quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG

Giá của sinh thái

Thứ Sáu, 25/06/2010 | 07:24:00 AM

Thay vì chỉ tính giá trị đất, người sử dụng dịch vụ hệ sinh thái từ rừng, tài nguyên thiên nhiên vào mục đích phát triển thủy điện, công nghiệp... phải trả phí dịch vụ hệ sinh thái lâu dài cho người gắn bó với rừng.



Với việc thí điểm trả phí tại Sơn La và Lâm Đồng, Việt Nam đang trở thành một trong những quốc gia đầu tiên trong khu vực châu Á tiên phong trong vấn đề chi trả dịch vụ môi trường.

Kiếm lời nhờ… phá môi trường

Dù vậy, PGS.TS Nguyễn Đình Hòe, giảng viên kinh tế môi trường ĐH Quốc gia Hà Nội vẫn cho rằng vấn đề phí dịch vụ sinh thái chưa được tính toán một cách đầy đủ. Ví dụ, các dự án thủy điện, phát triển công nghiệp, hay thuê đất rừng chỉ tính sơ giá đất mà không tính đến phí dịch vụ sinh thái từ rừng.

“Nếu ví đất giống như cái mâm còn dịch vụ hệ sinh thái giống như cỗ trên mâm đó, khi quy đổi chỉ tính một nửa giá trị là sự bất hợp lý và thiếu công bằng”, TS Hòe nói.

TS Nguyễn Bá Ngãi, Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Lâm nghiệp thừa nhận có sự lúng túng trong việc định giá giá trị dịch vụ sinh thái rừng. “Đến nay đã có phương pháp định giá rừng, song dựa trên công cụ cụ thể như thế nào thì vẫn cần nghiên cứu thêm”, ông Ngãi cho biết.

Trồng rừng tại Vườn quốc gia Xuân Thủy, Nam Định. Ảnh: Như Ý

Do thiếu định giá tài nguyên, nhiều doanh nghiệp cố “ăn” vào giá môi trường để kiếm lợi. TS Hòe dẫn ví dụ từ trường hợp khu du lịch Bình Châu, Phước Bửu (Bà Rịa-Vũng Tàu). Khu du lịch này nằm giữa khu bảo tồn thiên nhiên nhưng doanh nghiệp chỉ mất tiền sử dụng đất mà không phải chi trả tiền trả dịch vụ sinh thái cho người dân trong vùng. Vụ Vedan cũng là một ví dụ tương tự.

TS Hòe phân tích: “Do không định giá rõ ràng tài nguyên nên khi xảy ra sự việc Vedan gây ô nhiễm – Vedan cũng không bị kết cho đúng tội, còn người dân cũng khó để nhận được đúng giá trị mà đáng ra họ sẽ được nhận”.

Phải sòng phẳng

Nhiều chuyên gia nhận định: chỉ khi dịch vụ hệ sinh thái được định giá, tình trạng “nhập nhèm” trong việc sử dụng, chuyển đổi hệ sinh thái hay khai thác tài nguyên thiên nhiên mới chấm dứt. Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát nhận định:

Việc chi trả  dịch vụ môi trường đang được thực hiện thí điểm tại Sơn La và Lâm Đồng (Việt Nam) sẽ tác động trực tiếp đến 25 triệu người dân nông thôn và là biện pháp hấp dẫn nhất để quản lý bảo vệ rừng.

Tại Lâm Đồng, các dịch vụ môi trường rừng thực hiện trong giai đoạn thí điểm gồm: bảo vệ đất và điều tiết nước; bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học. Thủ tướng Chính phủ quy định mức chi trả tiền sử dụng dịch vụ môi trường rừng là 20 đồng/kWh đối với thủy điện, 40 đồng/m3 nước sinh hoạt.

Với mức này, hiện đã có Công ty thủy điện Đa Nhim, Công ty thủy điện Đại Ninh, và 7 khách sạn du lịch tại thành phố Đà Lạt tham gia vào việc chi trả. Tiền này được chuyển vào tài khoản của Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Lâm Đồng và được chuyển tới các tổ chức, người dân được khoán rừng để bảo vệ rừng.

Việc thí điểm đã chỉ ra những mặt lợi từ việc chi trả dịch vụ hệ sinh thái rừng, song các chuyên gia cho rằng phương pháp định giá cũng như việc nhân rộng phải khẩn trương tiến hành trên diện rộng.

“Nếu phải tính toán chi trả cho giá môi trường, các doanh nghiệp khai thác tài nguyên thiên nhiên sẽ biết quý trọng giá trị của nó hơn”, TS Hòe nói.

Tại Hội nghị Katoomba Đông Nam Á - XVII về chính sách chi trả môi trường  diễn ra từ 23 – 24/6 tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng nhận được sự đồng thuận cao của các cấp, đặc biệt các hộ đồng bào dân tộc, hộ nghèo rất đồng tình.

Người dân nhận được tiền từ doanh nghiệp sử dụng dịch vụ môi trường rừng bằng chính kết quả lao động của mình, họ hiểu rõ mục đích của việc bảo vệ rừng và giá trị lao động của họ đã trở thành hàng hóa... tình trạng phá rừng làm nương rẫy, khai thác rừng trái phép giảm đi rất nhiều so với trước đây... 

Bích Ngọc

(Đất Việt, 24/6/2010)

Lượt xem: 1583

Các tin khác

Đưa thiên nhiên đến gần cộng đồng

(23/12/2024 06:20:AM)

Áp dụng LEZ: Lựa chọn từ thực tế, kỳ vọng đột phá cho môi trường Thủ đô

(16/12/2024 06:57:AM)

Gỡ vướng mắc thị trường tài chính xanh

(11/12/2024 09:30:AM)

Tài chính khí hậu là con đường dẫn đến công lý khí hậu

(18/11/2024 08:37:AM)

Tìm tiền carbon cho cây lúa

(13/11/2024 08:51:AM)

COP16: Bất đồng chưa thể vượt qua

(05/11/2024 06:53:AM)

Tăng tốc năng lượng tái tạo

(21/10/2024 08:54:AM)

Kinh nghiệm phát triển công trình xanh trên thế giới và đề xuất đẩy mạnh ở việt nam để đáp ứng mục tiêu phát thải ròng khí co2 = zero vào năm 2050

(18/10/2024 08:29:AM)

Người tiêu dùng Net Zero

(30/09/2024 06:12:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE