quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG

Cụ Rùa Hồ Gươm có hay chưa có tên trong Sách Đỏ Việt Nam

Thứ Tư, 16/02/2011 | 08:18:00 PM

Tại hội thảo bảo vệ cụ Rùa Hồ Gươm vừa qua, nhiều nhà khoa học đề xuất ý kiến cho rằng cần phải đưa tên cụ vào Sách Đỏ Việt Nam. Giới khoa học và cộng đồng băn khoăn rằng tại sao tầm cỡ như cụ mà đến nay vẫn nằm ngoài Sách Đỏ nước ta. Thực tế không phải như vậy.

 
 
Nguyễn Đình Hòe VACNE
 
 
Năm 2006, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới công bố Sách Đỏ toàn cầu thì năm 2007 nước ta công bố sách Đỏ Việt Nam (tài liệu này được biên soạn năm 1998). Tại trang 222 của Sách Đỏ Việt Nam có tên cụ Rùa Hồ Gươm với danh pháp Rafetus swinhoei, mức độ đe dọa bậc V. Danh pháp này được các nhà nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam công nhận, trừ PGS Hà Đình Đức. Nhà “ Rùa học “ Hà Đình Đức cho rằng cụ rùa Hồ Gươm thuộc một loài mới và đặt tên là Rùa Lê Lợi (Rafetus leloii). Tên Rùa Lê Lợi chưa được ai công nhận trừ PGS Đức.
 

 
Do đó nếu công nhận tên cụ Rùa Hồ Gươm là Rafetus swinhoei thì cụ đã có tên trong sách đỏ Việt Nam 15 năm nay rồi, còn với tên mới là Rafetus leloii thì cụ không xuất hiện trong Sách Đỏ nên cụ cũng chẳng được chính sách bảo tồn của nước ta quan tâm.Tên thì 2, nhưng cụ thì 1. Vậy thì cụ là ai? Tên cụ là gì? Giới khoa học còn tranh cãi nữa thì có khi sau khi quy tiên cụ cũng chẳng có tên, nói chi đến chính sách dành cho cụ. Trong khi còn chưa ngã ngũ tên cụ thì cứ nên kính cụ hưởng chính sách bảo tồn dưới tên Rafetus swinhoei. Bởi lẽ dù tên là gì thì cụ vẫn xứng đáng được bảo vệ ở cấp cao nhất.
 
Dưới đây là những thông tin trong các tài liệu chính thức:
Với tên Rafetus swinhoei, cụ Rùa Hồ Gươm thuộc nhóm Rùa mai mềm Thượng Hải hay rùa mai mềm khổng lồ sông Dương Tử (tiếng Trung: : ban miết). Nhóm này có thể là rùa nước ngọt lớn nhất trên thế giới, được liệt kê ở cấp cực kỳ nguy cấp trong sách đỏ IUCN năm 2006, và là một trong những loài rùa hiếm nhất trên thế giới.Trong số 5 cá thể còn sống của loài R. swinhoei đã biết thì một cá thể sống ở Hồ Gươm được đề nghị coi như một loài riêng có danh pháp Rafetus leloii (1,2) .Cần có tư liệu gen để xác định cụ là loài nào.
Danh pháp khoa học: Rafetus swinhoei (Gray, 1873). Thuộc Bộ: Rùa Testudinata, Họ: Ba ba Trionychidae (như vậy cụ chính là Baba, chính xác hơn là Giải thuộc họ Baba, chỉ là họ xa của Rùa thôi)
Đồng danh
Oscaria swinhoei Gray, 1873
Yuen maculatus, Heude, 1880
Pelochelys maculatus, Zhao
Trionyx swinhonis, Boulenger, 1889
Nơi sống và sinh thái:
Thường sống ở những sông hồ sâu, nước chảy yếu. Những hôm trời oi bức về mùa hè, con giải thường ngóc cổ lên khỏi mặt nước để thở. Về mùa đông con giải ở Hồ Gươm (Hà Nội) đôi khi mò lên mô đất Tháp Rùa để phơi nắng. Tuy con giải cỡ lớn nhưng không dữ như ba ba mà chậm chạp, không cắn người như trong những truyền thuyết.
Phân bố:
Việt Nam: Phú Thọ (Hạ Hoà), Hà Nội (Hồ Gươm), Hà Tây (Bằng Tạ), Hoà Bình (Lương Sơn), Thanh Hoá (Sông Mã).Thế giới: Nam Trung Quốc.
Tình trạng:
Hiện còn số lượng rất ít do bị săn bắn nhiều làm thực phẩm. Mức độ đe dọa: bậc V.
Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam, 2007, trang 222(3).
Chú thích:.
(1)                        Rùa mai mệm Thượng Hải http://vi.wikipedia.org/wiki/R%C3%B9a_mai_m%E1%BB%81m_Th%C6%B0%E1%BB%A3ng_H%E1%BA%A3i
(2)                        Rùa Hồ Gươm.http://vi.wikipedia.org/wiki/R%C3%B9a_H%E1%BB%93_G%C6%B0%C6%A1m
(3)                        Tra cứu động vật rừng Việt nam. http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=1&ID=5090, và http://www.vncreatures.net/tracuu.php
 
 

Lượt xem: 3480

Các tin khác

Đưa thiên nhiên đến gần cộng đồng

(23/12/2024 06:20:AM)

Áp dụng LEZ: Lựa chọn từ thực tế, kỳ vọng đột phá cho môi trường Thủ đô

(16/12/2024 06:57:AM)

Gỡ vướng mắc thị trường tài chính xanh

(11/12/2024 09:30:AM)

Tài chính khí hậu là con đường dẫn đến công lý khí hậu

(18/11/2024 08:37:AM)

Tìm tiền carbon cho cây lúa

(13/11/2024 08:51:AM)

COP16: Bất đồng chưa thể vượt qua

(05/11/2024 06:53:AM)

Tăng tốc năng lượng tái tạo

(21/10/2024 08:54:AM)

Kinh nghiệm phát triển công trình xanh trên thế giới và đề xuất đẩy mạnh ở việt nam để đáp ứng mục tiêu phát thải ròng khí co2 = zero vào năm 2050

(18/10/2024 08:29:AM)

Người tiêu dùng Net Zero

(30/09/2024 06:12:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE