quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG

Để xây đô thị xanh cần biện pháp “thép”

Thứ Sáu, 04/06/2010 | 09:34:00 PM

Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng) vừa đề xuất về việc phát triển đô thị theo hướng đô thị xanh. Theo đó, hai loại hình đô thị sinh thái được đưa ra: đô thị sinh thái cho vùng đô thị mới và đô thị cũ được sửa chữa, thay đổi trong điều kiện có thể thành đô thị theo kiểu đô thị sinh thái. Điều này rất đáng ghi nhận, song để thực hiện được không phải dễ. Nhất là ở những thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng.

 
 

 

Còn nhớ, năm 2005, Bộ Xây dựng đã ban hành quy chuẩn về việc xây dựng mới hoặc cải tạo các công trình xây dựng phải tính đến yếu tố sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, thân thiện với môi trường. Quy chuẩn này yêu cầu các chủ đầu tư khi thiết kế, cải tạo công trình xây dựng phải tính đến các yếu tố như sử dụng ánh sáng mặt trời thay cho điện; tăng cường điều hòa bằng gió tự nhiên; tăng diện tích cây xanh; phù hợp quy hoạch chung, không phá vỡ cảnh quan sinh thái… Thế nhưng sau hơn 5 năm đi vào hoạt động, rất ít doanh nghiệp biết đến quy chuẩn này.

Lý giải cho việc từ chối sử dụng yếu tố thân thiện môi trường trong xây dựng tòa nhà, đại diện Hiệp hội Bất động sản TPHCM khẳng định, nguyên nhân do các chủ đầu tư ngại tăng chi phí xây dựng. Để tăng yếu tố thân thiện với môi trường, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, chủ đầu tư phải tăng khoảng 20% - 25% chi phí đầu tư. Đó là chưa kể những thiệt hại từ việc giảm diện tích xây dựng để tăng diện tích cây xanh.

Kinh nghiệm phát triển đô thị xanh trên thế giới cho thấy, nhà đầu tư ngay từ khi đặt viên gạch đầu tiên xây dựng một công trình phải tính đến yếu tố thân thiện môi trường. Còn tại nước ta, những quy định này chỉ mới mang tính khuyến khích. Thậm chí, có những quy chuẩn ban hành nhưng thiếu hướng dẫn thực tế, thiếu biện pháp chế tài. Hơn nữa, về phía cơ quan chức năng cũng chưa đưa ra được một quy hoạch tổng thể có tính đến yếu tố sinh thái làm cơ sở buộc các nhà đầu tư phải thực hiện theo. Kết quả mạnh ai nấy làm. Nhà đầu tư thì “lờn thuốc”, còn văn bản pháp quy chỉ mang tính chất tham khảo. Do đó, trên thực tế tại một số thành phố lớn, tình trạng cao ốc “mọc lên như nấm” mà mô hình cũng như quy mô xây dựng tùy theo ý thích của các chủ đầu tư.

Ý tưởng xây dựng mô hình sinh thái rất tốt bởi nó mang lại cho con người chất lượng sống cao hơn, bền vững hơn. Nhưng để có thể thực hiện được, các cơ quan chức năng cần có thêm những biện pháp “thép”. Có như vậy mới mong cải tạo được tình trạng “bê tông hóa” các đô thị hiện nay.

Minh Xuân

(SGGP, 4/6/2010)

Lượt xem: 1617

Các tin khác

Đưa thiên nhiên đến gần cộng đồng

(23/12/2024 06:20:AM)

Áp dụng LEZ: Lựa chọn từ thực tế, kỳ vọng đột phá cho môi trường Thủ đô

(16/12/2024 06:57:AM)

Gỡ vướng mắc thị trường tài chính xanh

(11/12/2024 09:30:AM)

Tài chính khí hậu là con đường dẫn đến công lý khí hậu

(18/11/2024 08:37:AM)

Tìm tiền carbon cho cây lúa

(13/11/2024 08:51:AM)

COP16: Bất đồng chưa thể vượt qua

(05/11/2024 06:53:AM)

Tăng tốc năng lượng tái tạo

(21/10/2024 08:54:AM)

Kinh nghiệm phát triển công trình xanh trên thế giới và đề xuất đẩy mạnh ở việt nam để đáp ứng mục tiêu phát thải ròng khí co2 = zero vào năm 2050

(18/10/2024 08:29:AM)

Người tiêu dùng Net Zero

(30/09/2024 06:12:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE