quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG

Gạch 3D làm mát phòng bằng nước

Thứ Hai, 23/02/2015 | 08:06:00 AM

Một xưởng thiết kế của Mỹ đã vừa tạo ra một loại gạch xốp được in bằng công nghệ 3D có tên gọi Cool Brick và những viên gạch này có thể dùng nước để làm giảm nhiệt độ trong nhà.


 


 

Gạch Cool Brick khai thác nguyên lý làm mát bay hơi trong đó hơi nước được thêm vào không khí để làm giảm nhiệt độ. Nếu như bạn từng treo một chiếc áo ướt trước cửa sổ để làm mát luồng gió nhẹ thổi vào phòng thì nguyên lý này tương tự.

Mỗi viên gạch được in 3D theo một cấu trúc 3 chiều giống như lưới mắt cáo, làm bằng gốm và cấu trúc này có thể giữ nước trong các lỗ hổng như một miếng bọt biển. Khi không khí thổi qua viên gạch xốp, nó hấp thụ hơi nước bốc hơi và trở nên mát hơn. Theo các nhà thiết kế, nếu tất cả các bức tường của một căn nhà đều được xây bằng gạch Cool Brick thì dòng khí thổi qua chúng có thể làm giảm đáng kể nhiệt độ trong nhà.
 


 

Ronald Rael, CEO kiêm sáng lập Emerging Objects cho biết, Cool Brick là một giải pháp thay thế cho máy điều hòa nhiệt độ hay máy làm mát bằng hơi ẩm. Nó gần gũi thiên nhiên hơn và tiết kiệm năng lượng nhờ khả năng làm mát bị động trong môi trường nóng khô.

Rael cùng nhà thiết kế Virginia San Fratello đã lấy ý tưởng từ các cửa sổ làm mát bằng phương pháp bay hơi Muscatese thường được sử dụng tại các vùng sa mạc để tăng độ ẩm và làm mát không khí nóng, khô. Các cửa sổ Muscatese sử dụng các thùng gốm chứa nước đặt sau một khung cửa để làm ẩm và làm mát không khí thổi vào nhà.

Thiết kế của Cool Brick gắn kết với nhau, mỗi viên gạch dạng mô-đun có thể được sắp lên nhau và trét vữa để xây tường như gạch thông thường. Mỗi viên gạch cũng được thiết kế để tạo bóng râm, giúp bảo vệ bề mặt bức tường trước ánh nắng và nâng cao hiệu năng. Các nhà nghiên cứu cũng đã bắt đầu thử nghiệm các nguyên mẫu gạch khác nhau để xác định hiệu quả làm mát và họ tin rằng những viên gạch như vậy có thể làm mát những căn phòng lớn hay thậm chí là chứng minh được tính hữu dụng trong các ứng dụng nông nghiệp.

Rael nói rằng, nước có thể được đưa vào gạch bằng tay hoặc thông qua một chiếc máy bơm. Nước có thể được phun lên gạch và tỉ lệ làm mát phụ thuộc vào kích thước của bức tường, lượng nước và dòng khí chủ động hoặc bị động thổi vào.

Theo Quỳnh Trang (ximang.vn TH theo Emerging Objects)

Lượt xem: 2550

Các tin khác

Khánh Hòa: Chuyển đổi xanh để phát triển bền vững

(02/02/2025 08:22:AM)

Sắp vận hành thí điểm thị trường carbon tại Việt Nam

(28/01/2025 10:00:AM)

Bảo mẫu của voi

(27/01/2025 10:24:AM)

Cao Bằng: Tập trung phát triển du lịch – dịch vụ bền vững

(23/01/2025 09:03:AM)

25% các loài động vật nước ngọt đứng trước nguy cơ tuyệt chủng

(20/01/2025 09:23:AM)

Ngắm chim, thú hoang dã trong khu bảo tồn rừng Mã Đà ở Đồng Nai

(19/01/2025 03:46:PM)

Bình Thuận: Mặt trận huyện Phú Quý vận động nhân dân, du khách tham gia bảo vệ môi trường biển

(17/01/2025 09:32:AM)

Đắk Lắk: Buôn Ma Thuột - Kết nối và phát triển không gian xanh

(10/01/2025 08:35:AM)

Quảng Nam tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học và động vật hoang dã

(10/01/2025 08:30:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE