quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
CÂY DI SẢN VIỆT NAM

Giữ rừng di sản

Thứ Ba, 23/01/2024 | 04:24:00 PM

Quảng Nam được xem là một trong những địa phương có những quần thể cây di sản lớn nhất cả nước. Trong đó, phải kể đến quần thể cây pơ mu gần 1.200 gốc và 435 gốc cây đỗ quyên thuộc khu vực rừng nguyên sinh ở huyện vùng cao biên giới Tây Giang đã được công nhận là cây di sản VN.

 Hiện nay, ở nhiều nơi, một số cánh rừng nguyên sinh đang âm ỉ "chảy máu". Vì vậy, việc giữ rừng vốn đã khó, giữ được những cánh rừng nguyên sinh quý hiếm còn khó gấp bội lần. Tuy nhiên, việc người đồng bào Cơ Tu ở H.Tây Giang có ý thức, đối xử văn minh với rừng thông qua hệ thống các giá trị của hương ước, luật tục… là điều rất đáng trân trọng. Nhờ vậy, những cánh rừng quý luôn được bình yên giữa "giông bão" phá rừng.
Giữ rừng di sản- Ảnh 1.
Gốc pơ mu cổ thụ có tuổi đời cả 1.000 năm


Điều đặc biệt, trách nhiệm bảo vệ cánh rừng già được đồng bào "chia" đến từng thành viên, gắn vai trò trách nhiệm giữa cá nhân với cộng đồng. Hằng ngày, ngoài công việc tuần tra, đẩy đuổi những người lạ mặt vào rừng, họ chăm sóc cây rừng như chăm sóc chính bản thân mình. Thầm lặng như vậy để rừng pơ mu, đỗ quyên được bình yên và giờ trở thành rừng di sản độc đáo ở VN.

Với đồng bào Cơ Tu, rừng già không chỉ có giá trị về sinh thái mà còn có ý nghĩa tâm linh. Họ không xem rừng là tài nguyên để chiếm lĩnh, mà cứ như người bạn, người thân. Họ luôn ứng xử văn minh và tôn thờ thần rừng, nhất là rừng thiêng ở đầu nguồn, rừng có nhiều động thực vật quý hiếm… Rừng là một phần máu thịt, là tài sản chung của dân làng nên cộng đồng vùng cao luôn ra sức bảo vệ.

Ông Arất Blúi, Phó chủ tịch UBND H.Tây Giang, nói với người viết rằng, không có cách nào bảo vệ rừng hiệu quả hơn là giao rừng cho chính người dân quản lý. Ở vùng cao Tây Giang, người dân gắn bó với rừng đã bao đời nay, nên hơn ai hết, chính họ mới hiểu rừng, mới "thuộc" rừng và bảo vệ rừng hữu hiệu nhất. Bây giờ, cánh rừng pơ mu, đỗ quyên trên quần thể núi Zi'liêng hùng vĩ là kho báu khổng lồ nên càng được cộng đồng Cơ Tu quyết tâm gìn giữ cho con cháu mai sau. Những cánh rừng này luôn bất khả xâm phạm.

(TNO)

Lượt xem: 978

Các tin khác

Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(22/02/2025 06:19:PM)

Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ – biểu tượng lịch sử và văn hóa được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam

(16/02/2025 10:31:PM)

Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(16/02/2025 09:57:PM)

Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam mở đầu Lễ hội đầu Xuân

(16/02/2025 09:56:AM)

Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam

(05/02/2025 03:50:PM)

Một số hình ảnh Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ

(05/02/2025 11:29:AM)

Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ

(05/02/2025 08:25:AM)

Những điều bí ẩn về cây đa hơn 200 tuổi ở Đắk Lắk

(04/02/2025 07:23:AM)

Cây trôi 800 tuổi ở Hà Tĩnh và cách ra hoa lạ thường đến khó tin

(01/02/2025 08:29:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE