quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG

Hòa giải xung đột môi trường 1. Hòa giải ngoài tòa án

Thứ Tư, 17/12/2014 | 06:33:00 AM

(VACNE) - Hòa giảỉ xung đột môi trường (XĐMT) là phương thức giải quyết hiệu quả bên ngoài tòa án mà thế giới đã thực hiện từ rất lâu.

Nguyễn Đình Hòe VACNE

 

Description: Nicotex.jpg

Người dân phản đối và phanh phui vụ chôn thuốc trừ sâu tại Công ty Nicotex Thanh Hóa

Ngay từ 1995 tổ chức Phát triển Quốc tế của CHLB Đức (DSE) đã tổ chức nhiều lớp đào tạo nghiệp vụ Hòa giải XĐMT tại Berlin cho nhiều nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên lĩnh vực này ở nước ta bây giờ mới đặt ra do tính bùng nổ của XĐMT mà các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường đang quá tải,  thực tế là không thể tra cứu hết những thông tin xuất hiện trên mạng Interrnet về XĐMT.

Xung đột trong lĩnh vực môi trường (XĐMT) ở Việt Nam hiện nay đã trở thành vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội, với các vụ XĐMT ngày càng tăng về số lượng vụ việc cũng như tính phức tạp. Việc giải quyết những xung đột này còn là vấn đề mới ở nước ta, và còn gặp nhiều thách thức trở ngại, mặc dù trên thế giới XĐMT và xử lý XĐMT không còn là vấn đề mới mẻ lạ lẫm gì

Cho đến nay, các vụ XĐMT môi trường ở nước ta đều đã được giải quyết qua phương thức thương lượng, hòa giải (tức là ngoài tòa án) và chưa có một vụ nào phải khởi kiện ra tòa. Các quy định quyền pháp lý đòi bồi thường thiệt hại gây nên do ô nhiễm, suy thoái môi trường bước đầu cũng đã được xác lập. Ví dụ vụ Vedan Đồng Nai, Hội Nông dân và Hội Luật gia Thành phố Hồ Chí Minh đã đứng ra đại diện cho người dân để thương lượng với Công ty Vedan. Một vụ khác như ô nhiễm bụi do Nhà máy nhiệt điện Phả Lại cũng được xử lý qua trung gian hòa giải. Điều này cho thấy, cũng như ở nhiều nước trên thế giới, phương thức trung gian, hòa giải (giải quyết tranh chấp ngoài tòa án) là thuận lợi hơn, dễ áp dụng hơn và có tính thực tiễn cao. Bởi lẽ sự tham gia của các tổ chức Xã hội vào vai trò trung gian hoiaf giải đã tỏ ra rất hiệu quả tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có Nhật Bản, Hàn Quốc, cũng như nhiều nước phát triển ở Âu Mỹ.

Tuy nhiên,  hiện nay, quy trình, cách thức, cơ chế, tổ chức thực hiện hòa giải  XĐMT chưa được quy định cụ thể hướng dẫn chi tiết. Vai trò trung gian hòa giải chưa được nghiên cứu, xem xét để giao cho môt tổ chức nào; quy trình, thủ tục hòa giải chưa được xây dựng… Vì vậy, khi xảy ra XĐMT ở nước ta, việc giải quyết còn lúng túng, các bên liên quan không biết phải bắt đầu từ đâu, ai sẽ là cơ quan đứng ra hòa giải…, không giống như các nước như Úc, Philippin, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ…, nơi mà cơ chế và tổ chức thực hiện đã được quy định rõ ràng[1].

Trong bối cảnh XĐMT chắc chắn còn sẽ xảy ra nhiều hơn và phức tạp hơn, việc nghiên cứu, đề xuất cơ chế, tổ chức thực hiện hòa giải XĐMT (phương thức giải quyết bên ngoài tòa án) là rất cần thiết.



[1] IPONRE & VACNE (2013). Nghiên cứu ban đầu về các trường hợp tranh chấp môi trường điển hình ở Việt Nam. Tài liệu lưu trữ Viện Chiến lược và Chính sách Môi trường, Bộ TN và MT

Lượt xem: 3130

Các tin khác

Đưa thiên nhiên đến gần cộng đồng

(23/12/2024 06:20:AM)

Áp dụng LEZ: Lựa chọn từ thực tế, kỳ vọng đột phá cho môi trường Thủ đô

(16/12/2024 06:57:AM)

Gỡ vướng mắc thị trường tài chính xanh

(11/12/2024 09:30:AM)

Tài chính khí hậu là con đường dẫn đến công lý khí hậu

(18/11/2024 08:37:AM)

Tìm tiền carbon cho cây lúa

(13/11/2024 08:51:AM)

COP16: Bất đồng chưa thể vượt qua

(05/11/2024 06:53:AM)

Tăng tốc năng lượng tái tạo

(21/10/2024 08:54:AM)

Kinh nghiệm phát triển công trình xanh trên thế giới và đề xuất đẩy mạnh ở việt nam để đáp ứng mục tiêu phát thải ròng khí co2 = zero vào năm 2050

(18/10/2024 08:29:AM)

Người tiêu dùng Net Zero

(30/09/2024 06:12:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE