải có trong một đồ án quy hoạch chung", Bộ trưởng kết luận.

 

 

Hoan nghênh giải trình của Chính phủ, tuy nhiên đại biểu Vũ Hồng Anh vẫn cho rằng chọn Ba Vì để xây trung tâm hành chính quốc gia là không thuyết phục và thiếu cơ sở khoa học. Trong các văn bản pháp luật không có sự phân biệt trung tâm chính trị và hành chính. Từ thời Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long đến nay cũng đều chỉ có một trung tâm đầu não.

 

 

"Việc dời trung tâm hành chính lên Ba Vì, cách xa trung tâm chính trị sẽ làm tăng chi phí trong quản lý điều hành. Mặt khác, Chính phủ đang xây dựng trụ sở bộ ngành ở Mỹ Đình, việc di dời có gây lãng phí? Đề xuất này có tính đến mong muốn của con cháu ta?", ông Hồng Anh đặt vấn đề.

 

 

"Việc đặt trung tâm hành chính ở Ba Vì sẽ gây tác động xấu, làm thay đổi hệ sinh thái đa dạng sinh học, về lâu dài phá vỡ cấu trúc tự nhiên này. Trong khi Việt Nam đang đứng thứ tư thế giới về suy giảm sinh học", nữ đại biểu Rcom Sa Duyên (Gia Lai) nói.

 

 

Rất thẳng thắn, đại biểu Nguyễn Minh Thuyết lên tiếng: "Bộ trưởng nói chuyển lên Ba Vì cũng là trong phạm vi Hà Nội. Lập luận thế là không được, vì ngay trong nhà mình, dời bàn thờ đi một mét đã là chuyện đại sự. Bảo rằng chuyển cơ quan hành chính lên đấy vẫn trong ranh giới thủ đô thì tôi cho rằng không ổn. Về mặt phong thủy, không ai đưa Chính phủ nên chỗ sơn cùng thuỷ tận như vậy, trừ trong trường hợp chiến tranh thôi và dựa lưng vào núi như thế thì không có hậu". Ông Thuyết nói vậy bởi Ba Vì nằm kẹp giữa hai dãy núi Tam Đảo và Tản Viên, bị bao vây bởi sông Hồng và hai dãy núi nên vùng đất này khá biệt lập.

 

 

Đại biểu Lê Quốc Dung phân tích: "Hành chính phải gần và gắn liền với dân. Nếu trung tâm hành chính dựa vào núi bền vững thì ông cha ta đã làm lâu rồi. Bền vững nhất là phải dựa vào dân. Xưa kia dân phải phát triển mạnh thì Lý Công Uẩn mới chuyển về Thăng Long". Ông Dung cũng có chung lo ngại với bà Sa Duyên rằng xây dựng trung tâm hành chính ở Ba Vì sẽ phá hủy rất nhanh vùng sinh thái này.

 

 

Đại biểu Vũ Hồng Anh (Hà Nội) cho rằng, việc lựa chọn Ba Vì là nơi xây dựng các cơ quan của Chính phủ là không phù hợp, bởi theo đại biểu không nên tách rời khái niệm hành chính và chính trị, không có cơ sở để tách trung tâm chính trị và trung tâm hành chính quốc gia.

 

 

“Việc dời trung tâm rất tốn kém, chi phí lớn, vì thế câu hỏi đặt ra là có nên lãng phí như vậy không”, ông Hồng Anh đặt câu hỏi. Ông Anh lấy ví dụ, Hàn Quốc cũng có ý tưởng di chuyển Thủ đô nhưng đã gặp không ít khó khăn, thậm chí, ngay cả khi Quốc hội đã đồng ý nhưng Chính phủ hiện nay chưa thực hiện.

 

 

Trục Thăng Long - Hỏng cả về kinh tế lẫn phong thuỷ

 

 

 

Cả với tư cách đại biểu Quốc hội lẫn Chủ tịch TP Hà Nội, đại biểu Nguyễn Thế Thảo phát biểu lý giải việc xây dựng trục Thăng Long là sự phối hợp, tạo trục hướng tâm (bên cạnh bảy trục hướng tâm đã có như đường 32, trục Bắc - Nam, trục đường 5, trục Láng - Hoà Lạc…), xây dựng trục này cũng là cơ hội để tạo điểm nhấn và tạo quỹ đất.

 

 

Đại biểu Phạm Thị Loan thắc mắc, tại sao trục này lại là trục nhấn trong số bảy trục hướng tâm mà không phải là một trục khác?, bà Loan đề nghị bỏ ý định tạo điểm nhấn cho trục này, tạo điều kiện cho việc đầu cơ, nâng giá đất.

 

 

Cho rằng trục Thăng Long là không phù hợp, tốn nhiều đất lúa đại biểu Vũ Hồng Anh (Hà Nội) khẳng định, không có nước nào chỉ bằng một trục đường thẳng mà có thể kết nối văn hoá, kinh tế các vùng như một số ý kiến giải thích bảo vệ cho trục này.

 

 

Cùng đề cập đến trục Thăng Long, đại biểu Nguyễn Minh Thuyết khẳng định đây là sự lãng phí. “Chúng ta đã có đường Láng - Hoà lạc rộng 140m, rồi đường 32… tại sao lại phải làm thêm trục Thăng Long?

 

 

Khi đề xuất làm đường sắt, chính phủ nói rằng bởi thời gian qua chúng ta tập trung quá nhiều vào giao thông đưòng bộ, giờ đề xuất làm trục này, chúng ta lại nói là để tập trung phát triển giao thông, như vậy có mâu thuẫn không?”, ông Thuyết đặt câu hỏi.

 

 

Thậm chí, ông Thuyết còn còn áp thuật phong thuỷ để phản bác ý tưởng xây dựng trục này. “Trục Thăng Long chọc thẳng vào Ba Đình là không phù hợp với phong thuỷ, không ai để đường chọc thẳng vào cửa nhà mình như thế cả”.

(VnExpress, 15/6/2010)

Lượt xem: 1603

Các tin khác

Đưa thiên nhiên đến gần cộng đồng

(23/12/2024 06:20:AM)

Áp dụng LEZ: Lựa chọn từ thực tế, kỳ vọng đột phá cho môi trường Thủ đô

(16/12/2024 06:57:AM)

Gỡ vướng mắc thị trường tài chính xanh

(11/12/2024 09:30:AM)

Tài chính khí hậu là con đường dẫn đến công lý khí hậu

(18/11/2024 08:37:AM)

Tìm tiền carbon cho cây lúa

(13/11/2024 08:51:AM)

COP16: Bất đồng chưa thể vượt qua

(05/11/2024 06:53:AM)

Tăng tốc năng lượng tái tạo

(21/10/2024 08:54:AM)

Kinh nghiệm phát triển công trình xanh trên thế giới và đề xuất đẩy mạnh ở việt nam để đáp ứng mục tiêu phát thải ròng khí co2 = zero vào năm 2050

(18/10/2024 08:29:AM)

Người tiêu dùng Net Zero

(30/09/2024 06:12:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE