quản lý tòa nhà

logo Tri ân Tiền bối VACNE Thi đua Chào mừng Đại hội VIII
DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG

Điên điển và So đũa – 2 loài thực vật cải tạo đất và làm giàu bản sắc

Thứ Tư, 26/08/2009 | 05:01:00 PM

Điên điển còn được gọi là điền thanh thân tía, điền thanh bụi có tên khoa học là Sesbania sesban, có tác dụng cải tạo đất do rễ cũng giống như rễ của các loài cây thuộc họ Đậu khác có vi khuẩn nốt sần cố định đạm sống cộng sinh.

Điên điển và So đũa – 2 loài thực vật cải tạo đất và làm giàu bản sắc
Miền Tây Nam Bộ
Nguyễn Đình Hòe – Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam
---------------------------------------
 
Bông Điên điển (trái) và bông So đũa (phải)
Vào đầu mùa nước nổi miền Tây Nam Bộ (tháng 10 dương lịch), hàng chục món ăn Miền Tây đều có bông điên điển và bông so đũa. Người Nam Bộ gọi hoa là bông. Hai loài cây có bông ăn được cùng thuộc chi Điền thanh (Sesbania) và cùng họ Đậu (Fabaceae) ở miền Tây Nam Bộ là điên điển và so đũa là hai loài thực vật đặc trưng có vị trí đặc biệt quan trọng trong cải thiện môi trường đất và trong các món ăn đậm bản sắc Nam Bộ.
Điên điển còn được gọi là điền thanh thân tía, điền thanh bụi có tên khoa học là  Sesbania sesban, có tác dụng cải tạo đất do rễ  cũng giống như rễ của các loài cây thuộc họ Đậu khác có vi khuẩn nốt sần cố định đạm sống cộng sinh. Điên điển là loài cây mọc hoang nhưng cũng dễ trồng, thích nghi với môi trường bán ngập cuả Miền Tây Nam Bộ, có sức cạnh tranh mãnh liệt với sâu bệnh và các cây cỏ khác. Cây điên điển trưởng thành  cao 4-5 m; chiều rộng tán cây từ 2-3 m; rễ ăn sâu khoảng 60-70 cm. Trọng lượng một cây trong điều kiện dinh dưỡng tốt đạt tới 20kg. Sau một vụ trồng 4-5 tháng, 1 ha  cây điên điển có thể thu được khoảng 60-70 tấn chất hữu cơ, lượng đạm (Ni tơ) thu được từ khí trời khoảng 100 kg. Nghiên cứu của Buckman và Brady (1984) cho biết 1 ha trồng điên điển tại Bangladesh có thể cố định tới 524 kg nitơ.
Vào khoảng tháng 10 dương lịch, khi con nước tràn về các cánh đồng Miền Tây cũng là lúc điên điển xanh mướt và trổ bông vàng rực. Để thu hái bông điên điển, người Miền Tây  trên chiếc xuồng ba lá, đập nhẹ chiếc dầm vào cành, vào thân cây, hay dùng tay rung nhẹ cho hoa rơi xuống khoang xuồng.Bông điên điển được người Miền Tây dùng để làm nhiều món ăn ngon đầy màu sắc. Từ những món ăn chơi như món bánh xèo có nhân là bông điên điển, gỏi (nộm) bông điên điển, đến canh chua bông điên điển ăn với cá linh kho tiêu. Người  miền Tây cũng hay nấu canh chua bông điên điển với cá linh hay cá rô đồng. Bông điên điển còn có thể dùng để ăn như một loại rau sống cùng với mắm kho, bún mắm, bún nước lèo. Dưa bông điển điển ăn kèm với bông súng, ngó sen, củ co, cơm dừa nạo, nêm thêm tỏi, đường, bột ngọt, hoặc ăn với mắm kho nhạt hay cá linh kho mía.  Bông điên điển còn được dùng để xào với tép đồng, đặc biệt là tép đánh tỉa từ các ruộng nuôi tôm càng xanh.
So đũa hay điền thanh hoa lớn (Sesbania grandiflora, đồng nghĩa Aeschynomene grandiflora)cũng là một loài cây  thuộc chi Điền thanh (Sesbania)trong họ Đậu (Fabaceae) nhưng khác với điên điển ở chỗ có thân gỗ cao lớn hơn và ưa sống ở chỗ đất không ngập nước. So đũa hoặc mọc hoang hoặc được trồng nhiều ở bờ ruộng hay vườn nhà.Cây so đũa thân gỗ có thể cao đến 10 m, thon cao, thẳng, vỏ nham nhám, xù xì, nứt nẻ, vỏ tiết nhựa đỏ, tàu lá do 50-60 lá phụ hợp thành. Chùm hoa to, dài 7-8 cm, màu trắng đôi khi hồng.Trái so đũa nhỏ dài 30-50 cm, hình dáng như chiếc đũa, hạt vàng sậm. Thân cây so đũa có thể  làm cột nhà. Lá là món ăn ưa thích của dê. Bông so đũa kết thành từng chùm, có 2 màu: trắng và tím, khi ăn có vị nhân nhẫn đắng, nhưng ngọt hậu. Đầu mùa nước nổi, so đũa đồng loạt ra hoa, cùng lúc với mùa cá linh. Miền Tây có món ăn nức tiếng là canh chua cá linh bông so đũa. Không có cá linh, người ta nấu canh chua so đũa với tôm, tép. Bông so đũa còn dùng luộc, xào, làm món cá lóc bọc bằng bông so đũa hấp, chấm nước mắm dầm ớt. Món lẩu mắm đúng kiểu Miền Tây luôn ăn  kèm với bông so đũa và điên điển.
Bông điên điển cùng với bông so đũa là 2 loài cây đặc sản góp phần cải tạo đất  và có vị trí quan trọng trong văn hóa ẩm thực Nam Bộ. Biến đổi khí hậu, đắp nhiều hồ đập trên thượng nguồn sông Mekong và đắp đê ngăn lũ trong những năm qua ở đồng bằng Sông Cửu Long làm thay đổi cơ bản chế độ khí hậu thủy văn Nam Bộ, chắc chắn sẽ làm thay đổi môi trường sống của  nhóm thực vật đặc sản này, từ đó làm thay đổi nhiều đặc trưng đậm bản sắc trong văn hóa truyền thống của người dân Miền Tây./.

Lượt xem: 18935

Các tin khác

Bảo vệ môi trường – Nền tảng để phát triển kinh tế bền vững

(28/03/2024 07:08:AM)

Chuyển đổi xanh trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

(26/03/2024 05:49:AM)

Một số suy nghĩ về chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ “nâu” sang “xanh”, từ khai thác thâm dụng tài nguyên thiên nhiên sang phát triển dựa vào hệ sinh thái, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn - Từ phân tích thực

(25/03/2024 06:28:AM)

Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam

(24/03/2024 06:05:AM)

Thách thức khi tham gia thị trường tín chỉ carbon

(22/03/2024 07:08:AM)

Vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

(17/03/2024 06:53:AM)

Thúc đẩy chi trả dịch vụ hệ sinh thái biển và đất ngập nước tại Việt Nam

(10/03/2024 07:49:AM)

Giảm dấu chân carbon - hướng tới net zero

(06/03/2024 04:46:AM)

Doanh nghiệp và xu thế chuyển đổi xanh

(21/02/2024 09:11:AM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE