quản lý tòa nhà

logo Tri ân Tiền bối VACNE Thi đua Chào mừng Đại hội VIII
DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG

'Hồ Gươm sẽ thành đầm lầy nếu không nạo vét'

Thứ Hai, 26/10/2009 | 01:03:00 PM

Trao đổi với VnExpress.net, Phó giáo sư Hà Đình Đức cho biết, hiện nay độ sâu trung bình của hồ chỉ hơn 1 m, chỗ sâu nhất không quá 1,4 m. Nếu không được nạo vét, vài chục năm nữa Hồ Gươm sẽ trở thành đầm lầy

 

Ông Hà Đình Đức. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Ông Hà Đình Đức. Ảnh: Nguyễn Hưng.


- Lớp bùn dưới lòng Hồ Gươm nếu không được nạo vét sớm sẽ thế nào, thưa Phó giáo sư?

- Trong những năm 60 của thế kỷ trước, nhiều hoạt động thể thao diễn ra trên mặt Hồ Gươm như đua thuyền rồng với hàng chục chiếc chèo ầm ầm trên hồ. Vận động viên lướt ván thường dùng loại canô rất lớn để kéo, chứng tỏ mực nước hồ rất sâu. Hồ Gươm trước đây cũng rộng hơn bây giờ nhiều.

Nhưng hiện nay độ sâu trung bình của hồ chỉ còn 1,1-1,2 m, chỗ sâu nhất không quá 1,4 m. Điều đó chứng tỏ đáy hồ đã bị bồi lắng khá nhiều. Vì vậy, nếu không được nạo vét chắc chắn vài chục năm nữa Hồ Gươm sẽ trở thành đầm lầy.

- Những người yêu Hà Nội và quan tâm đến Hồ Gươm, cụ rùa… rất quan ngại với bất kỳ việc làm nào động chạm tới biểu tượng của thủ đô. Công nghệ hút bùn của Đức liệu có đảm bảo giữ nguyên trạng cho hồ?

- Công nghệ hút ép bùn của Đức cải tạo hồ ít tác động đến môi trường so với công nghệ hút bùn thông thường trước đây là dùng tàu cuốc nạo vét luồng lạch trên các sông và lối vào cảng, hay tát cạn hồ rồi đào sâu đáy hồ như các hồ cải tạo trong thời gian vừa qua ở Hà Nội.

Công nghệ này đã được áp dụng thành công ở Đức, Thái Lan và một số nước trên thế giới và cả khu ao cá Bác Hồ vào tháng 6 vừa qua. Tuy nhiên, khi thực hiện ở Hồ Gươm, nhất thiết phải đảm bảo giữ màu xanh hệ vi tảo của hồ và an toàn cho cụ rùa. Đây là lần thí điểm, kiểm tra một lần nữa công nghệ này trên Hồ Gươm. Khi làm sẽ tiến hành đo các thông số về môi trường và hệ vi tảo để có đánh giá tác động.

Hồ Gươm từ lâu vẫn là biểu tượng của thủ đô. Ảnh: Hoàng Hà.

- Nếu thí điểm thành công, đây là lần đầu tiên Hà Nội nạo vét bùn lòng Hồ Gươm bằng máy móc hiện đại. Vậy với khối lượng bùn, được dự báo sẽ rất lớn, việc xử lý như thế nào?

- Nếu thí điểm thành công và thành phố cho phép sẽ tiến hành nạo vét trên toàn bộ Hồ Gươm. Khối lượng bùn cụ thể sẽ dược tính toán lại sau khi nạo vét thử và căn cứ vào kết quả khảo sát lớp trầm tích trong lòng hồ theo từng khu vực vì lớp trầm tích không đồng đều trong đáy hồ. Sau đó phía Đức sẽ chuyển giao công nghệ để chúng ta có thể tiến hành trên các hồ khác ở Hà Nội cũng như ở Việt Nam.

- Khi nạo vét rộng ra cả hồ, làm thế nào để đảm bảo sự an toàn cho cụ rùa?

- Hồ sẽ được phân theo vùng với từng khoanh nhỏ và sẽ có lưới vây khu vực máy hoạt động để đảm bảo an toàn cho cụ rùa. Hiện nay còn một dự án nạo vét thủ công do Sở Xây dựng Hà Nội đảm nhiệm trong phạm vi quanh hồ tính từ mép hồ trở ra khoảng 10 m. Hai dự án này nếu thành công sẽ cải tạo toàn diện môi trường lòng Hồ Gươm, trả lại độ sâu cần thiết cho hồ.

Giáo sư Hà Đình Đức là nhà khoa học nghiên cứu về văn hóa, lịch sử Hà Nội, từng giảng dạy hơn 40 năm tại khoa Sinh (ĐH Khoa học tự nhiên - ĐHQG Hà Nội). Hồ Gươm là đề tài luôn cuốn hút ông. Ông còn là người có thời gian theo dõi, nghiên cứu lâu nhất về cụ rùa Hồ Gươm, bắt đầu từ năm 1991.

Nguyễn Hưng thực hiện

(VNexpress, 26/10/2009)

 

Lượt xem: 1502

Các tin khác

Bảo vệ môi trường – Nền tảng để phát triển kinh tế bền vững

(28/03/2024 07:08:AM)

Chuyển đổi xanh trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

(26/03/2024 05:49:AM)

Một số suy nghĩ về chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ “nâu” sang “xanh”, từ khai thác thâm dụng tài nguyên thiên nhiên sang phát triển dựa vào hệ sinh thái, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn - Từ phân tích thực

(25/03/2024 06:28:AM)

Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam

(24/03/2024 06:05:AM)

Thách thức khi tham gia thị trường tín chỉ carbon

(22/03/2024 07:08:AM)

Vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

(17/03/2024 06:53:AM)

Thúc đẩy chi trả dịch vụ hệ sinh thái biển và đất ngập nước tại Việt Nam

(10/03/2024 07:49:AM)

Giảm dấu chân carbon - hướng tới net zero

(06/03/2024 04:46:AM)

Doanh nghiệp và xu thế chuyển đổi xanh

(21/02/2024 09:11:AM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE