Đánh giá sức ép của khai thác, sử dụng tài nguyên Đa dạng sinh học tại các Khu Bảo tồn thiên nhiên trên đất liền bằng chỉ số BEI (Biodiversity Exploitation Index)
Kết quả nghiên cứu trường hợp 10 Khu BTTN bằng chỉ số BEI cho thấy 60% thuộc diện chịu sức ép của hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên đa dạng sinh học rất cao, 40% thuộc diện cao, không có khu BTTN nào thuộc diện chịu sức ép trung bình hay thấp. Nghiên cứu do Cục Bảo tồn Đa dạng sinh học đặt hàng năm 2011.
Nguyễn Đình Hòe - VACNE
1.Những dạng khai thác tài nguyên đa dạng sinh học hiện nay tại các khu BTTN trên cạn
Hoạt động khai thác tài nguyên đa dạng sinh học thuộc các khu BTTN có thể là khai thác được cấp phép (do quy hoạch) hoặc khai thác phạm luật (do các loại “tặc” như lâm tặc, đất tặc, quặng tặc,…)
(i). Khai thác tài nguyên sinh học gồm: động vật như thú, chim, côn trùng và các động vật khác, gỗ và phi gỗ (như cây thuốc, cây không thuộc loại thân gỗ), phục vụ cho các mục tiêu khác nhau như thực phẩm, dược liệu, vật liệu xây dựng, cây cảnh,…Đa phần kiểu khai thác này là phạm các quy định pháp luật về Rừng đặc dụng.
(ii) Khai thác tài nguyên sinh thái và cảnh quan : du lịch sinh thái và du lịch xanh. Du lịch sinh thái là loại hình du lịch “Thực hiện trong vùng sinh thái tự nhiên còn hoang sơ, nguồn thu chủ yếu đóng góp cho bảo tồn và sinh kế của cộng đồng địa phương” (Hội Du lịch sinh thái Hoa Kỳ). Đây là loại hình du lịch “không lấy đi cái gì trừ tấm ảnh, không để lại cái gì trừ vết chân”.
Du lịch xanh là loại hình du lịch nghỉ dưỡng hay tham quan tại các khu BTTN không tuân thủ chặt chẽ các tiêu chí về du lịch sinh thái (có đường cơ giới vận chuyển khách, có các hình thức lửa trại, các khu nghỉ dưỡng,…). Du lịch xanh có thể là biến tướng khác nhau của du lịch sinh thái, nhưng vì đem lại “tiền tươi” hơn du lịch sinh thái nên trên thực tế vẫn xảy ra tại các khu BTTN.
(iii). Chuyển đổi mục đích sử dụng đất vùng lõi khu BTTN sang khu dân cư, khu hành chính, khu nông trại hay nương rẫy, chuyển diện tích vùng bảo tồn nghiêm ngặt sang vùng phục hồi sinh thái, thành vùng ngập nước do hồ thủy lợi thủy điện, xây dựng các resort trong vùng lõi, xây dựng đường giao thông cơ giới dân sinh,…
2. Kết quả nghiên cứu
Bộ tiêu chí BEI (Boidiversity Exploitation Index – Chỉ số khai thác Đa dạng sinh học) được xây dựng để đo lường sức ép của việc khai thác và sử dụng tài nguyên Đa dạng sinh học đến khu Bảo tồn thiên nhiên trên đất liền. Bộ tiêu chí được xây dựng trên cơ sở phương pháp ma trận kiểm kê môi trường (Environmental Inventory). Từ ma trận này, chỉ số đo lường độ sức ép do khai thác BEI được xây dựng kèm theo độ chính xác r cho từng kiểu hệ sinh thái. Đây là phương pháp lượng hóa phép đo, dễ thực hiện với chi phí rẻ và nhanh. BEI biến thiên từ 0,0 (không chịu sức ép nào) đến 1,0 (chịu sức ép cao nhất)
Bảng Tổng hợp chỉ số BEI
của các khu BTTN được nghiên cứu
TT
|
Tên
Khu BTTN/VQG
|
Vị trí (nơi đặt TT hành chính)
|
BEI
|
Độ chính xác r
|
Xếp hạng
|
1
|
VQG Cát Tiên
|
Đồng Nai
|
1,00
|
1,00
|
Rất cao
|
2.
|
VQG Ba Bể
|
Bắc Cạn
|
0,66
|
0,83
|
Rất cao
|
3.
|
VQG Ba Vì
|
Hà Nội
|
0,83
|
0,83
|
Rất cao
|
4.
|
VQG Cúc Phương
|
Ninh Bình
|
0,50
|
1,00
|
Cao
|
5.
|
VQG Tam Đảo
|
Bắc Cạn
|
0,50
|
1,00
|
Cao
|
6.
|
VQG Cát Bà
|
Hải Phòng
|
0,50
|
0,66
|
Cao
|
7.
|
VQG Núi Chúa
|
Ninh Thuận
|
0,83
|
1,00
|
Rất cao
|
8.
|
Khu BTTN Bình Châu – Phước Bửu
|
Bà Rịa – vũng Tàu
|
0,83
|
0,83
|
Rất cao
|
9.
|
Khu BTTN Hòn Bà
|
Khánh hòa
|
0,66
|
0,83
|
Rất cao
|
10.
|
Khu dự trũ sinh quyển quyển Cù Lao chàm
|
Quảng Nam
|
0,33
|
1,00
|
cao
|
Kết quả nghiên cứu trường hợp 10 Khu BTTN cho thầy 60% thuộc diện chịu tác động của khai thác rất cao, 40% thuộc diện cao, không có khu BTTN nào thuộc diện trung bình hay thấp.