quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
TẢN MẠN MÔI TRƯỜNG

Hồ sen vui trở lại

Thứ Năm, 20/09/2012 | 10:07:00 AM

Sau nhiều năm tàn lụi vì ô nhiễm nguồn nước hồ, mùa hè qua hồ Tịnh Tâm đã tràn ngập sen hồng tươi. Việc Trung tâm Văn hóa Tịnh Tâm (thuộc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế) đi vào hoạt động đã đánh thức một danh thắng nổi tiếng triều Nguyễn, ghi dấu ấn môi trường quan trọng khi phục hồi thương hiệu sen Tịnh Tâm - linh hồn danh thắng hồ Tịnh.

 
Thanh Như

 

 

 

 
Để bảo tồn bền vững giống sen quý có thương hiệu Tịnh Tâm, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã vận động người dân trồng sen trên cơ sở chuyển giao hồ sen đã được phục hồi để người dân chăm sóc miễn phí thay vì trồng rau muống. Lứa sen đầu tiên vừa được Trung tâm Văn hóa Tịnh Tâm thu mua sản phẩm để chế biến những đặc sản nổi tiếng từng gắn với giới quý tộc triều Nguyễn gắn với hồ Tịnh từ lâu mất bóng.

 
Trước đó, do ô nhiễm bởi nguồn nước thải sinh hoạt của hàng chục hộ dân, cây sen dần tàn lụi, hồ toàn cỏ dại um tùm và ngập rác. Mất sen, các hộ dân ở hai phường Thuận Hòa và Thuận Lộc chuyển sang trồng rau muống, khiến cho tình trạng xâm thực, ô nhiễm hồ ngày càng nghiêm trọng. Hàng trăm nhân viên và lực lượng bộ đội đã được Trung tâm huy động vớt bèo, bứt cỏ, nạo vét bùn và rác thải tồn đọng. Và chính bèo, cỏ, thân rau muống phơi khô cùng bùn đã dùng để đắp đê lọc nước thải đổ vào hồ. Sau gần hai tháng cải tạo môi trường, nước hồ bắt đầu trong xanh trở lại. Và hàng ngàn cây sen con được ươm thử nghiệm để cuối cùng có được gần 100 gốc sen non trong số hàng ngàn cây ấy may mắn sống sót. Những cánh sen bé xíu đầu tiên bắt đầu nhú trên mặt hồ không bị ốc bươu vàng cắn hại. Tốc độ hồi sinh của sen đã nhanh hơn dự đoán tới mức ngay cả những bậc trồng sen cao niên ở hồ Tịnh cũng bất ngờ.

 
Mới đây, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế Phan Thanh Hải cho biết: UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã đồng ý xây dựng Vườn sưu tập, nhân giống bảo tồn các giống cây di tích do Trung tâm thực hiện. Đây là bước đi mang tầm chiến lược của Trung tâm để chủ động thực hiện việc tôn tạo cảnh quan, cải thiện môi trường cho các khu vực di tích một cách bền vững. Đây cũng là cơ sở đào tạo được đội ngũ công nhân đủ kinh nghiệm và tay nghề trong lĩnh vực tôn tạo, ươm trồng và nhân giống thực vật phục vụ việc bảo tồn, tôn tạo cảnh quan môi trường, nâng cao chất lượng sưu tập, lưu giữ và giới thiệu những loài thực vật có giá trị gắn liền với các di tích Huế.

 
Trước khi thực sự trở thành một vườn ươm chuyên dụng và phát huy được những chức năng như đã được kỳ vọng, vườn sưu tập, nhân giống, bảo tồn các giống cây di tích sẽ là nơi để tập kết và tổ chức chăm sóc các loại hoa, cây cảnh phục vụ cho các điểm di tích vốn lâu nay đang được tận dụng phân bố rải rác trong không gian nhiều điểm di tích.

 
… Nước ta có hơn 40.000 di tích, thắng cảnh, trong đó có hơn 3.000 di tích được xếp hạng di tích quốc gia và hơn 5.000 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Chỉ tại TP Hội An đã có hơn 1.400 di tích, danh thắng được Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di tích Hội An công bố chính thức. Nơi nào nếu cũng biết thêm "hơi thở” cỏ cây, hoa lá cho khu di tích của địa phương mình như Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế, sẽ có biết bao kỳ hoa dị thảo đặc biệt quý hiếm của Việt Nam được nhân giống bảo tồn.
 
(Đ Đ K)

Lượt xem: 1309

Các tin khác

Cảm thông

(19/01/2025 07:03:PM)

Gala cuối năm

(11/01/2025 10:43:PM)

TẤM LÒNG

(07/01/2025 10:42:AM)

Mừng Lo

(06/01/2025 10:01:AM)

Thành phố xanh

(03/01/2025 10:06:AM)

Cây Trâm mốc

(22/12/2024 11:54:PM)

Môi trường

(20/12/2024 08:45:PM)

Bẩy tư

(11/12/2024 10:11:AM)

Học Sâu

(07/12/2024 01:21:PM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE