quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG

Hoan hô các anh bộ đội trong cuộc chiến với cây bìm bôi

Thứ Năm, 28/04/2011 | 02:11:00 PM

Hiện nay bìm bôi đang lan tràn ở nhiều vùng núi cũng như được con người đưa về trồng làm cảnh trong vườn nhà. Nhưng các anh bộ đội quận 2 TP Hồ Chí Minh đã đi đầu trong việc tiêu diệt bìm bôi ngay từ lúc chúng còn non.


Nguyễn Đình Hòe VACNE và Ngô Thanh Phương (Cần Thơ)

1.Bìm bôi.

 Bìm bôi là loài dây leo khổng lồ với đường kính thân tối đa có thể đạt đến 20-25cm, leo cao đến trên dưới 10m so với mặt đất, hoa hình chuông nhiều màu tùy theo thành phần phụ loài, mặt dưới lá có màu bạc nhạt, thuộc họ Bìm bìm (Convolvulaceae). Nếu không để ý đến độ nguy hiểm thì bìm bôi là loài cây có hoa đẹp và dễ sống nên thường được trồng làm cây cảnh hoặc cây leo tạo bóng mát.

Bìm bôi có tên  Latin là Merremia boisiana, tên địa phương là bìm bôi, lang rừng (vì lá giống lá khoai lang), cây chuông nhỏ (vì hoa có hình qua chuông) hoặc cây lá bạc. Bìm bôi có nhiều phụ loài chỉ khác nhau ở hình dạng lá và màu  hoa. Phụ loài chính là bìm bôi hoa trắng (Merremia boisiana var. boisiana) đã được phát hiện ở Cù lao Chàm tỉnh Quảng Nam, quận 2 TP HCM và Cần Thơ. Ngoài bìm bôi hoa trắng, các phụ loài khác đã phát hiện tại nước ta là bìm bôi hoa vàng (Rừng cấm Hải Vân - Sơn Trà), bìm bôi hoa tím (Nha Trang, Cần Giờ, Cần Thơ) và bìm bôi hoa xanh tím (Tam Đảo, Bà Nà, Cần Thơ, Hà Nội). 

Hiện nay đang tranh luận cho rằng chỉ có phụ loài bìm bôi hoa vàng là thực vật ngoại lai xâm nhập (nguồn gốc ở đảo Hải Nam Trung Quốc), còn bìm bôi các màu hoa khác là thực vật bản địa. Tuy nhiên điều mà giới khoa học đều khẳng định là tất cả các phụ loài bìm bôi, bất cứ hoa màu gì, cũng đều là thực vật nguy hiểm : chúng nhanh chóng leo cao phủ kín, cướp ánh sáng của thực vật thân gỗ và thân thảo, làm nhóm thực vật dưới tán của chúng nhanh chóng bị chết do không có ánh sáng, làm mồi cho thảm họa cháy rừng.

2. Khó khăn trong kiểm soát bìm bôi

Địa phương đầu tiên tổ chức tiêu diệt bìm bôi là Đà nẵng. Năm 2010, UBND Đà Nẵng giao Bộ chỉ huy Quân sự Thành phố “tiêu diệt” 200 ha dây leo bìm bôi tại bán đảo Sơn Trà. Đơn vị này chặt hạ được hơn 168 ha thì hết kinh phí.

Đầu năm  2011, UBND  Đà Nẵng tiếp tục giao cho Bộ chỉ huy Quân sự Thành phố diệt 300 ha bìm bôi. Điều đáng lo là hiện khu vực đã xử lý dây leo bìm bôi từ năm 2010 xuất hiện tình trạng tái sinh bìm bôi từ hạt.

Bìm bôi hiện nay đã tấn công ào ạt vào bán đảo Sơn Trà bao chiếm diện tích gần 1.000 ha (nếu tính chung rừng cấm Hải Vân – Sơn Trà thì Bìm bôi chiếm khoảng 5000 ha, leo đến tận cao độ 1500 m). Bìm bôi cũng đang bùng phát tại Khu bảo tồn thiên nhiên Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Bà Nà (Đà Nẵng), khu Du lịch Yang Bay (Khánh Hòa)

Chuột và chim ăn bìm bôi có thể mang hạt bìm bôi reo rắc rất xa qua phân của chúng.

3.Hoan hô các anh bộ đội TP Hồ Chí Minh.

Giữa tháng 4/2011, Ban chỉ huy Quân sự quận 2 thành phố Hồ Chí minh đã tổ chức chặt bỏ cây bìm bôi hoa trắng vốn được trồng làm bờ rào cảnh xung quanh cơ quan nhiều năm qua. Đây là một hành động rất có ý nghĩa trong việc kiểm soát loài dây leo nguy hiểm. Điều này đặc biệt có ý nghĩa hơn khi người dân nhiều địa phương trong cả nước, kể cả không ít khu du lịch hiện nay vẫn đưa bìm bôi về trồng làm cảnh khiến cho loài dây leo nguy hiểm này có cơ hội lan rộng.

Cây bìm bôi hoa trắng ở hàng rào Ban chỉ huy Quân sự quận 2 Tp HCM





 

Các anh bộ đội đang chặt bỏ cây bìm bôi

Lượt xem: 4255

Các tin khác

Đưa thiên nhiên đến gần cộng đồng

(23/12/2024 06:20:AM)

Áp dụng LEZ: Lựa chọn từ thực tế, kỳ vọng đột phá cho môi trường Thủ đô

(16/12/2024 06:57:AM)

Gỡ vướng mắc thị trường tài chính xanh

(11/12/2024 09:30:AM)

Tài chính khí hậu là con đường dẫn đến công lý khí hậu

(18/11/2024 08:37:AM)

Tìm tiền carbon cho cây lúa

(13/11/2024 08:51:AM)

COP16: Bất đồng chưa thể vượt qua

(05/11/2024 06:53:AM)

Tăng tốc năng lượng tái tạo

(21/10/2024 08:54:AM)

Kinh nghiệm phát triển công trình xanh trên thế giới và đề xuất đẩy mạnh ở việt nam để đáp ứng mục tiêu phát thải ròng khí co2 = zero vào năm 2050

(18/10/2024 08:29:AM)

Người tiêu dùng Net Zero

(30/09/2024 06:12:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE