quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
TẢN MẠN MÔI TRƯỜNG

Đầu năm đến miền đất Tam giác vàng và cảm nhận (Phần 1)

Thứ Tư, 28/02/2018 | 10:24:00 PM

(VACNE) - Sáng mồng Một Tết Mậu Tuất (16/02/2018) tôi khoác ba lô lên vai và ra sân bay Tân Sơn Nhất lên đường đến Chiang Mai – TP lớn nhất Vùng Bắc Thái Lan với số dân khoảng 0,25 triệu người (nhỏ hơn Việt Trì, lớn hơn Mỹ Tho chút ít), tỉnh lỵ của tỉnh Chiang Mai.

 

ĐẦU NĂM ĐÊN MIỀN ĐẤT TAM GIÁC VÀNG VÀ CẢM NHẬN

Ghi chép và ảnh:  Lê Trình

Vài lời mở đầu:

Từ hai chục năm trước tôi đã đọc ở đâu đó thông tin về 1 vùng đặc biệt không chỉ nổi tiếng toàn cầu sản xuất buôn bán ma túy, mà còn về ông trùm “Hoàng tử chết” Khun Sa với nhiều chuyện ly kỳ về ông và cả về các bộ tộc thiểu số người  Karen, H’Mong, Akha…có văn hóa và lối sống khác lạ. Ngoài ra đây là điểm duy nhất mà sông Mekong làm biên giới tự nhiên giữa 3 nước Myamar – Lào - Thái. Vì vậy, 1 chuyến đi dù gian lao đến vùng đất này cũng đáng giá và đã là niềm mơ ước lớn của tôi.

Về Chiang Mai, Chiang Rai, Tam giác vàng đã có nhiều bài trên Google. Nhưng dưới đây là bài ghi chép chân thực cảm nhận qua mắt thấy tai nghe của tôi, xin chia xẻ với mọi người.

 

Sáng mồng Một Tết Mậu Tuất (16/02/2018) tôi khoác ba lô lên vai và ra sân bay Tân Sơn Nhất lên đường đến Chiang Mai – TP lớn nhất Vùng Bắc Thái Lan với số dân khoảng 0,25 triệu người (nhỏ hơn Việt Trì, lớn hơn Mỹ Tho chút ít), tỉnh lỵ của tỉnh Chiang Mai. Tỉnh này có số dân 1,6 triệu nhưng năm 2017 đón trên 10 triệu lượt khách du lịch, vượt xa các tỉnh/TP khác ở nước ta. Máy bay Vietjet bay đúng 2 tiếng (bằng HCM – Hà Nội) thì đến sân bay QT Chiang Mai. Tối nghỉ lại TP này để lấy sức sáng mồng Hai đi xe đò lên tỉnh Chiang Rai – có thị trấn Mea Sai là trung tâm của Tam giác vàng cách Chiang Mai khoảng 200 km về phía Bắc.

1. Cảnh quan bên đường lên Tam giác vàng





1: Cảng KHQT Chiang Mai: năm 2017 đón trên 7 triệu khách; Các hãng 
Vietnam Airlines, VietJet, Pacific Airlines đều đến Chiang Mai.

    

 2. Tác giả trong 1 trạm dứng chân trên đường cao tốc Chiang Mai –Chiang Rai. Thái Lan có hệ thống cao tốc rất tốt nối từ biên giới Malaysia ở cực Nam đến Mea Sai – Chiang Rai ở cực Bắc giáp Myanmar và từ Bangkok đi đến tất cả các tỉnh.

  


3. Mỗi trạm dừng chân dù trên miền núi đều có nhiều gian hàng bán đồ thủ công mỹ nghệ phong phú. Đặc biệt: các khu toilet rất sạch, khô ráo và các hệ thống các thùng phân loại rác tại nguồn (đây là 1 trong các lý do vì sao khách đến Thái ngày càng tăng).




4. Khó tưởng tượng đây là tòa toilet công cộng: cầu kỳ, sạch, đẹp (tại chùa Trắng, Chiang Rai). Các thùng phân loại CTR ở 1 khu công cộng

 


5. Đồng ruộng và nhà nông dân ven đường tỉnh Chiang Mai. 

 

6. Thị trấn Mae Sai
  cực Bắc của 
tỉnh Chiang Rai  - trung tâm Tam giác vàng. Đây là cửa khẩu biên giới giữa Thái Lan và Myanmar.






 

7,8. Vùng đồi thấp từ Chiang Mai đến Chiang Rai trên 150 km hiện vẫn được rừng tự nhiên bạt ngàn phủ xanh; cây gỗ tếch rất phổ biến. Không có các loại rừng trồng cây ngoại lai như keo, bạch đàn như ở ta.

2. Các bộ tộc miền biên giới


Để thu hút khách du lịch Thai Lan tổ chức nhiều “khu văn hóa dân tộc” với mục đích kinh doanh bằng sự độc đáo của các sắc tộc miền núi. Tại 1 bản trên đường đến Tam Giác vàng có 1 khu như vậy với vài chục căn nhà mái phủ bằng lá cây tếch làm nơi bán hàng lưu niệm của nhiều dân tộc. Tất cả đều là phụ nữ, được mặc đẹp; họ vừa dệt (?) thổ cẩm vừa bán hàng. Rất đông khách du lịch quốc tế nhưng phần lớn là người châu Á, đông nhất là Trung Quốc (trong 2016: khách Trung Quốc đến Thái Lan lên tới 8.757.466 người chiếm 25% tổng số khách quốc tế, đến mức hiện nay tất cả bảng chỉ dẫn ở sân bay, khách sạn, khu du lịch đều ghi bằng 3 thứ tiếng: Thái, Anh, Trung) . Khách châu Âu không thích nơi này vì họ cho là Thái Lan đã lợi dụng sự hiếu kỳ của du khách nên đã tạo ra các vườn thú người (Human Zoo) bằng cách đưa phụ nữ nghèo vùng biên giới Myanmar đến đây cho du khách nhắm nhìn, chụp ảnh quần áo, trang điểm kỳ lạ của họ. Tôi cũng có cảm giác đáng thương cho các phụ nữ suốt ngày đứng ngồi cho những người lạ hoắc ngắm nhìn, bình phẩm, chụp ảnh, dù họ có thu nhập khá cao.

Tôi đã để ý: trong 30 phút họ “dệt” mà không thêm được tất vải mới nào. Có lẽ họ chỉ làm động tác demo để khách du lịch ngắm nhìn, chụp ảnh. Họ cũng rất vui vẻ khi được xin chụp ảnh và không đòi tiền, nhưng bù lại: khách thường mua cho họ 1- 2 món đồ lưu niệm có giá từ vài chục đến vài trăm Bath (1 Bath = 700 VND). Gian nào có bộ tộc càng lạ khách vào xem, mua hàng càng đông.

                                  


 9. Một góc “làng văn hóa” nhưng có vẻ chỉ là nơi bán hàng và “trưng bày” phụ nữ dân tộc miền núi. 

  

10. Bảng ghi danh các dân tộc, bộ tộc có trong “làng văn hóa”.



11. Phụ nữ dân tộc Lisu   



 12. Phụ nữ dân tộc Akha

 

   13. Em gái dân tộc gì từ Myanmar?  



14. Phụ nữ dân tộc gì?

Độc đáo nhưng cũng đáng thương nhất là phụ nữ bộ tộc Kayan (Karenni  hoặc Padaung) còn được gọi miệt thị là “Bộ tộc cổ dài –Long Neck Tribe). Phần lớn người dân bộ tộc này sinh sống ở Myanmar, một bộ phận di tản sang Thái do xung đột và nghèo khổ, sau này nhiều người người được Chính phủ Thái cho nhập cảnh để khai thác du lịch và xóa đói giảm nghèo. Bộ tộc này vẫn duy trì chế độ mẫu hệ và theo quan niệm cổ càng dài thì càng đẹp và danh giá, tránh được thú dữ, lại được phân biệt với các bộ tộc khác nên không thể trốn khỏi làng (nghe nói phụ nữ Kayan không được lấy người khác làng). Mỗi bé gái sinh ra đều được cả làng đến chúc mừng với tặng phẩm là đồng hoặc vàng. Cha mẹ em đúc sẵn  những chiếc vòng đeo cổ bằng đồng, khi bé lên 5 tuổi sẽ là lễ đeo vòng đầu tiên nặng 0,5kg. Số vòng tăng dần theo theo thời gian (không rõ mấy năm mới thêm 1 vòng). Số vòng tăng nghĩa là càng nặng và chiều cao của bộ vòng tăng lên và tương ứng: cổ của họ có thể dài thêm 5 – 20 cm.

  

15. Tác giả và 1 cô gái Kayan.  



16. Người phụ nữ có số vòng nhiều nhất (25 vòng) tại “làng văn hóa” (người Kayan có số vòng vô địch lên đến trên 30 chiếc). Có lẽ vì số vòng càng nhiều nên cổ họ càng dài, máu khó lên đầu nên không chỉ làm khuôn mặt ốm yếu, vận động khó khăn mà họ cũng nói rất nhỏ và kiệm lời. Họ phải sống cả đời với số vòng này dù ăn, ngủ, đi làm, đi chơi, chăm con cũng không được cởi (mà nếu được cởi thì cổ sẽ bị gãy). Rất ít trẻ em gái được đi học.

 

17. Không chỉ đeo vòng cổ tất cả phụ nữ Karen còn đeo vòng chân; mỗi chân vài chục vòng nặng 5-7 kg nên càng khó chạy.   

    

18. Ngày nay, lớp trẻ Kayan cũng muốn giải phóng khỏi truyền thống này nhưng lễ giáo bộ tộc không cho phép, tuy nhiên thanh niên Kayan chỉ còn đeo 5-10 vòng chứ không nhiều như bà và mẹ; Smart phone cũng đã được 1 vài cô gái trẻ sử dụng.

(Còn tiếp)

Lượt xem: 2455

Các tin khác

Cảm thông

(19/01/2025 07:03:PM)

Gala cuối năm

(11/01/2025 10:43:PM)

TẤM LÒNG

(07/01/2025 10:42:AM)

Mừng Lo

(06/01/2025 10:01:AM)

Thành phố xanh

(03/01/2025 10:06:AM)

Cây Trâm mốc

(22/12/2024 11:54:PM)

Môi trường

(20/12/2024 08:45:PM)

Bẩy tư

(11/12/2024 10:11:AM)

Học Sâu

(07/12/2024 01:21:PM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE