Thật ít có hòn đảo nào tuyệt đẹp như Cù Lao Chàm bởi nơi này không chỉ sở hữu khung cảnh thiên nhiên hữu tình, nhiều di tích giá trị, món ăn ngon. Đặc biệt là trên hòn đảo này có đến 4 loại cây đã được công nhận là cây Di sản của Việt Nam. Đây hẳn sẽ là một thông tin thú vị, nhất là những du khách muốn tìm hiểu về đời sống trên đảo hay những bạn trẻ thích khám phá. Cùng tìm hiểu thêm về top 4 loại Cây di sản tại Cù Lao Chàm là loại nào, chúng có gì đặc biệt không nhé!
Giới thiệu về cây di sản tại Cù Lao Chàm
Cây di sản là tên gọi để chỉ những cây gỗ lớn, mọc tự nhiên hoặc có thể được trồng, có tuổi đời lên đến 100 năm đối với cây trồng và 200 năm đối với cây tự mọc. Những cây này có giá trị về lịch sử, xã hội, giáo dục, sinh thái hoặc du lịch,vv.. được xã hội bảo tồn và được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận. Hiện nay, cả nước có đến hơn 2.700 cây cổ thụ.
Tại Cù Lao Chàm, có tổng cộng 4 cây được công nhận là cây Di sản của Việt Nam. Theo đó, tất cả đều có tuổi đời từ 155-250 tuổi, sống rãi rải ở khu vực Bãi Làng, thuộc Hòn Lao, Cù Lao Chàm. Trong đó, có cây có tuổi thọ lên đến hơn 600 năm. Không chỉ mang lại giá trị cảnh quan, những cây di sản tại Cù Lao Chàm còn gắn liền với cuộc sống của người dân trên đảo suốt nhiều thế kỷ qua. Họ quý trọng, nâng niu chúng như những tài sản giá trị.
Những loại cây di sản Cù Lao Chàm, dù số lượng ít nhưng đã tạo cho vùng đảo này một sức hút khó cưỡng. Những loài cây này không chỉ che bóng mát, tỏa cành lá xum sê, che mát cả một vùng mà còn trổ hoa rất đẹp. Tạo nên cảnh quan rực rỡ, thu hút rất đông khách du lịch về đây tham quan và sống ảo.
Top 4 loại cây di sản tại Cù Lao Chàm được công nhận
Cây ngô đồng – cây Di sản Cù Lao Chàm trổ hoa đẹp nhất
- Địa chỉ: Dốc Suối Tình, thuộc thôn Bãi Làng
Là cây di sản tại Cù Lao Chàm khá nổi bật, loài cây này còn có tên khác là cây ngô đồng đỏ, bởi khi nở hoa có màu đỏ cam rất ấn tượng. Số lượng cây ngô đồng còn lại trên đảo là 3 cây, có tuổi đời từ 155 – 250 năm. Được biết đây là loài cây bản địa rất quý hiếm, rất khó gặp ở bất cứ vùng nào khác.
Đặc biệt, cứ tới tháng 7, tháng 8, con đường dẫn lên Suối Tình lại rực lên một màu đỏ của hoa ngô đồng, tạo nên vẻ quyến rũ, thu hút vô cùng. So với các cây di sản khác, cây ngô đồng còn có giá trị sử dụng cao. Vỏ được dùng để đan võng rất chắc, hạt có rất nhiều giá trị dinh dưỡng, dùng làm bánh ăn rất ngon.
Cây Nánh – cây cổ thụ gắn bó với cuộc sống người dân
- Địa chỉ: Sân miến Tổ nghề Yến, Bãi Hương
Cây nánh được nghiên cứu có niên đại chừng 200 năm tuổi. Cùng với cây Kén, cây Nánh tỏa cành lá xum sê, phủ mát cả sân miếu. Cây Nánh nằm ở bên trái, hay còn gọi là cây Mát đen, Thàn mát rủ, Thàn mát nước, thuộc họ Đậu Cánh Bướm. Cây cao chừng 16m, chu vi khoảng 1.6m, tương đương với đường kính là 0.62m. Về đặc điểm, Nánh có lá mọc kép giống lông chim, gân lá có lông ở hai mặt. Hoa ở vị trí nách lá, màu tím nhạt.
Cứ đến mua hoa, những chùm hoa Nánh màu tim tím lại trổ bông dày trên những cành lá, càng khiến cho loài cây Di sản tại Cù Lao Chàm này trở nên sum xê, quyến rũ hơn. Du khách đến viếng miếu, có thể ngồi nghỉ ngơi, trò chuyện rôm rả dưới tán cây Nánh. Đợi khi có cơn gió qua, những bông hoa màu tím nhỏ xíu, bay lất phất trong gió thấy khung cảnh lãng mạn vô cùng.
Cây Kén – tạo cảnh quan đẹp mắt cho Miếu nghề Yến
- Địa chỉ: Sân miến Tổ nghề Yến, Bãi Hương
Cây Kén nằm bên phải của sân miếu, có tuổi đời chừng 200 năm, có cành lá phủ rộng không kém gì cây Nánh. Loài cây này còn có tên là Kên, Nuốt Cò Ke, thuộc họ Mùng Quân. Cây có chiều cao chừng 18m, chu vi trung bình là 2.1m, tương đương với đường kính là 0.92m. Cây có cành khá thấp, khoảng 2.2m. Cành lá nhắn, không lông, lá đơn. Hoa nhỏ, có màu xanh vàng.
Cứ vào ngày 10 tháng 3 Âm lịch hằng năm người địa phương trên đảo lại tổ chức lễ hội giỗ tổ nghề Yến. Đây là lễ hội truyền thống đã có từ khá lâu, với mục đích là để tri ân các bậc tiền bối đã có công với nghề nuôi yến trên đảo. Qua đó, cũng cầu mong cho mưa thuận gió hòa, biển yên sóng lặng và sự bình an cho người dân trên đảo.
Cây Đa Núi – cây Di sản tại Cù Lao Chàm có tuổi đời 600 năm
- Địa chỉ: Sườn Đông, Hòn Lao, Cù Lao Chàm
So với các cây di sản Cù Lao Chàm khác, cây đa núi là loại cây có giá trị nhất, tuổi đời của nó cũng cao nhất khoảng 610 năm. Tên khoa học là Ficus altissima BL, thuộc họ dâu tằm. Cây có thân chính, cùng với đó là 6 thân phụ, tạo thành một khung chống đỡ vững chắc cũng như cảnh quan sinh động, đẹp mắt.