quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG

Điểm tin môi trường trong tháng

Thứ Năm, 01/01/2015 | 07:14:00 AM

Công bố 10 sự kiện nổi bật của ngành tài nguyên và môi trường năm 2014; Quy định danh mục phế liệu được phép nhập khẩu; Đạt thỏa thuận khung về hiệp ước khí hậu toàn cầu 4… là trong số những sự kiện đáng quan tâm diễn ra trong tuần.


VIỆT NAM

Công bố 10 sự kiện nổi bật của ngành tài nguyên và môi trường năm 2014


Ngày 29/12, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chính thức công bố 10 sự kiện nổi bật của ngành tài nguyên và môi trường năm 2014 với nhiều cột mốc đáng chú ý.


Trong đó phải kể đến việc Chính phủ cho phép Bộ Tài nguyên và Môi trường đầu tư hệ thống giám sát tài nguyên và môi trường biển, hải đảo bằng công nghệ viễn thám phủ trùm toàn bộ vùng biển-hải đảo Việt Nam; công bố thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đất đai…

Xử phạt gần 141 tỷ đồng vi phạm tài nguyên, môi trường


Thông tin từ Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, trong năm 2014, toàn ngành đã triển khai 2.654 cuộc thanh-kiểm tra; trong đó, có 37 cuộc kiểm tra hành chính và 2.617 cuộc thanh-kiểm tra chuyên ngành với 7.841 tổ chức, cá nhân.

Qua thanh tra đã xử phạt vi phạm hành chính 1.7512 tổ chức, cá nhân với số tiền 140,9 tỷ đồng; kiến nghị truy thu nộp ngân sách Nhà nước 1,73 tỷ đồng; thu hồi 1.286 ha đất; tạm đình chỉ hoạt động 37 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng…

Quy định danh mục phế liệu được phép nhập khẩu

Ngày 12/12/2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 73/2014/QĐ-TTg quy định danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.

Theo Quyết định trên, có 36 phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất như thạch cao; xỉ hạt nhỏ (xỉ cát) từ công nghiệp luyện sắt hoặc thép; các nguyên tố hóa học đã được kích tạp dùng trong điện tử, ở dạng đĩa, tấm mỏng, hoặc các dạng tương tự; phế liệu và mẩu vụn của plastic (nhựa) từ polyme etylen (PE) dạng xốp, không cứng; giấy loại hoặc bìa loại thu hồi (phế liệu và vụn thừa) giấy kraft hoặc bìa kraft hoặc giấy hoặc bìa sóng, chưa tẩy trắng; đồng, nhôm phế liệu và mảnh vụn...

Công bố báo cáo Kế hoạch phát triển bền vững tại Việt Nam

Sáng 17/12, Unilever Việt Nam đã công bố báo cáo cập nhật 3 năm thực hiện Kế hoạch phát triển bền vững tại Việt Nam và trao tài trợ thường niên của Quỹ Unilever cho 15 dự án cải thiện sức khỏe và vệ sinh môi trường ở một số địa phương trên cả nước.

Tổng số tiền hơn 3 tỉ đồng được trao cho 15 dự án về cải thiện sức khỏe và vệ sinh môi trường của các tổ chức, cá nhân và đoàn thể, với mức hỗ trợ khoảng trên dưới 200 triệu đồng/1 dự án. Các dự án này được lựa chọn dựa vào các tiêu chí: tính sáng tạo, tính độc đáo, tính khả thi, tính ảnh hưởng sâu rộng và quyết tâm của các đơn vị thực hiện. Các dự án này chủ yếu là xây dựng nhà vệ sinh cho trường học, tu sửa, nâng cấp hệ thống cấp nước, thu gom và xử lý rác thải ở nông thôn, truyền thông về xây dựng nhà vệ sinh đạt chuẩn…

Công bố kịch bản nồng độ khí nhà kính tại Việt Nam trong thế kỷ 21

Hiện nay, các nhà dự báo đã dự tính được sự biến đổi của nhiệt độ, mưa và các hiện tượng cực đoan ở bảy khu vực trên cả nước theo hai kịch bản về nồng độ khí nhà kính trung bình thấp (RCP4.5) và kịch bản nồng độ khí nhà kính trung bình cao (RCP8.5) cho các giai đoạn khác nhau trong thế kỷ 21.

Đây là một trong những thông báo tại Hội nghị tổng kết dự án “Ứng dụng mô hình hệ thống trái đất của Na Uy xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu, nghiên cứu hệ thống gió mùa và các hiện tượng khí hậu cực đoan ở Việt Nam” do Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu tổ chức ngày 16/12, tại Hà Nội.

THẾ GIỚI


Tỷ lệ người chết do thiên tai ở khu vực châu Á - TBD tăng mạnh

Báo cáo thống kê hàng năm cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Liên hợp quốc công bố ngày 18/12 cho thấy khu vực này tiếp tục gặp nhiều thiên tai nhất thế giới, trong đó tỷ lệ người thiệt mạng do thiên tai đã tăng hơn gấp ba lần trong thập kỷ qua.

Theo báo cáo do Ủy ban Kinh tế xã hội Liên hợp quốc phụ trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho biết trong số người chết do thiên tai ở khu vực này đã tăng từ 205.388 người trong giai đoạn 1994 - 2003 lên 713.956 người trong giai đoạn 2004 - 2013 với 1,5 tỷ người bị ảnh hưởng. Trong hai năm qua, châu Á - Thái Bình Dương hứng chịu khoảng 1.700 vụ thiên tai, chiếm 41,2% tổng số các vụ thiên tai trên thế giới. Hai quốc gia Đông Nam Á là Indonesia và Philipines hứng chịu nhiều nhất với hơn 350.000 người chết.

ASEAN thống nhất tăng hình phạt với tội phạm môi trường

Tại hội nghị “Vai trò của tòa án trong bảo vệ môi trường” ngày 13 và 14/12 ở TP Hà Nội, các đại biểu ASEAN thống nhất sự cần thiết phải nâng cao hình phạt tù, hình phạt bổ sung với loại tội phạm.

Hiện nay TAND Tối cao Việt Nam đã thành lập nhóm thẩm phán chuyên trách về môi trường; cử thẩm phán tham gia các diễn đàn quốc tế để tham khảo kinh nghiệm các nước trong việc giải quyết những tranh chấp về môi trường.

Số tê giác bị săn trộm lên cao kỷ lục trong năm 2014


Theo nhà chức trách Nam Phi, đã có ít nhất 1.020 con tê giác bị giết hại ở Nam Phi tính từ đầu năm đến cuối tháng 11 vừa qua, vượt qua kỷ lục 1.004 con tê giác bị giết hại tại nước này trong năm ngoái.

Ông Albi Modise, Phát ngôn viên của Bộ Môi trường Nam Phi, cho biết con số thực tế có thể cao hơn dù Nam Phi đã tăng cường các hoạt động giám sát và bảo vệ loài động vật quý hiếm này của thế giới. Nam Phi là nơi sinh sống của hơn 80% tê giác trên thế giới, trong đó chủ yếu là loài tê giác trắng. Theo ước tính, Nam Phi sẽ mất khoảng 1.200 đến 1.300 con tê giác trong năm nay.

Đạt thỏa thuận khung về hiệp ước khí hậu toàn cầu

Theo Roi-tơ và TTXVN ngày 14/12, Hội nghị LHQ về biến đổi khí hậu (COP20) đã bế mạc tại Li-ma (Pê-ru), với thỏa thuận khung về cam kết cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Theo đó, các nước thành viên sẽ trình kế hoạch quốc gia về kiểm soát lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trước hạn chót ngày 31-3-2015; trước ngày 1-11-2015 phải bổ sung báo cáo đánh giá nỗ lực đạt mục tiêu giới hạn mức tăng nhiệt độ Trái đất không quá 2 oC.

Trên cơ sở đó, một hiệp ước khí hậu toàn cầu sẽ được xây dựng để thông qua tại hội nghị năm tới ở Pa-ri (Pháp). Thỏa thuận nêu trên đạt được vào phút chót, trong bối cảnh các bên liên quan bất đồng trong 12 ngày diễn ra hội nghị. Tuy nhiên, nhiều tổ chức bảo vệ môi trường cho rằng thỏa thuận này vẫn chưa có nhiều tính ràng buộc với các bên tham gia.

2014 đang trở thành năm nóng nhất


Năm 2014 đang trở thành năm nóng nhất kể từ khi việc thống kê nhiệt độ toàn cầu được bắt đầu vào năm 1850 - Liên Hiệp Quốc (LHQ) cho biết ngày 3/12.

Theo Cơ quan Khí tượng Thế giới của LHQ (WMO),  nhiệt độ trung bình toàn cầu trên bề mặt đất liền và mặt biển trong 10 tháng đầu năm 2014 cao hơn 0,57 độ C so với mức trung bình 14 độ C trong giai đoạn 1961-1990. Nếu xu hướng này tiếp diễn trong 2 tháng còn lại, năm 2014 sẽ trở thành năm nóng nhất kể từ khi các con số đáng tin cậy về nhiệt độ toàn cầu bắt đầu được ghi nhận vào năm 1850.

Theo Mạnh Cường (MOITRUONG.COM.VN)

Lượt xem: 1929

Các tin khác

Miền Bắc bước vào đợt nắng nóng gay gắt

(26/04/2024 06:46:AM)

Ngày Quốc tế Trái đất 2024: Đối đầu của hành tinh với nhựa

(24/04/2024 07:28:AM)

Ninh Bình: Chim hoang dã bay rợp trời trong khu du lịch Thung Nham

(23/04/2024 06:10:AM)

Chủ đề Ngày Trái đất 2024: Đối đầu của Hành tinh với Nhựa

(18/04/2024 07:27:AM)

Bến Tre: Phát triển giá trị đa dụng hệ sinh thái rừng

(13/04/2024 04:52:PM)

Vàng ròng tín chỉ carbon

(08/04/2024 07:45:AM)

Đồng Nai quyết tâm giảm phát thải carbon

(05/04/2024 07:30:AM)

Miền Bắc sắp đón không khí lạnh, nhiệt độ giảm mạnh

(04/04/2024 06:43:AM)

Thừa Thiên Huế: Tăng trưởng mạnh mẽ, hài hòa với các tiêu chí bền vững

(02/04/2024 07:29:AM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE