quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG

IPA – Bài 4. Quy trình chung của IPA

Thứ Tư, 28/06/2017 | 08:31:00 AM

(VACNE) Quy trình chặt chẽ của IPA gồm 6 bước: (i) Xác định hiệu quả (Policy Consequences); (ii) Mô tả vị thế (Position Map); (iii) Phân tích các nhóm chịu ảnh hưởng (Stakeholder Analysis); (iv) Mô tả mạng lưới chính sách (Policy Network Map); (v) Đánh giá chuyển dịch (Transition Assessment) và (vi) Chiến lược cho sự thay đổi (Strategies for Change)

IPA gồm 6 bước được sắp xếp theo trình tự logic nhằm thể hiện các quá trình ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách[i].

Quy trình 6 bước của IPA

* Bước 1:  Xác định hiệu quả của TCCS đang áp dụng trước khi tiến hành IPA (Policy Consequences)

* Bước 2:  Mô tả vị thế của các tổ chức (Position Map)

* Bước 3: Phân tích các nhóm chịu ảnh hưởng (Stakeholder Analysis)

* Bước 4:  Mô tả mạng lưới chính sách (Policy Network Map)

* Bước 5: Đánh giá chuyển dịch (còn gọi là sự thay đổi của các tổ chức tham gia vào TCCS -Transition Assessment)

* Bước 6:  Chiến lược cho sự thay đổi (Strategies for Change)

Bước 1: Đánh giá hiệu quả chính sách

Đánh giá hiệu quả chính sách theo 4 bình diện

+ Xác định: Ai bị ảnh hưởng? ảnh hưởng lên vấn đề gì?

+ Phạm vi: Phạm vi của ảnh hưởng?

+ Thời hạn: Khi nào ảnh hưởng bắt đầu? Kéo dài bao lâu

+ Mức độ: Ảnh hưởng toàn diện là cao, trung bình hay thấp?

Bước 2: Phân tích vị thế của các đối tác chính

Các tổ chức có thể được xếp vào các loại sau đây:

1. Các tổ chức quốc tế.

2. Các tổ chức thuộc chính quyền.

3. Các tổ chức chính trị.

4. Các tổ chức thương mại.

5. Các tổ chức phi chính phủ (và khoa học).

6. Các tổ chức xã hội.

Cần thiết lập một danh sách các tổ chức, chỉ dẫn vắn tắt về việc bằng cách nào các tổ chức này tham gia vào các quá trình hoạch định chính sách. Nhà phân tích cần phải tiếp xúc với tất cả các tổ chức này, để thu thập thông tin về các tổ chức. Việc lựa chọn tổ chức nào phụ thuộc vào từng chính sách hay quyết định cụ thể. Tất cả các tổ chức có nhiều người hưởng lợi hoặc bị thiệt hại là những tổ chức cần được phân tích.

Bước 3: Phân tích các nhóm đối tác (còn gọi là các bên liên quan)

Có 2 việc đòi hỏi phải phân tích là:

+ Mục tiêu của các tổ chức (hoặc cá nhân): Các tổ chức đang tìm kiếm gì từ chính sách (quyết định)? Liệu tổ chức xem quyết định là mục tiêu cuối cùng hay chỉ là phương tiện để đạt được một mục tiêu khác (hay cả hai)? Ví dụ một địa phương rất ủng hộ việc xây dựng một khu bảo tồn biển với sự tài trợ từ các tổ chức quốc tế, tuy nhiên mục tiêu chính của địa phương sẽ là phát triển du lịch sinh thái sau khi khu bảo tồn được thiết lập.

+ Sắp xếp ưu tiên đối với tổ chức (hoặc cá nhân): Ưu tiên của tổ chức là gì (cao, trung bình, thấp) đối với từng quyền lợi hay mục tiêu được xác định? Mức độ ưu tiên có thể được đánh giá qua việc tham dự của lãnh đạo tổ chức vào từng mục tiêu, qua mức độ sử dụng nguồn lực để đạt được mục tiêu, qua những câu hỏi trực tiếp sử dụng trong phỏng vấn để xác định mức độ ưu tiên.

Bước 4: Xác định mạng lưới chính sách

Một ví dụ mạng lưới chính sách

Thuyết minh về các tổ chức được trình bày ở biểu trên chỉ là ví dụ minh hoạ. Bức tranh cụ thể tuỳ thuộc vào chính sách nào đang được phân tích và địa phương nào là địa bàn thực hiện chính sách đó.

Bước 5: Đánh giá chuyển dịch

Các quyết định về chính sách công ít khi xảy ra trong môi trường tĩnh. Thường hay có những biến động xảy ra trong các tổ chức thực hiện chính sách, trong môi trường tổ chức rộng hơn, và nhất là trong môi trường chính trị và xã hội

Có 3 mức độ phân tích như sau:

+ Chuyển dịch trong các tổ chức có nhiệm vụ thực hiện: Chuyển dịch trong các tổ chức có trách nhiệm thực hiện quyết định thường ảnh hưởng đến số phận cuối cùng của quyết định

+ Chuyển dịch trong môi trường tổ chức: Mối liên hệ giữa các tổ chức thường ảnh hưởng lên quá trình lập quyết định. Các hành động liên ngành có vai trò giải quyết nhiều vấn đề. Chuyển dịch trong các mối hợp tác và cạnh tranh giữa các tổ chức có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực lên quá trình hoạch định chính sách, nhưng cũng có thể tạo cơ hội cho các hoạt động thực hiện.

+ Chuyển dịch trong môi trường chính trị: Những chuyển dịch trong môi trường chính trị rộng lớn hơn có thể tác động lên hoàn cảnh lập và thi hành quyết định, cả tích cực lẫn tiêu cực. Những chuyển dịch chính trị này có thể là bầu cử toàn quốc, các nhiễu loạn xã hội, sự cải tổ cơ bản các thể chế công cộng. Đôi khi các quá trình chính trị rộng lớn này ít gây ảnh hưởng trực tiếp, nhưng lại có khả năng tạo ra các hoàn cảnh rộng hơn và chính hoàn cảnh này lại thường quyết định tính khả thi của các chính sách công, và do đó cũng cần phải được đánh giá như một phần của quy trình phân tích.

Bước 6: Đề xuất chiến lược cho sự thay đổi

Có 3 kiểu chiến lược cho sự thay đổi: tượng trưng, tích cực và tiêu cực.

+ Các chiến lược, giải pháp tượng trưng bao gồm những cố gắng nhằm thay đổi cách nhìn nhận, đánh giá thực tại xã hội của các đối tác chính cũng như của công chúng tham dự vào quyết định.

+ Các chiến lược, giải pháp tích cực bao gồm việc thành lập một tổ chức mới, năng động hoá các tổ chức hiện có, tăng cường năng lực của các tổ chức này, tăng cường các mối liên minh giữa các tổ chức.

+ Các chiến lược, giải pháp tiêu cực nhằm vào việc kiểm soát tiềm lực hoặc cưỡng chế thi hành đối với cá nhân hay nhóm phản đối chính sách, vi phạm các quy định trong chính sách./.

----------------------------------------

[i] Nguyễn Đình Hoè (2004) Phương pháp IPA trong Quản lý tổng hợp vùng bờ. Khoa Môi trường Đại học KHTN Hà Nội

 

Nguyễn Đình Hoè – VACNE

Lượt xem: 3590

Các tin khác

Căn bản về tái hoang dã

(22/04/2024 08:37:AM)

Một nền kinh tế xanh cần nhiều thứ hơn chỉ là trợ cấp

(20/04/2024 06:23:AM)

Thúc đẩy phát triển đô thị theo hướng xanh, bền vững

(03/04/2024 07:56:AM)

Nước đã cạn

(30/03/2024 06:46:AM)

Bảo vệ môi trường – Nền tảng để phát triển kinh tế bền vững

(28/03/2024 07:08:AM)

Chuyển đổi xanh trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

(26/03/2024 05:49:AM)

Một số suy nghĩ về chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ “nâu” sang “xanh”, từ khai thác thâm dụng tài nguyên thiên nhiên sang phát triển dựa vào hệ sinh thái, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn - Từ phân tích thực

(25/03/2024 06:28:AM)

Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam

(24/03/2024 06:05:AM)

Thách thức khi tham gia thị trường tín chỉ carbon

(22/03/2024 07:08:AM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE