quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG

Đau đáu bảo tồn di sản làng cổ

Thứ Sáu, 14/08/2020 | 06:58:00 AM

Để lưu giữ những nét đẹp của làng cổ truyền thống, Viện Bảo tồn di tích vừa ra mắt ấn phẩm “Kiến trúc làng cổ Việt Nam qua tư liệu Viện Bảo tồn di tích – tập 1”, giới thiệu kho tàng di sản làng cổ, trong đó có Thủ đô Hà Nội.



Hình ảnh những ngôi làng ở Hà Nội được giới thiệu trong ấn phẩm Kiến trúc làng cổ Việt Nam qua tư liệu Viện Bảo tồn di tích - tập 1. Ảnh: Lại Tấn.

Lưu dấu thời gian

Ấn phẩm “Kiến trúc làng cổ Việt Nam qua tư liệu Viện Bảo tồn di tích – tập 1” giới thiệu về 6 ngôi làng Việt cổ trải dài từ làng Thổ Hà ven sông Cầu ở tỉnh Bắc Giang, làng Cự Đà ven sông Nhuệ của Thủ đô Hà Nội, làng Nôm ở tỉnh Hưng Yên, làng Hành Thiện nơi ngã ba sông Hồng - sông Ninh Cơ ở tỉnh Nam Định đến làng Phước Tích bên dòng Ô Lâu thơ mộng và làng An Chuyện bên đầm Chuồn ở tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Trong ấn phẩm, thông tin về lịch sử, văn hóa, quỹ di sản kiến trúc hiện còn cùng bản vẽ chi tiết, ảnh chụp chất lượng cao các công trình kiến trúc cổ, tiêu biểu đã được tái hiện rõ nét. Đơn cử như làng Cự Đà nằm bên hữu ngạn sông Nhuệ, thuộc xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội - nơi bảo tồn đầy đủ các thiết chế văn hóa của làng Việt truyền thống với nhiều nhà gỗ theo phong cách truyền thống vùng đồng bằng Bắc Bộ và kiến trúc thuộc địa Pháp. Ngoài ra, trong số những ngôi làng ở Bắc Bộ được giới thiệu còn có làng Nôm, xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên - được bao bọc bởi các con sông, ngòi, hồ, ao khá chằng chịt. Cấu trúc không gian làng từ xưa đến nay được tách bạch bởi sông Nguyệt Đức. Làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định bảo tồn tương đối đầy đủ hình thái của một làng ven sông.

Đánh giá về giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc của làng Việt, GS.KTS Hoàng Đạo Kính cho biết: “Văn hóa, kiến trúc làng là những tích lũy vật chất và nhân văn đồ sộ, bất tận của người Việt. Có những tinh hoa cần nhận ra và kế thừa; có những kiến tạo đặc sắc, trước nguy cơ tan biến rình rập, cần phải được giữ lại cho ngày nay và mai sau. Làng và kiến trúc làng chỉ phát triển lành mạnh khi ta lấy việc cải tạo di sản ấy và cái hiện hữu làm cầu nối liền mạch quá khứ, hiện tại và tương lai”.

Nguy cơ mai một

Trong buổi ra mắt ấn phẩm “Kiến trúc làng cổ Việt Nam qua tư liệu Viện Bảo tồn di tích – tập 1”, nhiều chuyên gia về lịch sử, kiến trúc đặt ra những câu hỏi về công tác bảo tồn làng. KTS Hoàng Đạo Cương - Viện trưởng Viện Bảo tồn di tích chia sẻ: Hiện nay, trong số 3.500 di tích quốc gia, chỉ có 4 ngôi làng cổ là làng Phước Tích ở Thừa Thiên Huế, làng Đông Hòa Hiệp ở Cái Bè (Tiền Giang), làng Đường Lâm ở Hà Nội và làng Lộc Yên ở Quảng Nam. Những ngôi làng cổ trong sách "Kiến trúc làng cổ Việt nam qua tư liệu Viện Bảo tồn di tích" tuy rất có giá trị về nhiều mặt nhưng đang dần bị biến mất, nếu còn cũng bị mai một do đô thị hóa.

Tham quan triển lãm nhân dịp ra mắt sách, KTS Lê Thành Vinh - nguyên Viện trưởng Viện Bảo tồn di tích chia sẻ: Nhìn vào những nghiên cứu, hình ảnh về làng cổ, có thể thấy giá trị cốt lõi của làng xã có lúc bị mờ đi nhưng nếu được bảo tồn và phát huy có thể sẽ lại trở nên rõ nét”. Việc giới thiệu một cách hệ thống, khoa học các làng cổ không chỉ lưu giữ tư liệu mà còn giúp các nhà nghiên cứu, nhà quản lý, hoạch định và thực thi chính sách có giải pháp vừa bảo đảm nhu cầu của đời sống hiện đại, vừa đáp ứng sự phát triển tương lai nhưng vẫn bảo tồn giá trị truyền thống của làng.

Một số chuyên gia nhìn nhận, kiến trúc làng Việt truyền thống không thể bảo tồn theo hình thức “bảo tàng hóa” mà nó là các di sản sống, có giá trị với cuộc sống đương đại và cũng có những sự thay đổi theo yêu cầu của cuộc sống, cần phải có cách tiếp cận bảo tồn mới. Bên cạnh đó, sự yếu kém trong quản lý, sự phối hợp lỏng lẻo, chồng chéo đều dẫn đến nguy cơ không kiểm soát được phát triển tự phát, tùy tiện của các cá thể trong cộng đồng và các giá trị truyền thống dễ dàng bị phá vỡ nhanh chóng.

Thời hiện đại, nhiều làng cổ đang mai một, biến mất. Trong bối cảnh công cuộc bảo tồn di sản, bảo tồn làng cổ rất khó khăn, phức tạp, cần nhanh chóng có các biện pháp giữ gìn những gì quý giá nhất, nếu không di sản làng cổ sẽ biến mất.

TS Đỗ Văn Trụ - Phó Chủ tịch Thường trực, Tổng Thư ký Hội Di sản văn hóa Việt Nam


Minh An


Nguồn: Báo Kinh tế và đô thị

Lượt xem: 2123

Các tin khác

Đưa thiên nhiên đến gần cộng đồng

(23/12/2024 06:20:AM)

Áp dụng LEZ: Lựa chọn từ thực tế, kỳ vọng đột phá cho môi trường Thủ đô

(16/12/2024 06:57:AM)

Gỡ vướng mắc thị trường tài chính xanh

(11/12/2024 09:30:AM)

Tài chính khí hậu là con đường dẫn đến công lý khí hậu

(18/11/2024 08:37:AM)

Tìm tiền carbon cho cây lúa

(13/11/2024 08:51:AM)

COP16: Bất đồng chưa thể vượt qua

(05/11/2024 06:53:AM)

Tăng tốc năng lượng tái tạo

(21/10/2024 08:54:AM)

Kinh nghiệm phát triển công trình xanh trên thế giới và đề xuất đẩy mạnh ở việt nam để đáp ứng mục tiêu phát thải ròng khí co2 = zero vào năm 2050

(18/10/2024 08:29:AM)

Người tiêu dùng Net Zero

(30/09/2024 06:12:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE